Lô vú sữa Việt Nam đầu tiên sắp “cất cánh” sang thị trường Mỹ
Sáng ngày 26/12/2017, Bộ NN&PTNT Việt Nam và UBND Tỉnh Tiền Giang chủ trì buổi lễ công bố “Xuất khẩu lô vú sữa Việt Nam đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ” tại công ty TNHH SXCBNS Cát Tường (ấp 3, xã Đạo Thạnh, Tp. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang).
Đây là thị trường tiềm năng đối với trái cây Việt Nam nhất là đối với trái vú sữa, nhưng cũng là thị trường khó tính.
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ của Việt Nam, giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt 84,5 triệu đô la, tăng 44,2% so với năm 2015. 11 tháng đầu năm 2017, Việt Nam xuất khẩu trái cây sang thị trường Hoa Kỳ đạt 92,6 triệu đô la tăng 21,3% so cùng kỳ năm 2016. Đây là thị trường tiềm năng đối với trái cây Việt Nam nhất là đối với trái vú sữa, nhưng cũng là thị trường khó tính.
Cùng với việc công bố lô vú sữa đầu tiên của Việt Nam được cấp phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, vú sữa trở thành trái cây thứ 5 của Việt Nam được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, trước đó Việt Nam đã xuất khẩu được 4 loại trái cây sang Hoa Kỳ là thanh long, nhãn, chôm chôm, vải. Thời gian tới, hai bên đã thống nhất tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để xuất khẩu chính thức trái xoài đi Hoa Kỳ.
Để chuẩn bị trong thời gian chờ cấp phép chính thức, Cty đã có một thời gian dài cùng với chính quyền địa phương, các cơ quan ngành nông nghiệp từ địa phương đến trung ương đồng hành cùng với bà con nông dân trong việc thực hiện định vị tọa độ để đăng ký mã số vùng trồng, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, thống kê sản lượng bao trái và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm tại một số diện tích vùng trồng vú sữa tại địa phương”,ông Đoàn Văn Sang, Giám đốc Cty TNHH SXCBNS Cát Tường.
Công nhân làm việc tại xưởng của CTy Cát Tường
“Vú Sữa là một loại trái cây quen thuộc của người Việt Nam nhưng lại rất đặc biệt đối với người phương Tây, vì thế đây là một cơ hội cho người tiêu dùng tại Hoa Kỳ, cũng như tạo bước ngoặt lớn trong việc xuất khẩu trái cây vào thị trường Hoa Kỳ”, Ông Ôn Chí Cường, CEO Cty Alchon Trading LLC, nhà nhập khẩu và phân phối lô vú sữa đầu tiên vào thị trường New YorK.
Video đang HOT
Thứ trưởng Trần Thanh Nam mời Ngài Gerald Smith ăn vú sữa
Ông Nguyễn Quang Thạnh, P.Giám đốc Cty CP Quốc Tế Hoàng Hà nhận logistic cho lô vú sữa đầu tiên của Việt Nam đến thị trường New York cho biết: “Lô vú sữa đầu tiên của chúng ta sẽ khởi hành từ chuyến bay Cathay CX764 khởi hành tại TP.HCM lúc 19h45 phút ngày 26/12 và đến Mỹ lúc 6h05 ngày 27/12″.
Ông Phạm Anh Tuấn, P.Chủ tịch UBND Tỉnh Tiền Giang, phát biểu: “Sự kiện hôm nay, là niềm tự hào của người dân trồng vú sữa, riêng đối với Tiền Giang, thời gian tới sẽ phát huy hơn nữa kết quả đạt được, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đầu tư CSHT và kỹ thuật, quản lý dịch bệnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sau thu hoạch, tổ chức lại sản xuất, thực hiện mạnh chuỗi giá trị.,…
Song song đó, các nhà vườn phải duy trì sản xuất đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn xuất khẩu vú sữa, thực hiện mối liên kết bền vững đối với các doanh nghiệp xuất khẩu để từ kết quả sản xuất hôm nay sản lượng vú sữa và trái cây ăn trái nói chung sẽ được tiếp tục xuất khẩu sang Hoa Kỳ”.
