Loại bỏ tư duy ‘ta thắng địch thua’ trong nghiên cứu lịch sử
Bộ sách “ Lịch sử Việt Nam” không chỉ là bộ sử đồ sộ mà còn là công trình thay đổi những quan niệm cũ trong nghiên cứu từ trước tới nay.
Bộ sách Lịch sử Việt Nam được Giải vàng Sách hay 2015 có nhiều nội dung cập nhật về lịch sử Việt Nam. Một trong những điểm đang gây chú ý của bộ sách là không đề cập vấn đề “ngụy quân”, “ngụy quyền”.
PGS. TS. Đinh Quang Hải – Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam – có những đánh giá về bộ sách, cũng như những nội dung đang thu hút sự quan tâm của công chúng.
PGS. TS. Đinh Quang Hải. Ảnh: PT
- Ông đánh giá như thế nào về bộ “Lịch sử Việt Nam” 15 tập mới tái bản?
- Đây là bộ sách được nghiên cứu biên soạn theo chương trình cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Đây là bộ sử hoành tráng nhất từ xưa đến nay: Về dung lượng, bộ sách dày 10.080 trang. Nội dung bên trong sách được chỉnh sửa sắp xếp theo hệ thống theo tiến trình lịch sử Việt Nam, từ khởi thủy đến năm 2000.
Trong nội dung bộ sách có nhiều sự thay đổi so với trước đây, khỏa lấp những khoảng trống trước đây.
- Cụ thể bộ sách có những thay đổi như thế nào so với các nghiên cứu trước đây?
- Trước đây nghiên cứu nặng về chiến tranh, cách mạng… nhiều khi một chiều, kiểu “ta thắng địch thua”. Nhưng bộ sách này đảm bảo tính khách quan, chân thực lịch sử hơn, đề cập toàn diện: chính trị, văn hóa, ngoại giao, an ninh, quốc phòng…
Sách toàn diện, hoàn thiện trên cơ sở kế thừa thành tựu những công trình nghiên cứu trước đây. Đây là bộ sử được đánh giá là đồ sộ nhất kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay.
- Vậy còn những nội dung mới so với các sách sử trước đây là gì?
- Những điểm mới đưa vào sách dựa trên nghiên cứu các nguồn tư liệu mới khai thác, mới công bố, hoặc những kết quả nghiên cứu mới. Ví dụ, việc đánh giá về một số nền văn hóa, nhà nước cổ trung đại như: Đông Sơn, Óc eo, Vương quốc Phù Nam… giờ đây có cơ sở để khẳng định nhiều điểm về chủ quyền quốc gia lãnh thổ, thống nhất lãnh thổ.
Video đang HOT
Hoặc việc đánh giá về nhà Mạc, nhà Nguyễn đảm bảo tính khách quan hơn, phân định công tội rõ ràng, chứ không phủ địch sạch trơn.
Hay như cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, biên giới tây Nam, trong bộ này cũng nói thẳng thắn hơn chứ không né tránh nữa, mà phản ánh sự thật lịch sử.
Tôi cho rằng sự thay đổi đó một phần do chủ trương nhà nước, một phần cũng do các nhà khoa học đặt vấn đề cần khách quan, khoa học, sự thật lịch sử không thể chối bỏ, né tránh được.
- Theo ông, vì sao bộ sách không dùng những từ như “ngụy quân”, “ngụy quyền”?
- Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang đổi mới, hòa nhập quốc tế, và luôn coi trọng hòa hợp hòa giải dân tộc, chúng ta luôn khẳng định Việt Nam là quốc gia thống nhất. Bởi vậy, những người biên soạn không đặt ra vấn đề địch – ta, hay đưa ra vấn đề ngụy quân, ngụy quyền.
Thay vào đó, ta dùng các từ khác. Ví dụ, thay vào việc dùng từ “ngụy quyền” thì sử dụng “chính quyền Việt Nam Cộng hòa” hay “chính quyền Sài Gòn”, “ngụy quân” thì nói là “quân đội Việt Nam Cộng hòa”.
Trong lúc ta đang đề cao tính đoàn kết dân tộc, hòa hợp hòa giải dân tộc, thì không nên khơi sâu vào những việc như vậy.
- Đó là một sự công nhận chính quyền Việt Nam cộng hòa?
- Không phải bộ sử này mà trong xã hội đã nói chính quyền Việt Nam cộng hòa như một sự tiếp nối nhà nước của chính quyền Bảo Đại trước đây. Ta coi nó như một thực thể tồn tại. Dù chính quyền đó do thực dân dựng lên, có bầu cử (chỉ bầu cử giả hiệu), thì nó vẫn tồn tại.
