Lo với lao động nghề cá
Số lượng và chất lượng lao động nghề cá tại Quảng Nam còn hạn chế, vì thế cần nâng cao đào tạo nghề, giúp ngư dân sản xuất ổn định hơn.
Cửa biển Cửa Đại (Hội An) bị bồi lấp mà chưa thể khơi thông vào thời điểm này đã khiến cho hàng trăm ngư dân ở khu vực phía bắc của tỉnh như ngồi trên lửa vì không thể ra khơi. Các chủ tàu hết sức lo lắng, đứng ngồi không yên vì sợ các lao động nghề biển sẽ ra TP.Đà Nẵng hoặc vào khu vực phía nam của tỉnh đi “bạn” cho các chủ tàu khác. “Chúng tôi rất lo lắng khi chưa thể ra khơi sản xuất do cửa biển Cửa Đại bị bồi lấp mà chưa thể khơi thông. Niềm trăn trở là các bạn biển thỏa thuận lao động với mình không chịu được cảnh rỗi nghề sẽ đến nơi khác “đầu quân” đi biển. Nếu vậy thì chỉ có nước điêu đứng, không đủ bạn biển thì làm sao mà sản xuất được” – ngư dân Đặng Văn Bảy (thôn Tân An, xã Bình Minh, Thăng Bình) – chủ tàu chụp mực QNa-94419 có công suất 718CV nói.
Nhiều tàu cá của ngư dân các địa phương phía bắc của tỉnh chưa thể ra khơi vào thời điểm này lại dấy lên nỗi lo thiếu hụt lao động. Ảnh: VIỆT QUANG
Không dồi dào nguồn lao động nghề biển tồn tại bấy lâu nay ở Quảng Nam, càng thêm nặng nề với sự cố đang xảy ra ở Cửa Đại. Đơn khởi như chuyện khai thác hải sản ở TP.Hội An. Theo UBND phường Cửa Đại, lao động nghề biển trên địa bàn ngày càng ít đi. Các nguyên nhân được nêu ra là nghề cá không đem lại giá trị kinh tế cao như các nghề thương mại, dịch vụ, du lịch nên rất nhiều ngư dân đã chuyển nghề. Những lao động nghề biển còn lại chủ yếu là những người già, không đủ năng động để chuyển nghề nên tiếp tục gắn bó. Mặc dù họ gắng sức đi biển nhưng những lao động này lại không mang đến hiệu quả cao vì sức khỏe ngày càng đi xuống. Hiện tại, nghề câu cá hố nổi bật nhất ở phường Cửa Đại hoạt động rất bấp bênh do thiếu lao động. “Thực trạng này đã gay gắt trong thời gian qua thì càng khiến ngư dân thêm thắc thỏm khi cửa biển Cửa Đại chưa thể khơi thông. Phần đông lao động nghề biển cho các chủ tàu cá trên địa bàn là người từ nơi khác đến. Họ không kiên nhẫn chờ đợi thì đi “bạn” cho tàu cá ở địa phương khác không có gì khó hình dung” – ông Nguyễn Sinh – Chủ tịch UBND phường Cửa Đại cho biết.
Nguồn nhân lực nghề cá của tỉnh không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng. Mới đây, ngư dân Nguyễn Chấp (thôn Bình Trung, xã Tam Hải, Núi Thành) đã bị chết khi rơi xuống biển lúc đi vệ sinh. Sự việc rất đáng tiếc nhưng đã gióng thêm hồi chuông cảnh báo về sự thiếu cảnh giác của ngư dân. Bởi trong thời gian qua, có quá nhiều trường hợp tương tự xảy ra. Theo nhiều phân tích, nếu trường hợp trên cá biệt thì chỉ có thể gọi là tai nạn lao động. Đằng này sự việc lặp lại liên tục đã cho thấy năng lực sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất ngờ trên biển của ngư dân còn hạn chế. Họ thiếu khả năng tự bảo vệ mình. Điều đó cũng cho thấy ý thức về rủi ro cao, dễ bị tổn thương khi hoạt động trong nghề cá của ngư dân chưa được thường xuyên.
Video đang HOT
Chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới rất cần kíp với ngư dân Quảng Nam. Ảnh: VIỆT QUANG
Nhân lực nghề cá là yếu tố quyết định thành công của mỗi chuyến biển. Hiện đại hóa nghề cá là nhân tố chủ chốt tạo nên chuyển biến về chất, đem lại giá trị kinh tế cao trong khai thác hải sản. Tuy nhiên, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới lại chưa được ngư dân Quảng Nam thường xuyên cập nhật, tiếp thu, vận dụng. Tình trạng phổ biến và thường trực trong hoạt động đánh bắt hải sản tại Quảng Nam là vẫn chỉ duy trì các nghề sản xuất cũ chứ không du nhập được nghề mới. Ví như nghề câu cá ngừ đại dương mới được thí điểm triển khai thì đã chết yểu. Bởi vậy, trong thời gian đến, công tác khuyến ngư, đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới giúp ngư dân làm chủ ngư trường, chủ động trong mọi tình huống sản xuất trên biển là hết sức cấp thiết. Sự cần kíp đó sẽ là cú hích mạnh cho phát triển nghề cá của tỉnh.
Theo Việt Quang (Báo Quảng Nam)
Phấn khởi mỗi đêm thu chục triệu đồng nhờ tôm hùm nhí
Sau một đêm chong đèn hay dùng lưới mành khai thác tôm hùm nhí trên biển, ngư dân vùng biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam có thể thu về gần chục triệu đồng.
