Loại bỏ các lễ hội không phù hợp, phản cảm
Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều nay 2.3, khi nói về tình trạng bạo lực, ẩu đả, xuống cấp trong việc tổ chức các lễ hội đầu xuân.
Lễ hội chém lợn gây “bão” dư luận về tính nhân văn trong khâu tổ chức – Ảnh: Ngọc Thắng
Thông tin về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2.2015, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, bức tranh kinh tế – xã hội tương đối đồng đều, phát triển công nghiệp tích cực, niềm tin của người dân và doanh nghiệp phục hồi… Tuy nhiên, đọng lại phía sau là một số vụ việc đáng buồn, không vui như tai nạn giao thông; vấn đề đánh nhau trong dịp Tết.
Đặc biệt, tình trạng bạo lực trong tổ chức lễ hội diễn ra khá phổ biến, mặc dù trước Tết, Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo về việc tổ chức lễ hội an toàn, lành mạnh, tiết kiệm…
Hiện nay, theo Bộ trưởng Nên, bên cạnh việc duy trì lễ hội có truyền thống văn hóa tốt đẹp, cũng còn hành vi phản cảm cần phải khắc phục. Có nhiều phong tục còn mang theo dáng dấp của sự lạc hậu, mê tín, tiêu cực. Do đó, Thủ tướng giao Bộ Văn hóa – Thể thao – Du Lịch chủ trì cùng các địa phương tổ chức tọa đàm tìm các giá trị văn hóa đích thực cần lưu truyền, bảo vệ phát huy. “Cái gì không còn phù hợp tốt đẹp nữa, giá trị không cần thiết, hình ảnh không đẹp nữa thì nên bỏ”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên truyền đạt ý kiến của Thủ tướng.
Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi báo chí đặt ra về liên quan đến việc gần đây Tổ chức động vật châu Á đã khuyến cáo chấm dứt lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh) cũng như một số ý kiến đề nghị hủy bỏ những cảnh giết động vật tại các lễ hội khác như chọi trâu…, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho rằng, việc tổ chức lễ hội cần dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý nguyện của cộng đồng; đồng thời, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tính nhân văn, loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh, bảo đảm phù hợp với Công ước quốc tế về bảo vệ sự đa dạng văn hóa của UNESCO mà Việt Nam tham gia.
“Trên cơ sở tiến hành tham vấn ý kiến cộng đồng, tổ chức điều tra xã hội học, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp rà soát, hướng dẫn cách thức tổ chức lễ hội và thực hành nghi lễ phù hợp. Các cơ quan thông tin truyền thông thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng tại các Công điện số 162 và 229 gần đây để đăng tải, đưa tin có thời lượng phù hợp, trong đó nêu bật những nét đẹp văn hóa truyền thống trong hoạt động lễ hội”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói.
Anh Vũ
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Lễ hội chém lợn: Nên bỏ, bỏ cả đâm trâu...
Đây là những hành động vô nhân đạo, tàn ác và không phù hợp với truyền thống văn hóa của người Việt từ xưa đến nay.
Đó là những chia sẻ của GS Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm bảo tồn và nghiên cứu văn hóa dân tộc, khi nói về vấn đề Tổ chức Động vật châu Á đề nghị bỏ lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh và cho rằng đây là lễ hội phản cảm, tàn bạo.
Phong tục phản cảm, nên dẹp bỏ
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 3/2, GS Hoàng Chương cho hay: "Tất cả những lễ hội có tính chém giết, chết chóc, tôi đều không đồng tình, vì nó vô nhân đạo, tàn bạo".
Theo ông Chương, trước đây, tại Bình Định cũng có lễ hội "Tranh heo" cũng sử dụng con lợn, nhưng về hình thức khác hoàn toàn với lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh.
Tại lễ hội này, các võ sư cao niên từ 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc lần lượt quăng heo xuống. Võ sĩ thuộc các võ đường, làng võ nổi tiếng như: An Thái, An Vinh, Thuận Truyền, Trường Định...bắt đầu "tham chiến" theo cách "bài binh, bố trận" của võ phái mình. Tuy có nhiều "chiêu thức" khác nhau, song thuờng thì võ phái nào cũng chia làm 3 nhóm chính, gồm: tiên phong, tiếp ứng, cản hậu. Võ đường nào đột phá vòng vây, vác được heo về vị trí quy định thì phần thắng thuộc về bên đó.
Lễ hội Chém lợn: Người Ném Thượng muốn giữ truyền thống
Những đường quyền, cước, thế, miếng gia truyền độc đáo, "thoắt ẩn, thoắt hiện" của các lò võ, làng võ có dịp được thể hiện, phô diễn. Mặc dù, cuộc tranh heo diễn ra gay cấn, quyết liệt, song không hề có chuyện "cay cú ăn thua", ra đòn ác ý; tất cả đều vì mục đích đề cao nét đẹp truyền thống của võ thuật.
Đặc biệt, lợn đều được làm thịt, thui chảy mỡ ra, rồi mới tổ chức là dùng nghề võ thuật cướp con lợn, nên không có gì phản cảm.