Nhưng nói vậy không có nghĩa ta đề cao chính quyền đó, thực thể đó.
Tập 12 của bộ Lịch sử Việt Nam, bên trái là sách tái bản, bên phải là sách xuất bản lần đầu năm 2013.
- Ông đánh giá thế nào về việc bộ sách đưa cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc vào?
- Chủ trương khoa học là đưa sự thật lịch sử vào. Trước đây có thể do quan hệ ngoại giao nên ta chưa đề cập đầy đủ vấn đề này. Nhưng bộ sử này đưa vào đầy đủ các con số, cụ thể hơn, đúng đắn hơn. Đối với các nhà khoa học phải đảm bảo sự thật, không chối bỏ, hay né tránh sự thật lịch sử.
- Việc đưa những nội dung mới này vào bộ sách theo ông có ý nghĩa gì?
- Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt các sự kiện, nhân vật lịch sử trở lại đúng sự thật thì có tác dụng giáo dục, khơi dậy truyền thống yêu nước, truyền thống dân tộc với nhân dân. Đặc biệt là với chuyện học sử ngày nay, người ta luôn đặt ra vấn đề tiếp cận lịch sử sao cho đúng, khoa học, chứ không chỉ một chiều theo hình thức tuyên truyền.
Tất nhiên, việc đưa những nội dung, vấn đề lịch sử phải dựa trên những nghiên cứu khoa học, có thẩm định rõ ràng.
Theo Zing News
HDV ở Nha Trang: Người Trung Quốc ngang ngược nói "Việt Nam tách ra từ Trung Quốc"
Tình trạng người Trung Quốc làm hướng dẫn viên (HDV) du lịch "chui" ở TP Nha Trang xuất hiện nhan nhản ở khắp các điểm đến, rồi xuyên tạc lịch sử, chủ quyền Việt Nam đáng mức báo động mà các cơ quan có trách nhiệm cần vào cuộc ngay để "trị" tình trạng này.
Người Trung Quốc ở bến tàu du lịch Cầu Đá (TP Nha Trang) mà một số "cò" bảo chờ "hướng dẫn viên" lên canô rồi xuất bến
Không phải đến bây giờ tình trạng HDV người Trung Quốc hoạt động "chui" mới công khai trên báo chí rầm rộ, mà từ giữa tháng 4 năm nay, PV Dân trí đã phát hiện có hiện tượng này và thực hiện điều tra thì "bắt quả tang" HDV người Trung Quốc thuyết minh trái phép ở tháp bà Ponagar Nha Trang, một điểm đến liên quan đến văn hóa - lịch sử. Ngay sau đó, chúng tôi đã phản ánh, đồng thời cảnh báo tới những người có trách nhiệm ở Sở VH-TT&DL tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Bảo tồn Di tích Khánh Hòa.
Trả lời PV Dân trí khi đó, ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Khánh Hòa, thừa nhận có tình trạng HDV người Trung Quốc thuyết minh "chui" ở tháp bà Ponagar Nha Trang. Ông Dũng cho rằng, tại TP Nha Trang, Trung tâm chỉ quản lý 2 di tích, gồm: tháp bà Ponagar Nha Trang và Danh thắng Hòn Chồng, còn các nơi khác thì không quản lý.
Theo ông Dũng, để giải quyết "triệt để" thì rất khó vì Trung tâm không có chức năng xử phạt, mà trách nhiệm này thuộc về Thanh tra Sở VH-TT&DL tỉnh Khánh Hòa (nay là Sở Du lịch). Bà Phan Thanh Trúc, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Khánh Hòa, khi đó khẳng định với chúng tôi là cho kiểm tra, chấn chỉnh ngay nhưng tình trạng vẫn cứ tái diễn.
Trước đó, anh ta cùng một người Việt Nam xuống bến đợi canô, tỏ vẻ nóng ruột vì chờ lâu
Cụ thể, trưa ngày 29/6, nhiều đoàn khách Trung Quốc đến thăm chùa Long Sơn (TP Nha Trang) và tình trạng người Trung Quốc làm HDV "chui" cứ "đập" vào mắt chúng tôi. Nhiều người thắc mắc, không biết những người Trung Quốc này có hiểu gì về văn hóa, lịch sử Việt Nam không, nhưng dẫn khách đi từ chỗ này sang chỗ khác và nói "thao thao bất tuyệt".
