Loài cá có răng như người chuyên ăn tinh hoàn của đàn ông xuất hiện ở Anh
Loài cá Pacu, hay còn gọi là “cá cắn bi”, là loài cá kì lạ có bộ răng rất giống của người mà có thể dễ dàng cắn đứt chỗ nhạy cảm của nam giới.
Đàn ông tại Anh giờ đây có thể sẽ phải cân nhắc lại trước khi đi bơi ngoài trời vào mùa hè. Một loài cá có quan hệ gần gũi với cá piranha, thường thích tấn công bộ hạ của nam giới hiện đang di cư đến Anh.
Loài cá Pacu, hay được gọi là “cá cắn bi”, thường được tìm thấy tại Nam Mỹ, tuy nhiên gần đây người ta có phát hiện thấy chúng quanh một số khu vực ở Mỹ, Đan Mạch và thậm chí sông Seine của Paris. Giờ đây, có nhiều mối lo ngại cho rằng những kẻ chơi khăm hoặc người nuôi cá cảnh sẽ thả loại cá này vào các con đập, hồ ao, sông và đầm phá ở Anh.
Loài cá này có hàm răng giống hệt răng người.
Không giống piranha, loài cá nổi tiếng là có thể cắn xé của các con mồi bằng hàm răng sắc nhọn của chúng, Pacu thì lại thường cắn vỡ các loại hạt mầm và hạt quả mà rơi từ trên các ngọn cây cao xuống mặt nước với bộ răng cực khỏe.
Tuy nhiên, chúng còn khét tiếng vì một lí do khác, chuyên cắn tinh hoàn của đàn ông. Vì thế chúng còn được mệnh danh là “quái vật săn tinh hoàn”. Loài cá này thường được bán để làm cảnh. Chúng có thể dài tới 90 cm và nặng 25 kg. Bất cứ ai muốn nuôi một con Pacu tại Anh chỉ cần tìm trên các trang web chuyên bán cá cảnh là sẽ tìm thấy các lời rao bán của những người sở hữu loài cá này.
Jack Heathcote, đến từ Carlton, Nottinghamshire, đã viết một mẩu rao vặt như sau: “Xin chào, vì tôi phải phá bỏ bể cá 4800 gallon (tương đương 18,000 lít) của mình nên tôi muốn bán 2 con cá pacu tuyệt đẹp của mình. Chúng là những con Pacu to nhất mà tôi biết. Độ dài tầm 66 đến 76 cm, nặng khoảng 18 đến 30 kg”.
Chúng có thể dài tới 90cm và nặng 25kg.
Mặc dù cả Jack và những người mua đều không có ý định phóng thích chúng, nhưng biết đâu trong tương lai những người chủ có thể chán chơi loại cá này và sẽ thả chúng ra các sông hồ gần đó. Tình huống này có thể trở thành cơn ác mộng tương tự như trường hợp vài năm trước, mốt chơi rùa kim cương đã trở nên lỗi thời sau một đợt trở thành cơn sốt. Chúng dần dần sinh sôi tại các con kênh và hồ nước nơi chủ cũ thả tự do, và ngày càng phát triển lớn rồi tấn công các loài động vật và thậm chí cả con người.
Video đang HOT
3 năm trước, cá Pacu đã xuất hiện tại Đan Mạch, khiến các chuyên gia cảnh báo nam giới nước này phải mặc đồ bơi bó để an toàn hơn khi xuống nước.
Peter Mask Moller, chuyên gia về loài cá tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch đã nói: “Đàn ông khi đi bơi cần đảm bảo luôn mặc quần bơi để phòng trường hợp gặp phải cá Pacu tại các vùng nước lạnh của Biển Baltic”.
Một ngư dân tên Einar Lindgreen đã từng bắt một con cá Pacu tại Eo biển Oresund, nơi ngăn cách Đan Mạch và Thụy Điển. Anh phát hiện ra nó nhờ vào cái bụng đỏ và bộ răng nhọn hoắt của nó giữa những con chình và cá rô trong lưới của mình.
Chúng thường được nuôi làm cảnh.
Trong một thông cáo làm gia tăng quan ngại về việc cá Pacu có thể đã di cư đến Anh, ông Lar Skou Olsen, người phụ trách khu thủy sinh Đại Dương Xanh tại Copenhagen, nói: “Không ai có thể nghĩ rằng cá Pacu có thể sống trong tự nhiên ở Đan Mạch vì thứ nhất, nhiệt độ nước quá lạnh cho chúng. Hơn nữa, đây là loài cá nước ngọt nên không thể sống ngoài đại dương. Nó sống ở sông Amazon, vốn là sông nước ngọt. Việc loài cá này có thể sinh trưởng ngoài biển khơi vẫn còn là điều bí ẩn”.
