Loài bọ sát thủ có khả năng hóa lỏng con mồi
Bọ sát thủ ( reduviidae) là họ côn trùng có khả năng ký sinh và hút máu. Nước bọt chứa độc của chúng có thể biến tế bào nạn nhân thành chất lỏng.
Rùng mình bọ sát thủ 'cõng' xác con mồi trên lưng để ngụy trang
Sau khi giết chết, bọ sát thủ "cõng" xác nạn nhân trên lưng theo một khối khổng lồ để ngụy trang và thu hút con mồi khác.
Reduviidae hay còn được biết đến với cái tên bọ sát thủ (bọ ám sát) là một họ côn trùng gồm các loài bọ ký sinh, hút máu. Hiện trên thế giới có khoảng 7.000 loài bọ sát thủ.
Vừa là một loài ký sinh vừa là một loài săn mồi, bọ sát thủ là nỗi kinh hoàng của nhiều côn trùng khác trong tự nhiên như ong, kiến, mối và ruồi. Chúng sở hữu một loại vũ khí đáng gờm là cấu trúc hình kim nhọn, cong.
Bọ sát thủ đeo bám những vật chủ to lớn, hút máu và tiêm cho chúng một loại chất độc có tác dụng làm lỏng nội tạng. Khi nạn nhân ngừng di chuyển, con bọ sát thủ sẽ bắt đầu lao vào tấn công con mồi, cho đến khi chỉ còn lại cái xác không hồn.
Nhưng để tiếp cận nạn nhân, bọ sát thủ bắt con mồi mất cảnh giác. Một số loài được biết đến với việc bắt chước sự tinh tế của những chiếc lá di chuyển khi không khí xào xạc và không phát ra âm thanh khi tiếp cận những con côn trùng không nghi ngờ.
Tuy nhiên cả đến khi chết, những con mồi vẫn không được buông tha mà trở thành "thú vui" cho loài bọ này. Một số mẫu vật đã được quan sát thấy đang di chuyển với một đống xác côn trùng dán trên lưng, tất nhiên không phải để trang trí.
Sau khi giết chết, bọ sát thủ "cõng" chính xác con mồi trên lưng theo một khối khổng lồ. Đây là một cơ chế phòng thủ và ngụy trang tuy tàn nhẫn nhưng lại vô cùng tài tình, hoàn hảo.
Chiếc "balo" khiến chúng trông to lớn hơn, đáng sợ hơn, nhằm xua đuổi kẻ thù của mình Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích chính xác cách thức bọ sát thủ có thể dán vỏ của con mồi côn trùng vào lưng chúng, có thể sử dụng chất tiết dính nào đó.
Trong trường hợp gặp phải những kẻ đáng sợ như rết hoặc nhện, con bọ sát thủ sẽ bỏ lại lớp áo ngụy trang xác khô để đánh lạc hướng. Trong lúc đối phương mải ngấu nghiến những cái xác kia thì con bọ tinh ranh đã kịp cao chạy xa bay.
Rõ ràng, cách ngụy trang có một không hai này giúp một số loài bọ sát thủ dễ dàng tiếp cận những nạn nhân không nghi ngờ hơn, bằng cách hòa nhập vào môi trường xung quanh dễ dàng hơn.
Về trực quan những con côn trùng nhỏ như ong, kiến hay mối sống khá bầy đàn, khi nhìn thấy đồng loại sẽ nhanh chóng tìm đến.
Một cơ chế khác cũng hiệu quả không kém là mùi hương. Côn trùng vô cùng nhạy với mùi hương đặc biệt là mùi của đồng loại.
Cảnh bọ sát thủ tí hon "mặc" xác nạn nhân để ngụy trang.
Loài bọ này ít xuất hiện ở Việt Nam tuy nhiên có một họ hàng vô cùng khét tiếng chính là bọ xít hút máu người.
Ly kỳ việc hàng chục gia súc bị hút cạn máu không dấu vết vào ban đêm Hàng chục con gia súc bị tấn công vào ban đêm và xác của chúng bị hút cạn máu nhưng không có nhiều dấu vết để lại. Tờ Daily Star mới đây đưa tin về sự việc kỳ dị xảy ra ở thị trấn Central Citani, Chile, giáp biên giới Bolivia. Các chủ trang trại chăn nuôi gia súc ở khu vực này...