Ông Chương nhận định: "Lễ hội chém lợn lại mang tính chất phản cảm, thể hiện sự hoang dã tàn bạo của con người với con vật, làm như vậy là không nên. Mặc dù, lợn cũng là con vật hay bị thịt nhưng đưa ra làm như vậy là phản cảm, vô nhân đạo, nên dẹp bỏ".
Trước việc người phương Tây lên tiếng thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi đã từng sống ở nước ngoài nhiều, ông Chương cho hay, đến chặt cổ con gà, người phương Tây cũng không dám, nên khuyên VN bỏ lễ hội chém lợn đi là điều bình thường.
Mặt khác, ông Chương cũng không đồng tình với lễ đâm trâu của người Tây Nguyên, khi con trâu gắn liền với con người từ xa xưa, tạo nên sự sống cho con người. Hình ảnh thân thiết còn gắn liền với những câu ca dao: "Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta/Cấy cày giữ nghiệp nông gia/ Ta đây trâu đấy, ai mà quản công".
Lễ hội chém lợn Bắc Ninh là hành động vô nhân đạo
Thế mà, sau khi kết thúc lễ hội, những chú trâu bị đem ra làm thịt, như vậy có đáng chê trách hay không?
Chuyện trên thế giới cũng tồn tại rất nhiều các lễ hội liên quan đến chém giết, ông Chương cho rằng: "Các nước cũng có những lễ hội như vậy, nhưng nó không tàn bạo như lễ hội chém lợn. Nhất là người VN sống nhân đạo, lành tính, mà lại đem bày ra thanh thiên bạch nhật, sự tàn ác, như vậy là không nên làm.
Đặc biệt, cũng không nên so sánh, họ cũng có nên mình làm theo, hiện nay, trên TG vẫn còn tồn tại nhiều tục lệ của một số dân tộc. Chúng ta nên nhìn thấy cái gì có văn hóa, thể hiện không đúng với nhân tính thì làm, còn khiến người ta ghê sợ thì nên bỏ, chỉ nên tôn vinh, phát triển những nét đẹp văn hóa, đừng bắt chước một phong tục một số nước lạc hậu, cụ thể là những trò giết con vật tàn bạo".
Hãy đưa văn hóa đi lên theo chiều hướng tiến bộ
Về phong tục ăn thịt chó của người Việt đã từng bị lên án bởi người phương Tây, ông Chương nói: "Phong tục của nước ta, vấn đề ăn uống thịt chó có từ xưa, cũng như Triều Tiên, Hàn Quốc cũng ăn thịt chó, phong tục này vẫn tồn tại ở một số nước châu Á, từ đời này đến đời khác".
Trong khi, các nước phương Tây họ nuôi chó, yêu thương chăm sóc như người bạn, nên khi nhìn thấy con vật họ yêu thương bị giết thì họ phản ứng tục lệ ăn thịt chó là chuyện dễ hiểu. Nhưng tất nhiên là chúng ta không thể cấm, việc duy nhất có thể làm được đó là không khuyến khích nên phát huy, vì nó đã trở thành ẩm thực, trở thành món ăn thường ngày.
Lễ hội Chém lợn: Phán xét độc đoán, ai dã man hơn?
Đây chính là sự khác nhau về văn hóa, thế nhưng, hiện nay, nước ta đang hòa nhập với văn hóa thế giới, không như ngày xưa VN chỉ biết VN, nên chúng ta làm bất kỳ điều gì, cả TG cũng nhìn thấy. Vì vậy, cái gì đẹp thì sẽ được khen, cái gì vô văn hóa thì bị phản ứng, đó là điều tất yếu.
"Có lẽ vì thế mà nên dẹp dần những cái không phù hợp với văn hóa của nhân loại, không nên để ăn sâu vào tiềm thức của con người", ông Chương nhận định.
Phải đặt câu hỏi, tại sao những người nước ngoài đến VN nhìn thấy người hát ca trù, hát xẩm, quan họ đều thích vì đó là nét đẹp văn hóa VN.
Chính vì vậy, cho nên, với lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh kể cả Tổ chức động vật châu Á không lên tiếng loại bỏ, thì địa phương cũng nên loại bỏ, chúng ta không nên giữ lại những văn hóa hủ tục lạc hậu.
Từ đó mà mất đi nét đẹp của người VN: văn minh, nhân đạo, sống trên nền văn hiến lâu đời, đặc biệt, còn đang phát huy nền văn hóa tâm linh, văn hóa làm việc nghĩa, việc thiện.
Theo_Báo Đất Việt
Đại biểu đề nghị loại bỏ việc sắp xếp cán bộ theo hậu duệ, tiền tệ Đại biểu Lê Nam yêu cầu Chính phủ trả lời kết quả điều tra vụ nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bổ nhiệm hàng loạt cán bộ trước khi về hưu, và đề xuất tổ chức thi tuyển các chức danh để loại trừ công thức: hậu duệ, tiền tệ, cùng hệ, hợp lệ, trí tuệ. Báo cáo về việc...