Vú sữa là trái cây thứ 5 của Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Ông Gerald Smith, Tùy viên nông nghiệp cao cấp của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, cho biết: “Tôi vui mừng lô vú sữa đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trái vú sữa chính thức được chào đón cùng với những loại trái cây khác, bao gồm thanh long, nhãn vải và chôm chôm. Người tiêu dùng thực phẩm khắp nước Mỹ đang háo hức trông đợi những trái vú sữa từ Việt Nam, rất ngon, rất bổ dưỡng…
Theo Minh Đảm (NNVN)
"Ép" cây ra quả theo ý muốn, không khéo sẽ thiệt hại nặng
Thu hoạch nông sản mùa nghịch, nhiều hộ dân nghèo ở ĐBSCL trở nên khá giả. Hiện nay, xu hướng sản xuất này ngày càng được chú trọng nhân rộng nhằm tránh tình trạng "được mùa mất giá". Tuy nhiên, trong xử lý cho cây ra trái nghịch vụ, nhiều người dân cho rằng phải hết sức thận trọng, không khéo sẽ gây thiệt hại nặng nề.
Tăng thu nhập nhờ cho ra trái nghịch vụ
Nhiều năm nay, ông Võ Văn Tước (ngụ ấp Tân Dương, xã Tân Thành, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) được người dân địa phương gọi là "vua khoai lang". Lý do là vì ông chỉ trồng khoai nghịch vụ và không lo giá bán thấp như những hộ cùng trồng khoai lân cận.
Theo ông Tước, trước đây do không có kinh nghiệm nên ông trồng khoai lúc nào cũng gặp cảnh "được mùa mất giá", riêng mùa nước nổi thì ngập úng. Gia đình ông có 6 nhân khẩu cũng vì thế mà luôn khốn khó.
Nhờ trồng nghịch vụ mà nhãn Ido của ông Phúc luôn được giá cao. Ảnh: H.X
Theo phóng viên tìm hiểu, nhờ cách làm trên mà gia đình ông Tước thu lợi nhuận cao. Không dừng lại ở đó, "cứ sau mỗi mùa vụ, gia đình tôi lại tích góp tiền để mua thêm đất mở rộng quy mô sản xuất. Từ 1ha ban đầu, hiện gia đình đã có đến 3ha"- ông Tước nói.
Với cách sản xuất khoai trong mùa nghịch, trung bình mỗi vụ khoai, ông thu lợi nhuận khoảng từ 1-1,5 tỷ đồng. Ông Tước cho biết: "Tôi xuống giống khoai tím Nhật vào trung tuần tháng 7 âm lịch, đến rằm tháng Chạp sẽ thu hoạch. Tiếp đó, tôi cho nước vào xử lý đất và xuống giống vụ 2, đến cuối tháng 6 sẽ thu hoạch. Xong 2 vụ, tôi tiến hành sạ lúa".
Ông Nguyễn Văn Phúc (ấp Vàm Lịch, xã Chánh An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) cũng thu tiền tỷ từ việc cho nhãn Ido ra trái nghịch vụ. Theo ông Phúc, năm 1992, do trồng lúa không hiệu quả, ông bắt đầu vào việc cải tạo đất, lên liếp để trồng nhãn Ido. Lúc nhãn cho trái, ông thường chỉ bán được với giá thấp nên nghĩ cách cho cây ra trái nghịch vụ.
Theo Sở NNPTNT các địa phương ĐBSCL, việc sản xuất trái cây nghịch vụ là cần thiết, tuy nhiên phải hướng đến tính bền vững, tránh xử lý chất hóa học làm ảnh hưởng không tốt đến sức sống của cây, sẽ dẫn đến việc phát sinh ra nhiều bệnh mới, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt như hiện nay.
Ông Phúc kể: "Tôi cho nhãn Ido ra trái nghịch vụ bằng cách chăm sóc cây nhãn phát triển thật tốt, rồi phun phân kali (2 đến 3 lần, mỗi lần phun cách nhau 1 tuần) trên lá, thân cây và bón thêm KClo3 dưới gốc nhãn".
