Loài bồ câu sư tử khiến dân chơi “mê như điếu đổ” đẹp cỡ nào?
Mới du nhập vào Việt Nam được vài năm gần đây nhưng loài chim bồ câu sư tử nhanh chóng chiếm được cảm tình của giới chơi sinh vật cảnh ở Việt Nam.
Anh Đào Hải Nam (25 tuổi) chủ trang trại nuôi chim bồ câu kiểng ở phường Đồng Mai, quận Hà Đông, Hà Nội cho biết, hiện trang trại của anh đang nuôi 120 cặp chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm được nhập về từ Mỹ, Ý, Hà Lan…
Chú chim bồ câu sư tử nâu có bờm cổ rất to, dày thể hiện sự sang trọng, quý phái.
Theo anh Nam, dù mới du nhập vào Việt Nam được 5-6 năm nay nhưng loài chim bồ câu kiểng mà đặc biệt là bồ câu sư tử có nguồn góc từ nước Ý và bồ câu kèn Mỹ được giới sinh vật cảnh rất ưa chuộng, đặc biệt có nhiều đại gia ở Hà Nội dám móc hầu bao hàng chục triệu đồng đầu tư vào mua nuôi 2 loại chim quý này.
Thị trường cung cấp chim chủ yếu của anh Nam tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM… Trung bình mỗi năm trang trại của anh Nam bán ra khoảng 600 cặp bồ câu các loại, trong đó, chủ yếu là chim có giá tiền hạng trung từ 400.000 – 800.000 đồng/cặp, loại cao cấp trên dưới 100 đôi giá tiền khoảng trên dưới 2 triệu đồng/cặp.
Anh Nam đang chăm sóc một chú chim bồ câu sư tử nâu (Ý) trưởng thành tại trang trại của gia đình.
Anh Phát – một đầu mối chim bồ câu kiểng lớn trong TP.HCM cho biết, chim bồ cầu kiểng là loài mới du nhập vào Việt Nam nhưng lại được thị trường và khách hàng tại các tỉnh rất chuộng, bởi thế nên hàng bán chạy, đặc biệt là hai loại bồ câu kèn và sư tử.
“Có cặp bồ câu sư tử đột biến giống Hà Lan có mào đẹp, tôi bán trên dưới 10 triệu đồng/cặp giống (hơn 1 tháng tuổi) mà cũng không có hàng để cung cấp cho khách” – anh Phát tiết lộ.
Cận cảnh loài bồ câu kèn Mỹ trắng trưởng thành có giá trên dưới 5 triệu đồng/cặp.
Video đang HOT
Cận cảnh một chim bồ câu kiểng trống đang canh cho chim bồ câu cái ấp trứng.
Chim bồ câu kèn Mỹ có ngực và cổ giống như một cây kèn. Theo anh Nam, đây là loài chim cao cấp có giá tiền trên dưới 2 triệu đồng/cặp chim giống và hiện đang được rất nhiều khách ở các tỉnh ưa thích và mua thường xuyên.
Điểm khác biệt ở chim bồ câu kèn Mỹ là phần lớn chúng đều có chân mọc lông dày và dài như đôi cánh của một chú chim bồ câu thường.
Cận cảnh một con chim bồ câu sư tử trắng tại trang trại của anh Nam.
Một chú chim bồ câu giống gà banh mái (Nhật Bản) đang ủ ấm cho chim non mới nở.
Anh Nam (trái) đang chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho khách tại trang trại.
Toàn cảnh trang trại bồ câu cảnh rộng 120m2 của anh Nam tại quận Hà Đông (Hà Nội).
Bạn đọc Dân Việt có nhu cầu mua giống hay tư vấn kỹ thuật nuôi có thể liên hệ với anh Đào Hải Nam qua số điện thoại: 01664484655
Theo Danviet
Dân vùng cao làm đập chứa nước tưới bằng... bạt ni lông
Không sử dụng các vật liệu thông thường như đất hay đổ bê tông, đập chứa nước của người dân thiểu số Hre ở thôn Hố Sâu, xã Ba Khâm, huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) được làm bằng bạt, với trụ chống là tre, cây keo, bạch đàn.
Con suối Hố Sâu, đoạn chảy qua thôn Hố Sâu đã được các hộ dân nơi đây dùng thân tre, keo, bạch đàn có kích cỡ to bằng bắp tay người lớn, cao từ 1,5-2m để làm cọc đóng cách nhau từ 10-20cm trên một khoảng chiều rộng hơn 120m, sau đó dùng bạt ni lông làm tường chắn ngang dòng chảy của con suối để giữ nước.
Mặt trước và sau đập chứa.
Để cho thân đập chắc chắn hơn, khỏi bị nước đẩy trôi, người dân còn sử dụng 2 thân cây bạch đàn to để chống. Thay vì chảy tự do về các con sông lớn ở phía dưới hạ lưu, dòng nước được dẫn vào một con mương nhỏ chạy dọc theo chân núi đến cánh đồng nằm cách đó khoảng hơn 2.000m.
Hàng trụ chống ở lưng đập được làm bằng tre, bạch đàn...
Sau một thời gian ngắn, một trong số trụ đập đã mọc lá.
Một trong số 2 trụ chống dài để tăng sự chắc chắn.
Dòng chảy được bẻ, dẫn vào con mương nhỏ chạy theo chân núi.
Chị Phạm Thị Duệ (28 tuổi), cho biết: "Đập ngăn nước này được bà con làm cách đây hơn 2 tháng rồi. Đập có mực nước cao khoảng 1m. Mục đích làm đập là để lấy nước dẫn vào tưới cho khoảng 30 đám ruộng lúa của các hộ dân trong thôn".
Toàn cảnh đập chứa nhìn từ phía sau.
"Đập chứa này chỉ sử dụng trong mùa nắng thôi, khi mưa lũ thì bị dòng nước phá và cuốn đi. Đến đầu năm sau thì làm lại", chị Duệ cho biết thêm.
Theo Danviet
Mướt mắt "nhan sắc" trái dừa Phú Quý nhìn là mê Một số nhà vườn ở thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) hiện đang sở hữu một giống dừa vô cùng quý hiếm thường gọi là dừa Phú Quý. Sở dĩ có tên gọi trên là do loại dừa này có vẻ bề ngoài trông rất "sang", ai nhìn thấy cũng "quý". Anh Huỳnh Thanh Tâm, ngụ ở ấp Phú...