“Giả thuyết của tôi là trong khi đi nghỉ mát, ai đó nuôi cá này ở nhà đã mang nó đến đây để phóng sinh. Chúng có thể là con vật nuôi tuyệt vời. Vấn đề duy nhất là nó có thể trở nên quá lớn so với bể cá đặt trong nhà. Rất nhiều người lầm tưởng nó là piranha. Mặc dù vậy, cá piranha không thể to bằng Pacu được”, ông Olsen nói. “Trong tự nhiên, chúng ăn các loại hạt mà rơi từ trên cao xuống nước. Bộ hàm của chúng rất khỏe để phá vỡ lớp vỏ hạt. ”
Phải mất 5 – 6 năm chúng mới nặng khoảng 20 kg và dài tầm 1m. Pacu cũng rất khỏe, chúng có thể lôi bạn đi dễ dàng. Khi con nhỏ, Pacu trốn giữa đàn cá piranha với những hàm răng sắc nhọn để được bảo vệ khỏi kẻ thù. Đó là lí do vì sao chúng có màu giống piranha. Khi đủ lớn, chúng sẽ rời bỏ đàn piranha để tự sinh sống.
Chuyên gia về loài cá Henrik Carl nói: “Loài Pacu thì không quá nguy hiểm cho con người nhưng riêng vết cắn của chúng thì là một vấn đề lớn. Người ta đã ghi nhận vài trường hợp ở nhiều nước khác nhau, ví dụ như Papua New Guinea, mà trong đó đàn ông bị cá Pacu cắn đứt tinh hoàn.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Sởn gai ốc trước loài sâu biến tất cả mọi thứ thành... "xác ướp Ai Cập"
Loài sâu Hyphantria cunea có khả năng kết tơ thành mạng như loài nhện có thể khiến nhiều người ghê sợ.
Sâu bình thường đã không phải là một loài động vật dễ thương gì cho cam. Thế còn loài sâu được tích hợp thêm khả năng của... loài nhện thì thế nào? Hãy cùng tìm hiểu Hyphantria cunea - loài sâu có khả năng biến mọi thứ trên lãnh địa của chúng thành... "xác ướp Ai Cập".
"Người nhện" của thế giới sâu
Thực chất Hyphantria cunea là tên của một loại bướm đêm thuộc gia đình Arctiidae. Còn loài sâu chúng ta đang nói đến ở đây là ấu trùng của loài bướm này.
Bướm hổ thuộc gia đình Arctiidae.
Bướm trưởng thành thường xuất hiện vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, rồi đẻ khoảng 200 - 500 quả trứng mới phía dưới lá của nhiều loại cây thân gỗ lớn. Tùy thuộc vào khí hậu, bướm mẹ có thể đẻ từ 1 - 4 thế hệ ấu trùng khác nhau.
Thế hệ sâu bướm đầu tiên được đẻ ra thường nhỏ và không đáng chú ý. Tuy nhiên từ thế hệ thứ hai trở đi chúng ngày càng phát triển lớn hơn và nguy hiểm hơn. Chúng thường có màu vàng hoặc xanh lục, bao phủ bởi một lớp lông xám và có các sọc màu với đầu màu đen hay đỏ. Ấu trùng trưởng thành có thể đạt đến 2,5cm với khả năng nhả tơ tạo mạng như... nhện.
Loài sâu này không chỉ "tàn phá" hết lá của các cây trong vùng mà còn "giăng lưới", tạo ra các "tổ" mạng đặc trưng vào cuối mùa hè và mùa thu. Có thể nói chúng giống như... "người nhện" của thế giới sâu vậy.
Sự xâm chiếm đáng sợ của loài sâu "xác ướp"
Khi hàng trăm những quả trứng này nở thành ấu trùng sâu, chúng sẽ cùng nhau xây dựng nên một "lãnh địa" của riêng mình bằng cách giăng lưới tạo mạng. Những chiếc mạng này có tác dụng như một tấm màn bảo vệ lũ sâu trước kẻ thù bên ngoài, và lũ sâu bướm sẽ không rời khỏi mạng của mình trong suốt quá trình trưởng thành.
Nhưng chỉ có vậy thì không có gì đáng nói. Vấn đề là ở chỗ sâu bướm Hyphantria có thể mở rộng "lãnh địa" của chúng một cách rất đáng sợ. Thường thì Hyphantria cunea không phải là một loài sâu hại vì chúng chỉ ăn lá của những cây thân gỗ vào mùa thu - mùa rụng lá.
Tuy nhiên, chúng có thể xâm chiếm mạnh mẽ đến nỗi "nạn nhân" của chúng kiệt quệ, không còn khả năng phục hồi. Và chưa hết, nếu cần chúng sẽ biến tất cả những thứ xung quanh thành "xác ướp" để mở rộng địa bàn.
Một chiếc xe đạp đã bị tơ giăng phủ
Ban đầu loài sâu bướm này chỉ xuất hiện ở châu Mỹ, nhưng do việc vận chuyển hàng hóa của con người, chúng đã xuất hiện và xâm chiếm cả châu Âu và châu Á.
Thậm chí tại châu Á do không có thiên địch nên số lượng của chúng còn tăng nhanh khủng khiếp, trở thành sâu bệnh có hại tại nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam.
Theo Theo Kênh 14/Trí Thức Trẻ / Trí Thức Trẻ
Bạn sẽ bất ngờ khi biết những con vật này được làm từ gì Nếu không nhìn kĩ, ai cũng ngỡ những con vật này sẽ rung mình chuyển động trong chốc lát. John Kennedy Brown, một thợ điêu khắc đến từ Wales (Anh), đã "phù phép" những phế liệu kim loại để tạo nên những mô hình sống động đến khó tin của các loài động vật. Từ con chim, côn trùng, đến các loài bò...