Loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng ở thời hiện đại
Cá tay trơn bị xóa sổ ở vùng biển phía đông nam Australia do mất môi trường sống, ô nhiễm và tập tục đánh bắt cá.
Mẫu vật cá tay trơn ở bảo tàng. Ảnh: Flickr.
Cá tay trơn có tên khoa học Sympterichthys unipennis, sống ở đáy biển. Đây là một trong 14 loài cá tay trơn có vây ngực biến đổi đặc biệt để “đi” trên cát. Loài cá này được phát hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 19 trong một cuộc thám hiểm khoa học, nhưng chỉ có một mẫu vật nguyên vẹn thu thập từ chuyến lặn đó.
Video đang HOT
13 loài cá tay khác đang sinh sống ở vùng biển Australia có kích thước, hình dáng và màu sắc đa dạng. Tất cả chúng đều có vây dọc lưng, đầu nhọn và con mắt nhỏ ở hai bên. Nhưng điều khiến cá tay đặc biệt là chúng không có bong bóng giúp kiểm soát lực nổi. Thay vào đó, vây trước của chúng có hình dạng dẹt có thể hoạt động như bàn chân, giúp chúng di chuyển trên đáy biển. Cá tay cũng có bộ phận giống ăngten trôi nổi ở đỉnh đầu để lùa mồi bởi chúng không thể bơi.
Theo các nhà nghiên cứu ở tổ chức bảo tồn phi chính phủ Fauna and Flora International, đây là lần đầu tiên một loài cá biển biến mất trên Trái Đất ở thời hiện đại. Họ cho rằng hoạt động đánh bắt cá góp phần lớn dẫn tới sự tuyệt chủng của cá tay trơn. Chúng có thể chịu tác động trực tiếp như tử vong do bị đánh bắt nhầm hoặc chịu ảnh hưởng gián tiếp do môi trường sống bị phá hủy.
“Chúng tôi không biết nhiều về cá vây tay đủ để hiểu rõ vai trò sinh thái của chúng, hậu quả khi chúng tuyệt chủng. Cá vây tay trơn tuyệt chủng trước khi chúng tôi có cơ hội nghiên cứu chúng”, Jemina Stuart-Smith, nghiên cứu sinh ở Viện nghiên cứu Hải dương và Nam Cực, cho biết. Chỉ có 4 trong số 13 loài cá tay được bắt gặp trong 20 năm qua, khiến các chuyên gia tin rằng nhiều loài khác có thể sắp tuyệt chủng.
Động vật có vỏ ở Bắc Băng Dương có thể sẽ tuyệt chủng trong 80 năm tới
Theo các chuyên gia, Bắc Băng Dương sẽ hấp thụ nhiều carbon dioxide hơn dự kiến trong vòng 80 năm tới, khiến nồng độ axít trong nước gia tăng.
Bắc Băng Dương. (Nguồn: DailyMail)
Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng động vật có vỏ có thể sẽ tuyệt chủng khi Bắc Băng Dương bị axít hóa, do biến đổi khí hậu.
Theo các chuyên gia, Bắc Băng Dương sẽ hấp thụ nhiều carbon dioxide hơn dự kiến trong vòng 80 năm tới, khiến nồng độ axít trong nước gia tăng.
Hiện tượng này sẽ xóa sổ các loài động vật có vỏ, nhím biển hay bướm biển, bởi axít sẽ bào mòn lớp vỏ của chúng.
Bắc Băng Dương sẽ hấp thụ nhiều CO2 khi nhiệt độ không khí giảm, khiến phần nước bề mặt của đại dương trở nên mặn hơn. Nước bề mặt cũng thay đổi tính chất, trở nên "đặc" hơn, chìm xuống dưới, qua đó gia tăng sự vận chuyển CO2 đến phần đáy đại dương.
Nhà nghiên cứu hàng đầu Dr Jens Terhaar của đại học Bern (Thụy Sĩ) cho biết kết quả nghiên cứu này, được công bố trên tạp chí Nature, cho thấy nồng độ CO2 trong Bắc Dương vào thế kỷ 21 sẽ tăng thêm 20% so với dự kiến trước đó.
Hiện tượng axít hóa đặc biệt sẽ tấn công các vùng nước trong độ sâu từ 200-1.000m - nơi sinh sống quan trọng của nhiều loài sinh vật biển.
Các nhà khoa học đã so sánh chỉ số của phần nước bề mặt và mô phỏng chỉ số vùng nước sâu trong điều kiện khí hậu hiện nay. Họ nhận thấy một sự khác biệt lớn về lượng CO2 trong 80 năm tới.
Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sỹ Lester Kwiatkowski cho biết: "Kết quả nghiên cứu này cho thấy các sinh vật ở Bắc Cực sẽ khó thích nghi với hiện tượng axít hóa đại dương. Sự biến mất của các sinh vật này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi thức ăn ở Bắc Cực, bao gồm cả cá và các loài động vật có vú dưới đáy biển"./.
1001 thắc mắc: Loài động vật kì lạ nào có chân nhưng lại dùng mũi để di chuyển? Bạn có bao giờ tự hỏi thế giới sẽ trông như thế nào nếu những con vật di chuyển trên mặt đất mà không cần dùng chân, chắc hẳn sẽ rất kì cục nhưng chúng hoàn toàn có thật, loài Nosewalkers, dù có chân nhưng chúng lại dùng mũi để di chuyển. Nosewalker - Loài động vật kì lạ nhất Trái đất, dù...