Lúc 9h20 ngày 3/7, cũng như mọi ngày, chùa Long Sơn lại tấp nập các đoàn khách Trung Quốc. Tuy nhiên, trước "cơn bão" dư luận, các HDV Trung Quốc "không ra mặt" thuyết minh. Anh Huy, một HDV tiếng Trung người Việt Nam đang dẫn khách Trung Quốc tại đây, bức xúc kể, cách đây chưa lâu khi đang dẫn một đoàn khách Trung Quốc tham quan ở TP Nha Trang, thì một người trong đoàn khách Trung Quốc khác nói xuyên tạc: "Việt Nam tách ra từ Trung Quốc". Nghe vậy, anh rất bức xúc, lao vào bày tỏ sự giận dữ đối với người Trung Quốc kia.
Lúc 9h25 ngày 4/7, tại bến tàu du lịch Cầu Đá (TP Nha Trang), khách Trung Quốc đến đây đi tàu du lịch rất nhộn nhịp. Một người đàn ông Trung Quốc trạc 38 tuổi, đeo ba lô, đội mũ lá... ra hiệu đoàn khách lên tàu. Khi một nhóm khoảng 10 người Trung Quốc lên một ca nô thì một số "cò" bảo nán đợi cho "hướng dẫn viên" (tức người đàn ông Trung Quốc kia). Anh ta lên canô rồi đứng ở đầu mũi ra hiệu chỉ trỏ, nói tiếng Trung Quốc như một HDV du lịch cho đoàn khách. Khi chúng tôi tiếp cận hỏi bằng tiếng Việt thì anh ta ú ớ không trả lời được.
Anh Huy, HDV du lịch tiếng Trung người Việt Nam ở TP Nha Trang cho biết, từng bức xúc vì người Trung Quốc xuyên tạc: "Việt Nam tách ra từ Trung Quốc"
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, cho rằng, Sở du lịch Khánh Hòa cần phối hợp với các ngành liên quan và có biện pháp mạnh hơn để kiên quyết xử lý tình trạng này "ngay từ gốc".
"Tôi cho rằng, vấn đề này cần có chỉ đạo triệt để của Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh và có biện pháp, cách thức làm, còn cái phản ánh thì mình cũng thấy đó. Ở Nha Trang có những điểm tập trung như bến tàu Cầu Đá, tháp bà Ponagar, chùa Long Sơn... nơi có nhiều khách Trung Quốc đến nên anh em cần tập trung xử lý ở những điểm này", ông Thành nói.
Theo ông Thành, Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT&DL), cần hỗ trợ về mặt con người, biện pháp nghiệp vụ, các thiết bị ghi âm, ghi hình... cho các địa phương như Đà Nẵng, Nha Trang trong việc xử lý tình trạng trên. Khi phát hiện, có bằng chứng người Trung Quốc HDV "chui", xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam thì cần trục xuất ngay những người này.
Ngăn chặn HDV Trung Quốc "chui" ngay tại cổng
Chiều 4/7, qua trao đổi lại, ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Khánh Hòa, cho biết, thời gian gần đây Trung tâm đã cắt cử người để "ngăn chặn" tình trạng HDV Trung Quốc "chui", không cho thuyết minh. "Ngay từ cổng vào, chúng tôi làm bảng viết bằng tiếng Trung Quốc là không cho người nước ngoài thuyết minh. Mấy HDV Trung Quốc tới thì bảo vệ nhẵn mặt hết rồi và yêu cầu ra khỏi tháp", ông Dũng cho biết.
Trước thực trạng HDV Trung Quốc "chui" ở TP Nha Trang, PV Dân trí đã liên hệ với ông Huỳnh Ngọc Bông, Chánh Văn phòng, người phát ngôn UBND tỉnh Khánh Hòa để nắm thêm thông tin về việc chỉ đạo, xử lý của UBND tỉnh, thì ông Bông cho biết, hiện UBND tỉnh chưa nhận được báo cáo chính chức nào của ngành du lịch. Người phát ngôn UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, thứ Tư tuần này, ông Trần Sơn Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh sẽ chủ trì cuộc họp liên quan đến các vấn đề "nóng" của du lịch Nha Trang trong thời gian qua.
Viết Hảo
Theo Danviet
Xuyên tạc lịch sử Việt Nam, đốt tiền Việt,... HDV Trung Quốc phải chịu khung hình phạt nào? Những ngày qua dư luận hết sức bất bình trước việc du khách người Trung Quốc đốt tiền Việt; HDV Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam ngay trên đất Việt và một số người Việt tiếp tay cho những hành động phi pháp trên,... Các đối tượng này sẽ phải chịu khung hình phạt nào trước luật pháp Việt Nam? Để...