Với cách xử lý cho ra trái theo ý muốn và chăm sóc tốt, nhãn Ido của ông Phúc có tuổi thọ trung bình từ 3-8 năm và luôn cho năng suất rất cao từ 500-1.000kg trái/cây (cao gấp 2-3 lần so với nhãn xuồng, nhãn da bò). Mỗi năm ông thu hoạch trên 120 tấn nhãn, đem về lợi nhuận gần 2 tỷ đồng.
"Giống nhãn Ido của tôi thơm ngon nên đến khi thu hoạch, thương lái, doanh nghiệp ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre... đều đổ về đây để ký hợp đồng thu mua, sau đó họ xuất bán sang Mỹ, Nga, Trung Quốc..."- ông Phúc chia sẻ.
Thận trọng kẻo "xôi hỏng bỏng không"
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre, ngoài cây dừa, toàn tỉnh này hiện có hàng chục nghìn ha sầu riêng và chôm chôm (tập trung tại huyện Chợ Lách và Châu Thành). Để tránh tình trạng rớt giá, thời gian gần đây, rất nhiều hộ dân chọn cách xử lý để cây cho trái vụ nghịch. Để xử lý cho cây ra hoa vào thời gian mình muốn, người dân siết nước bằng cách rút nước trong vườn, mua cao su phủ gốc...
Nhiều hộ dân cho biết, cách xử lý cho trái nghịch vụ không những giúp tránh tình trạng "cung vượt cầu" mà còn giúp người dân "né" những thiệt hại trong mùa hạn, mặn cũng như những bất lợi khác của thời tiết khi cây ra hoa, cho trái. Bà Nguyễn Thị Hơn, ngụ tại xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách nói: "Thay vì để vườn cây ăn trái ra hoa, cho trái trong mùa hạn, mặn để rồi thiệt hại năng suất, thậm chí không có sản phẩm để bán thì mình né đi, chỉ cho ra trong mùa khác, an toàn và hiệu quả hơn".
Ông Huỳnh Hữu Phước, cùng ngụ ở xã Tân Thiềng cũng cho biết: "Người dân trồng sầu riêng ở đây đang dần loại bỏ tập quán sản xuất chạy theo giá cả thị trường, biết ứng dụng các biện pháp kỹ thuật cho cây ra hoa nghịch vụ, tránh thu hoạch tập trung vào cùng thời điểm nên giá sầu riêng luôn đứng ở mức cao".
Tuy nhiên, trong xử lý cho cây ra trái nghịch vụ, nhiều người dân cho rằng phải hết sức thận trọng, không khéo sẽ gây thiệt hại nặng nề. Nguyên nhân là do để xử lý trái ra nghịch vụ không phải là chuyện dễ. Để làm được điều này, nhà vườn phải có chi phí đầu tư cao, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và phải có sự kiểm chứng xem "sức khoẻ" của cây có đủ mạnh để ra hoa trong thời gian nghịch vụ hay không. Ngoài ra, nhà vườn cần phải tìm hiểu rõ nhu cầu thị trường lúc thu hoạch mùa nghịch.
Thực tế, tại huyện Chợ Lách (Bến Tre) và huyện Phong Điền (TP.Cần Thơ), nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác có thu nhập cao từ việc cho trái nghịch mùa để phục vụ du lịch và cung ứng tại các chợ đầu mối. Thế nhưng, cũng có những địa phương, người dân cho trái nghịch vụ vẫn gặp cảnh "được mùa mất giá".
Để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra đối với nông dân trong quá trình cho trái ra nghịch vụ, thời gian qua, Sở NNPTNT, Sở KHCN các địa phương trong vùng đã phối hợp với nhiều đơn vị có liên quan để thực hiện đề tài nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật về nông sản nghịch mùa. Đến nay, rất nhiều loại nông sản có thể áp dụng cách làm này như: xoài, sầu riêng, bưởi Năm Roi, bòn bon, chôm chôm, nhãn, mận, chanh...
Theo Danviet
Những trái cây Việt có 'vé' vào thị trường Mỹ Vú sữa là loại quả thứ 5 của Việt Nam vào thị trường Mỹ, sau thanh long, chôm chôm, vải thiêu và nhãn. Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa cho phép nhập khẩu thêm trái vú sữa của Việt Nam vào nước này trong quý IV năm nay. Trái vú sữa Việt sẽ được nhập khẩu như hàng hóa thương mại. Mỗi chuyến hàng...