Lộ vũ khí thực sự được Trung Quốc tích hợp cho H-6N
Truyền thông Trung Quốc từng đăng tải bức ảnh đồ họa trong đó máy bay ném bom chiến lược H-6N được tích hợp một tên lửa đạn đạo phóng từ trên không.
Hiện tại xu hướng đưa tên lửa đạn đạo đất đối đất lên máy bay để biến nó thành loại không đối đất nhằm mục đích tăng tầm xa cũng như tốc độ đang được các cường quốc quân sự trên thế giới rất ưa chuộng.
Đi tiên phong trong lĩnh vực này chính là Nga, khi họ đã đưa đạn tên lửa 9M723 thuộc hệ thống Iskander-M lên tiêm kích MiG-31K với tên định danh mới là Kh-47M2 Kinzhal (Dao găm).
Không chịu tụt hậu lại phía sau, Trung Quốc cũng cho thấy họ sẽ triển khai một dự án tương tự nhưng đối tượng được lựa chọn để mang vác lại là máy bay ném bom chiến lược H-6N thế hệ mới, khi khung vỏ của chiếc oanh tạc cơ này được chế tạo sẵn với các điểm treo và khoảng không gian lõm vào dưới bụng.
Đồ họa máy bay ném bom chiến lược H-6N của Trung Quốc mang tên lửa đạn đạo dưới bụng
Vũ khí được Trung Quốc đưa vào tầm ngắm theo nhận định chính là tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21D và thậm chí là cả loại DF-26 lớn hơn. Các tên lửa này có tầm bắn lần lượt là 1.500 và 3.500 km, khi được triển khai từ trên không thì con số này dự báo sẽ gia tăng gấp bội.
Một bức ảnh đồ họa cho thấy máy bay ném bom H-6K mang một loại tên lửa chưa rõ tên định danh dưới bụng sau đó đã xuất hiện trên một số trang mạng quân sự của Trung Quốc, cho thấy ý định trên là nghiêm túc.
Video đang HOT
Nhưng thật bất ngờ, trong buổi lễ duyệt binh chào mừng 70 năm quốc khánh diễn ra hôm 1/10, đối tượng thực sự sẽ được kết nối vào máy bay ném bom H-6N đã lộ diện, đó không phải tên lửa đạn đạo mà là máy bay không người lái tàng hình siêu âm WZ-8.
Máy bay trinh sát không người lái siêu thanh WZ-8 của Trung Quốc
Sở dĩ có nhận định trên là bởi trên lưng chiếc UAV WZ-8 có sẵn hai móc chờ, vị trí này vừa khớp với máy bay ném bom H-6N, chưa kể phần lõm dưới bụng chiếc H-6N cũng tỏ ra rất phù hợp với kích thước của phần lưng chiếc UAV này.
Sau khi được triển khai từ H-6N, nhờ có sẵn vận tốc và độ cao lớn từ ban đầu, chiếc WZ-8 có thể di chuyển ở tốc độ gấp 6 – 7 lần vận tốc âm thanh, có nghĩa là gần như không thể bị bắn hạ bằng các phương tiện thông thường, chưa tính đến các yếu tố như tác chiến điện tử.
WZ-8 cung cấp cho PLAAF khả năng dẫn đường chính xác cho các tên lửa hạng nặng trong trường hợp vệ tinh quân sự của Trung Quốc bị vô hiệu hóa, bên cạnh đó còn giúp gia tăng cơ hội tấn công vào các nhóm tàu sân bay Mỹ.
Trong tương lai không loại trừ khả năng sẽ có một phiên bản WZ-8 mang đầu đạn để thực hiện vai trò như chiếc UAV cảm tử Harop của Israel, khi đó phương tiện này sẽ trở nên đáng sợ gấp bội.
Tùng Dương
Theo baodatviet
Tiêm kích F-16 của Đan Mạch 'xua đuổi' máy bay trinh sát Nga
Máy bay tiêm kích F-16 của Không quân Đan Mạch tiếp cận, ngăn chặn một máy bay trinh sát của Nga gần không phận nước này.
Sputnik đưa tin, chiến cơ F-16 của không quân Đan Mạch sơn quốc kỳ trên thân máy bay được phái đi để thực hiện nhiệm vụ "xua đuổi" máy bay trinh sát IL-20M của Nga (tên NATO: Coot-A) khi máy bay này xuất hiện gần không phận Đan Mạch. Không quân Hoàng gia Đan Mạch sau đó đăng tải trên Facebook chính thức các bức ảnh về cuộc "xua đuổi" này.
"Đây là nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị phản ứng bảo vệ không phận nhưng chúng tôi hiếm khi có được những bức ảnh đẹp như vậy. Vì vậy, chúng tôi quyết định bạn cũng nên xem chúng", Không quân Hoàng gia Đan Mạch viết trên Facebook.
Tiêm kích F-16 của Đan Mạch được điều động bám đuôi máy bay trinh sát IL-20M của Nga. (Ảnh: Facebook Không quân Đan Mạch)
Không quân Hoàng gia Đan Mạch đã thường xuyên triển khai các máy bay chiến đấu F-16 của nước này trong những năm gần đây nhằm đáp trả máy bay Nga tiếp cận không phận của nước này.
Theo Không quân Hoàng gia, F-16 của Đan Mạch đã tiếp cận, ngăn chặn máy bay Nga 38 lần trong năm 2018, năm 2017 là 37 lần và năm 2014 là 59 lần.
Đan Mạch hiện có 30 chiếc F-16 đang hoạt động và 27 chiếc F-35 đang được đặt hàng.
Theo TV2 của Đan Mạch, F-16 của Đan Mạch được gắn cờ sẽ không điều động để thực hiện các nhiệm vụ ở nước ngoài nhưng nó vẫn là một phần của đơn vị phản ứng bảo vệ không phận. F-16 sẽ tham gia một chương trình ở nước ngoài nhân dịp kỷ niệm 40 năm ra mắt loại máy bay này.
Một số hình ảnh của máy bay F-16 của Đan Mạch "xua đuổi" máy bay trinh sát Nga:
(Nguồn: Sputnik)
KÔNG ANH
Theo VTC
Cha đẻ vũ khí ngày tận thế và thành tựu để đời 100 năm trước, nhà thiết kế Dmitry Kozlov chào đời- ông cũng chính là cha đẻ của tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới, các vệ tinh quân sự, tàu vũ trụ quân sự. Nhà thiết kế Dmitry Kozlov đa quan ly sư phát triển cua cac loai vũ khí chiến lược độc đáo. Sau đây la bai...