Từ sau Tết đến nay, dọc vùng biển huyện Núi Thành, Quảng Nam, ngư dân bắt đầu vào mùa hành nghề khai thác tôm hùm nhí rất tất bật. Trên vùng biển gần bờ, mỗi đêm có hàng trăm chiếc thuyền của ngư dân chong đèn dụ tôm.
Ngư dân Nguyễn Văn Phương chuẩn bị đồ nghề để ra biển khai thác tôm hùm nhí
Chúng tôi có mặt tại xã Tam Tiến và xã Tam Hải, huyện Núi Thành, vào buổi chiều, khi ngư dân bắt đầu chuẩn bị các dụng cụ ra biển thả lưới mành bắt tôm hùm con. Trung bình một đêm các thuyền nhỏ hoặc thúng chai, từ hai đến ba người thả lưới mành có thể bắt được 10 đến 20 con tôm nhí, mang về thu nhập từ 1,5 đến 3 triệu đồng. Đặc biệt, nhiều thuyền, thúng gặp may mắn bắt được nhiều tôm nhí có thể kiếm hàng chục triệu đồng mỗi đêm.
Bộ phin chạy máy sục khí cho tôm hùm nhí sau khi bắt từ dưới biển lên
Đang phân loại tôm hùm con để bán cho thương lái, ngư dân Nguyễn Văn Phương (30 tuổi, trú thôn 3, xã Tam Hải) cho biết, mùa này tôm hùm mẹ bắt đầu vào các bãi đá gần bờ để sinh sản nên anh cùng các ngư dân ở xã Tam Hải phải khẩn trương thả lưới mành bắt loại hải sản đắt đỏ này. "Hôm nay, tôi bắt được 10 con tôm nhí, với giá bán từ 250.000- 270.000 đồng/con, tôi có thể thu về gần 3 triệu đồng. Mấy ngày qua, tôi và các anh em ngư dân bắt tôm nhí ở đây liên tiếp thả lưới mành bắt được rất nhiều tôm nên bán có tiền để lo cho gia đình" - ngư dân Phương phấn khởi.
Đội tàu, thuyền thúng của ngư dân vùng biển Núi Thành vào mùa khai thác tôm hùm nhí
Còn ngư dân Phạm Văn Tài (45 tuổi, trú thôn 7, xã Tam Hải) chia sẻ kinh nghiệm: Để bắt tôm hùm con, phải đi từ 16 giờ chiều cho đến gần 5 giờ sáng hôm sau mới vào bờ. Ban đêm tôm mẹ vào các bãi đá sinh sản nhiều. Thời điểm đó, thả lưới mành hoặc lặn xuống đáy biển mò vào các bãi đá để bắt tôm nhí rất dễ dàng. Tuy công việc bắt tôm nhí rất khó khăn nhưng bán giá cao có nguồn thu nhập cho gia đình ai nấy cũng vui. "Mấy hôm nay, thời tiết thuận lợi nên tranh thủ thả lưới và tôi đã bắt được hơn 20 con tôm hùm. Tôi và 2 người bạn trên thuyền đã kiếm được hơn chục triệu đồng mỗi ngày. Sau khi chia đều cho tất cả 3 người thì tôi và các bạn chài khác có thể bỏ túi vài triệu đồng..." - ngư dân Tài chia sẻ.
Sau mỗi đêm khai thác, ngư dân thu vào hàng chục con tôm hùm nhí
Ngư dân Phạm Văn Tài khoe chiến tích của mình sau một đêm đánh bắt tôm hùm nhí
Bà Ngô Thị Liên (51 tuổi, trú xã Tam Hải), một thương lái chuyên thu mua tôm hùm con cho biết: "Từ sáng tới giờ tôi đã thu mua hàng trăm con tôm nhí của các ngư dân ở xã đảo Tam Hải đánh bắt được. Trung bình mỗi con tôm nhí giá 270.000 đồng. Sau khi thu mua xong, tôi bán lại cho các chủ nuôi tôm ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên với giá từ 280.000-290.000/con. Việc thu mua tôm nhí này còn phụ thuộc vào thời tiết nữa, nếu hôm trời mưa lớn, sóng lớn thì rất ít tôm nhí...".
Sau khi thu mua tôm hùm nhí xong, thương lái cho vào thùng xốp sục khí bổ sung oxy cho tôm
Ông Phan Như Tường - Phó Bí thư Đảng ủy xã Tam Hải, huyện Núi Thành cho biết: "Mùa tôm hùm con chủ yếu xuất hiện trong vòng khoảng 1 tháng sau Tết, nên người dân địa phương tranh thủ khai thác. Tại địa phương có hơn trăm ngư dân chuyên khai thác tôm hùm con, mỗi mùa họ có thể thu vào vài chục triệu đồng. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của ngư dân và góp phần cải thiện cuộc sống của người dân vùng biển Tam Hải. Sau khi hết mùa tôm hùm con, ngư dân bắt đầu chuyển nghề vươn khơi bám biển hành nghề lưới vây, đi câu mực...".
Theo Danviet
Miếng cơm và nước mắt ở làng lặn biển Xuân Hòa Vào tháng Giêng âm lịch hàng năm, ngư dân hành nghề lặn biển ở thôn Xuân Hòa, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) lại chuẩn bị cho những chuyến ra khơi đắm mình dưới đáy biển sâu lặn bắt hải sản... Nghề này đưa lại cho họ bát cơm hàng ngày nhưng cũng lấy đi nhiều nước mắt. Đánh cược sinh...