Loại bỏ chất độc trong măng
Tôi rất thích ăn măng nhưng mọi người bảo ăn măng độc.
Xin hỏi chất độc trong măng là chất gì? Có cách nào để loại bỏ chất độc này trước khi chế biến không?
Mỹ Linh (Hà Nội)
Trả lời:
Đúng là không nên ăn nhiều măng bởi loại thức ăn này có chứa chất glucozid sinh ra axit cyanhydric (glucozid khi gặp nước, axit, hoặc men tiêu hóa sẽ giải phóng ra axit cyanhydric – công thức hóa học HCN ở thể tự do). HCN là một chất độc gây ngộ độc, được phân bố đồng đều trong những phần ăn được của măng.
Một số quả họ đậu như đậu mèo, đậu kiếm cũng chứa một hàm lượng lớn glucozid sinh ra axit cyanhydric.
Do HCN là chất dễ hòa tan vào nước, dễ bay hơi nên biện pháp đề phòng ngộ độc với hai loại thực phẩm trên là ngâm nước lâu, rửa sạch, luộc bỏ nước, khi sôi mở vung… để loại bớt hàm lượng glucozid.
Video đang HOT
Theo VNE
6 loại hoa chơi Tết có nhiều chất độc
Tết nhiều nhà mua các loại hoa về để trang trí, tô điểm thêm cho ngôi nhà. Tuy nhiên, có một số loại hoa lại tuy có vẻ ngoài rất đẹp nhưng lại có chứa các chất độc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người chơi hoa. Dưới đây là 6 loại hoa có nhiều chất độc bạn nên biết.
1. Hoa thủy tiên
Hoa thủy tiên là loài hoa rất quen thuộc, thường được trồng để trang trí nhà cửa trong những ngày lễ Tết. Hoa thuỷ tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi nhưng mảnh hơn xếp hai bên. Hoa có 6 cánh, ở giữa chân của nhị đực phình to xếp sát vào nhau thành "chảu" hình chén, màu ngọc - lục nhạt.
Giống thuỷ tiên có cánh màu trắng gọi là "ngọc chảu ngân đài". Giống thuỷ tiên có cánh màu vàng gọi là "ngọc chảu kim đài". Tuy nhiên, những bông hoa này lại chứa nhiều độc tính nếu chẳng may bạn ăn phải với số lượng lớn. Đã có nhiều người lầm tưởng chúng với củ hành. Một số triệu chứng thường gặp như: chóng mặt, nôn mửa, co giật và tiêu chảy.
2. Hoa lan chuông
Là loại hoa thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang theo những chiếc lá thuôn dài cùng với một chùm hoa nở rộ. Hoa nhỏ màu trắng nhưng lại mang đầy độc tính. Chất độc có ở mọi nơi, từ đỉnh của hoa cho tới vùng nước mà chúng nằm ở đó. Nếu ăn nhiều có thể bị nôn nửa, đau miệng, đau bụng, tiêu chảy và bị co giật, loạn nhịp tim.
3. Hoa cẩm tú cầu
Là cây thân mộc, thân thảo bụi ưa bóng râm ẩm thấp, sống lâu năm, lá mọc đối theo từng đốt trên thân, hoa vô tính, lúc đầu hoa màu trắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng. Tất cả bộ phận của cây chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải. Người bệnh có thể bị ngứa da, nôn mửa, suy yếu và toát mồ hôi. Một số còn bị hôn mê, co giật và ngừng lưu thông máu.
4. Hoa đỗ quyên
Đỗ quyên là loài hoa có màu sắc đa dạng, cây thân gỗ có vỏ cành màu xám, lá mọc cách, thường mọc nhiều ở vùng núi cao. Hiện nay, thường được trồng vào chậu để làm cây cảnh nội thất, trang trí. Thế nhưng lá và mật hoa của loại cây này lại có độc. Chẳng may ăn phải những chiếc lá xanh của chúng môi của bạn sẽ bị nóng rát. Nếu nhiều sẽ bị bỏng rộp, nôn mửa, tiêu chảy...
5. Hoa trúc đào
Đây là loại cây có hoa rất đẹp và được trồng khá nhiều làm cảnh, hàng rào, trang trí khu vui chơi, công viên, hè phố... Cây cao khoảng 2 - 3m, nở hoa rất đẹp nhưng có độc tố mạnh và chất này có ở mọi thành phần của cây, có thể gây hại mắt khi bị tác động hoặc tử vong nếu tiếp xúc trực tiếp. Vì trúc đào còn chứa những hợp chất nguy hiểm như strychnin nên chỉ cần nhai một lá trúc đào là đủ gây nguy hiểm cho trẻ em và nhai 10 - 20 lá là gây nguy hiểm cho người lớn.
Thế nhưng khi được hỏi, hầu hết mọi người đều rất mơ hồ về điều này. Các triệu chứng ngộ độc khi ăn phải trúc đào thường là buồn nôn, nôn, tiêu chảy có thể ra máu, đau bụng, loạn nhịp tim, trụy tim, tụt huyết áp, lạnh người do tuần hoàn máu không ổn định. Từ đó dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh trung ương, thiếu ôxy lên não, hôn mê và dẫn đến tử vong. Nhựa trúc đào gây rát da, rát mắt, viêm da.
6. Hoa hồng môn
Cây mọc thành bụi, sống lâu năm, thân ngắn. Lá mọc tập trung trên mặt đất, lớn, dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, gốc tim, cuống dài cong, rũ xuống. Lá màu xanh bóng dài, nổi bật gân chân vịt màu xanh nhạt. Hoa, quả, hạt: Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuống chung dài, cong. Mo màu đỏ tươi, dạng bầu dục nhọn đầu, gốc tim nổi rõ gân xanh. Lá và những bông hoa đỏ tươi hồng môn có độc tính. Ăn phải sẽ đau nhức miệng lưỡi, sưng và bỏng rộp nếu ăn nhiều sẽ gây khàn giọng và khó nuốt.
Theo VNE
Loại bỏ 5 thói quen gây hại sức khỏe mà nhiều người mắc phải Đánh răng quá nhiều, ăn nhiều cá ngừ, lạm dụng nước rửa tay khô, lười đi khám bệnh... là những thói quen hại sức khỏe mà bạn cần thay đổi ngay từ hôm nay. Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta có thể mắc phải rất nhiều thói quen hại sức khỏe mà không biết. Đây chính là một trong số những nguyên...