Loài bọ làm khơi dậy cuộc tranh luận về thuyết tiến hóa của Darwin
Một loài côn trùng nhỏ bé sống sót sau sự kiện tuyệt chủng từng giết chết khủng long đặt ra câu hỏi cho thuyết tiến hóa.
Loài bọ cánh cứng nhỏ đã đặt ra những câu hỏi lớn cho học thuyết tiến hóa của Darwin (Ảnh: SCMP).
Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cách đây 66 triệu năm xóa sổ 3/4 giống loài, bất kể thực vật hay động vật trên thế giới. Ngay cả loài khủng long cũng không thể vượt qua.
Thế nhưng, trong số những kẻ sống sót, có một loài bọ cánh cứng nhỏ màu đen, gọi là bọ chân chạy, hay bọ cánh cứng, thuộc họ Carabidae, đã thách thức thuyết tiến hóa của Charles Darwin.
Theo Darwin, mọi giống loài để sống sót sau sự tái cấu trúc của tự nhiên, đều sẽ phải thay đổi và tiến hóa để chúng thích nghi với trật tự thế giới mới.
Tuy nhiên, loài côn trùng phổ biến này vẫn không thay đổi trong ít nhất 100 triệu năm. Đây là kết luận từ một nghiên cứu mới, đã công bố trên tạp chí Palaeoentomology và The Innovation.
Đứng sau nghiên cứu là Cai Chenyang, nhà nghiên cứu tại Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Video đang HOT
Để đưa đến nhận định này, các nhà khoa học tìm thấy một loài bọ chân chạy thuộc kỷ Phấn trắng nằm trong số 3 hóa thạch hổ phách tại Thung lũng Hukawng, ở miền bắc Myanmar, có niên đại khoảng 100 triệu năm trước.
Khi so sánh các mẫu vật được bảo tồn với những cá thể sống ở thời hiện đại, nhóm nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loài côn trùng này không thay đổi hình dạng, kích thước hoặc thậm chí là thói quen ăn uống, dù môi trường sống của chúng có những thay đổi mạnh mẽ, gồm cả sự kiện tuyệt chủng hàng loạt.
Hiện tượng này được các nhà nghiên cứu gọi là trạng thái “ứ đọng tiến hóa”, thách thức thuyết tiến hóa của Charles Darwin, cũng như sẽ làm thay đổi tư duy của chúng ta về nhiều hiện tượng, sự vật đang tồn tại trên hành tinh này.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học kêu gọi đánh giá lại học thuyết Darwin một cách nghiêm túc.
Năm 2014, trong một bài viết được công bố trên tạp chí Nature, một nhóm gồm 8 nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi: “Liệu học thuyết tiến hóa có cần được xem xét lại không?”. Câu trả lời của họ là: “Có, rất cấp bách”.
3 bí ẩn lớn nhất lịch sử khiến chuyên gia "nhũn não" khi giải mã
Thế giới luôn đầy ắp những bí ẩn tồn tại bấy lâu vẫn chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều câu đố khó hiểu thách thức nhân loại đã tìm được lời giải đáp cuối cùng.
1. Người Susquehannock ăn thịt người: Người Susquehannock là một bộ lạc bản địa ở châu Mỹ. Họ bị những người định cư châu Âu gắn cho tiếng xấu là đã tàn sát bộ lạc láng giềng Shenks Ferry và tập quán ăn thịt người man rợ.
Bà cùng 2 cộng sự đã nghiên cứu hơn 2.000 cổ vật, cùng các ghi chép tại nhiều bảo tàng. Kết quả là nhóm làm việc của bà đã không tìm thấy bất cứ một bằng chứng nào chứng minh đã có một cuộc thảm sát xảy ra.
Đây có thể là một âm mưu nhằm thảm sát tộc người này của những người nhập cư Mỹ đầu tiên. Và với những bằng chứng để giải mã bí ẩn rùng rợn này, bà hy vọng lịch sử sẽ được viết lại.
2. Những tảng đá chuyển động của Thung lũng Chết: Đường đua Playa là nơi có một trong những bí ẩn lâu đời nhất của Thung lũng Chết. Rải rác trên bề mặt phẳng của hồ khô, còn được gọi là "playa", là hàng trăm tảng đá dường như đã bị kéo lê trên mặt đất.
Đôi khi những tảng đá này - một số có khối lượng lên tới 320 kg - tạo ra những vệt lõm có thể kéo dài hàng trăm mét. Những tảng đá có thể nằm trong nhiều năm mà không di chuyển.
Các quan sát từ xa từ năm 2011 đến năm 2013 cho thấy nó là sự kết hợp hiếm có của nước, băng và gió. Vào tháng 8/2014, một nhóm các nhà nghiên cứu được hỗ trợ bởi Viện Hải dương học Scripps, NASA và những người khác đã thông báo họ đã giải đáp được bí ẩn.
Trong một tuyên bố, Richard D. Norris và anh họ James M. Norris nói những chuyển động của đá xảy ra trong một sự kết hợp hiếm có của các điều kiện vào mùa đông. Phải có một lớp nước nông trong lòng hồ khô và nhiệt độ ban đêm đủ lạnh để hình thành một lớp băng mỏng. Vào những ngày nắng, sự tan chảy khiến băng vỡ gió đã đẩy những tảng đá này di chuyển.
3. Sự tiến hóa của thuyết Big Bang: Darwin, chủ nhân của thuyết tiến hóa, đã giành không ít thời gian và công sức đi tìm bí ẩn của vụ nổ kì Cambri, dẫn đến sự thay đổi đa dạng sinh học, cũng là khoảng thời gian mà các hóa thạch liên tục xuất hiện. Darwin đã miêu tả đây là giai đoạn không thể lý giải được.
Các nhà khoa học Australia tháng 9/2009 đã tìm ra được câu trả lời cho những sự kiện được mô tả như là "Sự tiến hóa của thuyết Big Bang".
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là tốc độ tiến hóa trong kì Cambri diễn ra nhanh hơn chút ít so với các giai đoạn khác. Các số liệu tính toán hoàn toàn phù hợp với lý thuyết tiến hóa của Darwin.
Nhập viện cấp cứu sau 30 phút ăn bọ cánh cứng Sau 30 phút ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu) chiên, anh N.Đ.T. (42 tuổi, sống tại Yên Bái) buồn nôn, đau bụng, tê bì đầu lưỡi và mặt, yếu cơ tứ chi, tiểu máu phải nhập viện cấp cứu. Nghe lời đồn ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban...