Lo vỡ hồ Dầu Tiếng vì bão
Phương án xấu nhất là bão vào, triều cường dâng cao, mưa cực lớn kéo dài dẫn đến thảm họa vỡ hồ Dầu Tiếng cũng đã được UBND tỉnh Bình Dương tính tới và có sẵn kịch bản ứng phó.
Bình Dương: Lo vỡ hồ Dầu Tiếng
Sáng 6/11, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết sẽ trực tiếp thị sát, kiểm tra tình hình ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang vào đất liền. Tính tới 12 giờ 30 phút cùng ngày, bầu trời tỉnh Bình Dương đã chuyển sang âm u, nhiều nhà dân chèn chống nhà cửa. Một số hàng quán dọc đường nghỉ bán sớm hơn thường ngày.
Trong sáng nay, UBND tỉnh Bình Dương đã có cuộc họp khẩn nhằm đôn đốc thực hiện các phương án phòng chống bão. Theo yêu cầu của lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương các Sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh phải triển khai các biện pháp tích cực chủ động phòng chống lụt, bão ở các địa bàn trước 13 giờ hôm nay 6/11.
Vừa qua dù không có bão nhưng mưa lớn kéo dài, triều cường dâng cao đã gây lụt ở vùng Bến Cát – Bình Dương
Theo Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Bình Dương, từ chiều ngày 6/11 trên địa bàn tỉnh có mưa, trong các ngày tiếp theo sẽ có mưa to và rất to kèm theo giông, sét cục bộ rất nguy hiểm. Nguy cơ xảy ra trận lụt lớn được UBND tỉnh Bình Dương đặc biệt lưu tâm vì thời điểm bão vào trùng lúc triều cường đạt đỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam, Trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp phải bám sát lịch xả nước của các hồ chứa để chủ động ứng phó.
Một cán bộ cho biết cho hay phương án xấu nhất là bão vào, triều cường dân cao, mưa cực lớn kéo dài dẫn đến thảm họa hồ Dầu Tiếng (dung tích 7 triệu mét khối nước) vỡ cũng đã được tính tới và Bình Dương cũng đã có sẵn kịch bản ứng phó.
TP.HCM cho HS nghỉ học, cấm tàu tránh bão
Do diễn biến phức tạp của cơn bão, nghiêm cấm học sinh di chuyển bằng đường sông từ nay cho đến khi bão đi qua. Nghiêm cấm việc tổ chức tham quan, sinh hoạt ngoại khóa tại Cần Giờ. Học sinh được nghỉ học trong trường hợp không đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Đường đi và vị trí của cơn bão
Đầu giờ chiều 6/11, nhiều trường mầm non, tiểu học ở các quận – huyện trên địa bàn thành phố như: 2, 7, 9, 10, 11, Nhà Bè, Thủ Đức, Cần Giờ… đã thông báo yêu cầu phụ huynh học sinh đến đón con em của mình về sớm nhằm đề phòng bão đổ bộ vào chiều tối nay.
Một số trường mầm non và tiểu học trên địa bàn Q.10, Q.11, TP.HCM đã thông báo yêu cầu phụ huynh học sinh đến đón con em của mình về nhà trước 11g30 trưa nay, 6/11.
Trước diễn biến phức tạp của bão, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm yêu cầu UBND huyện Cần Giờ lên phương án di dời 2.000 người dân tại xã đảo Thạnh An đến nơi an toàn để tránh bão.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP.HCM ra công điện khẩn cấp về việc cấm đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu nhà hàng xuất bến.
Công điện yêu cầu Sở GT-VT và UBND các quận, huyện yêu cầu các chủ bến và chủ phương tiện đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu nhà hàng chấp hành lệnh nghiêm cấm xuất bến hoạt động kể từ 9h ngày 6/11 cho đến khi có lệnh mới.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Gần 2.000 tàu thuyền chưa vào bờ
Đại tá Đào Quang Hiển, tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, đến 11g ngày 6/11, Bộ đội biên phòng tỉnh đã kêu gọi được 3.505 tàu cá với 15.687 ngư dân vào bờ. Hiện vẫn còn hơn 1.500 tàu cá cùng hơn 10.000 ngư dân đánh bắt xa bờ và gần 400 tàu cá/hơn 1.600 ngư dân đánh bắt gần bờ chưa vào bờ. Trước đó, từ chiều từ chiều 5/11, các lực lượng biên phòng chốt ở cửa khẩu, cửa biển ra vào đã cấm tất cả các ghe, tàu xuất bến.
Sáng 6/11, ông Lê Thanh Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ký công văn “thượng khẩn” chỉ đạo cho Sở Giáo dục và đào tạo, UBND các huyện, thành phố, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh này, cho phép tất cả học sinh, sinh viên trên địa bàn nghỉ học vào chiều 6/11.
Trong sáng nay, Sở Giáo dục – Đào tạo ra thông báo cho các trưởng phòng Giáo dục huyện, thành phố thông báo đến các trường cho học sinh nghỉ học từ 11g sáng 6/11. Nhiều trường học mẫu giáo, nhà trẻ ra thông báo phụ huynh nhanh chóng đến đón con, em.
Đến 14g ngày 6/11, thời tiết Vũng Tàu vẫn nắng đẹp, gió nhẹ. Tuy nhiên, người dân vẫn cảnh giác đề phòng, chằng chéo nhà cửa, chặt cành cây to, mua sắm thực phẩm dự trữ.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa – Vũng Tàu (bao gồm cả huyện đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Từ gần sáng mai (7/11), vùng biển Cà Mau – Kiên Giang và vịnh Thái Lan có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Vùng ven biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao 2,5-4m. Ngoài ra, hồi 10 giờ ngày 6/11, áp thấp nhiệt đới có vị trí ở vào khoảng 7,5 độ Vĩ Bắc; 138,9 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Dự báo bão sẽ di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 25 – 30km một giờ và còn tiếp tục mạnh thêm. Như vậy, khoảng đêm 8/11, cơn bão này có khả năng đi vào Biển Đông.
Theo Khampha
Nhà ngoại cảm Bích Hằng vẫn chưa hết sốc
"Những ngày gần đây áp lực khiến mẹ tôi bị đột quỵ, con tôi không muốn đến trường vì báo chí nói là mẹ lừa đảo..." - Đó là chia sẻ của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tại Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sỹ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sỹ Phùng Chí Kiên. Buổi hội thảo diễn ra sáng nay (6/11) do Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, liên hiệp UIA - báo Khoa học & Đời sống tổ chức.
Vừa qua, dư luận dành sự quan tâm đặc biệt đến phóng sự của VTV trong chương trình "Trở về từ ký ức" phát sóng hôm 12/10. Phóng sự cho biết, hầu hết hài cốt liệt sĩ do các "nhà ngoại cảm" tuyên bố tìm được đều là xương động vật, đất đá... Theo kết quả giám định của Viện Pháp y Quân đội, tỷ lệ chính xác được kết luận "gần như bằng 0". Chương trình cũng nhắc đến một sự kiện, bản kết quả giám định mẫu xương được cho là của đồng chí Phùng Chí Kiên (Ủy viên Trung ương Đảng năm 1935, người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm Tướng - PV), lại là mảnh sành và răng lợn. Trong khi khán giả muốn nghe ý kiến bà Hằng, thì không thấy bà Hằng giải thích gì. Tại hội thảo ngày 6/11, bà Phan Thị Bích Hằng chính thức phát biểu về vụ việc này.
"Mẹ chọn liệt sỹ hay con"
Khi báo chí đăng tải các bài viết về nhà ngoại cảm, trong đó có nhắc đến Phan Thị Bích Hằng trong việc tìm mộ liệt sỹ Phùng Chí Kiên lại là mảnh sành và răng lợn, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho biết, bà rất áp lực.
Bà Hằng cho biết, bà cũng là một phụ nữ bình thường như tất cả mọi người. Cũng sinh ra lớn lên bằng cơm cha áo mẹ, có thiên chức của một người phụ nữ; cũng mong muốn và có quyền được hưởng cuộc sống như một người phụ nữ bình thường.
Theo bà, có những ngày cuối tuần để đi chơi với gia đình, nhưng những ngày đó bà xách ba lô lên đường.
Bà Hằng kể, các con chỉ thích trong tủ quần áo của tôi là váy. Vì mặc quần áo thì đi tìm liệt sĩ, mặc váy là ở nhà chơi với con. Bà cảm thấy đau đớn vì những sự thiệt thòi đó không ai thấu hiểu: "Đứa con hỏi, mẹ chọn liệt sỹ hay con".
Bà Hằng cho biết những ngày qua áp lực khiến mẹ bà bị đột quỵ, con không muốn đến trường vì "báo chí nói mẹ lừa đảo, con rất xấu hổ".
"Tôi rất đau đớn, tôi không biết làm thế nào bởi việc của chúng tôi làm đâu có phải lúc nào cũng nói".
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong cuộc hội thảo sáng nay (6/11)
"Mùi cây bưởi còn phảng phất đâu đây"
Tại cuộc Hội thảo, chia sẻ về lần tìm kiếm ngoại cảm liệt sỹ Phùng Chí Kiên, bà Phan Thị Bích Hằng cho hay, bà chỉ biết đến liệt sỹ qua sách vở. Bà cũng không biết liệt sỹ hy sinh thế nào, được chôn cất ở nơi đâu.
Bà Hằng bắt đầu đi tìm hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên từ tháng 3/2008. Bà cho rằng, đây là việc vô cùng gian khó. Bởi liệt sĩ đã hi sinh từ năm 1941 đến thời điểm đi tìm là 68 năm.
Lần đi tìm này cũng đặc biệt bởi tìm phần thi thể không nguyên vẹn là thủ cấp. Nhưng bà Hằng không biết thủ cấp của liệt sĩ chôn ở đâu, ở tọa độ nào. "Tôi cũng không gặp bất kỳ một người thân nào của liệt sĩ Phùng Chí Kiên, không có bất kỳ một tư liệu nào trong tay...", bà Hằng chia sẻ.
Bà Hằng nhớ, ngày 7/5/2008, bà xác định được phần hài cốt còn lại của liệt sĩ Phùng Chí Kiên chôn cất ở Tiểu khu 1, Vân Tùng, Ngân Sơn (Bắc Kạn).
Nói đến đây, bà Hằng khiến cả hội trường im lặng chú ý khi nhắc đến "cảm giác như mùi của cây bưởi ở bên cạnh phần thủ cấp liệt sĩ nằm vẫn còn phảng phất đâu đây".
"Bởi đó là ứng báo cuối cùng khi tôi thắp hương lên bia mộ tưởng niệm liệt sỹ ở nghĩa trang Ngân Sơn. Lúc đó liệt sỹ nói hãy ra ở phía sau ngôi mộ có một cây bưởi. Đoàn tiền trạm đã đi và tìm thấy cây bưởi".
"Tôi đã đánh dấu lại vị trí, bàn giao toàn bộ cho gia đình cho các cơ quan chức năng khai quật, tôi phải về nhà vì gia đình có việc đột xuất", bà Hằng kể lại quá trình tìm hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Bà Hằng nhớ lại, ngày hôm sau (8/5), được tin hài cốt liệt sĩ đã được đưa về nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), bà rất vui mừng và mang theo một lẵng hoa trắng để thắp hương vì biết khi hy sinh, người liệt sĩ đó chưa có gia đình.
"Và tôi chờ đợi ngày được thắp nén nhang trên mộ của người với hai phần thi thể được khớp lại một cách toàn vẹn. Nhưng sự chờ đợi ngày này qua tháng khác và cuối cùng tôi được trả lời bằng một tờ báo trên tay là Phan Thị Bích Hằng bé cái nhầm".
Bà cho biết, rất buồn nhưng không có số điện thoại, hay đường dây liên lạc lại với gia đình liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Tại buổi hội thảo, nhà khảo cổ học Nguyễn Lân Cường cho rằng, qua bức ảnh chụp lại tại buổi khai quật hài cố liệt sỹ Phùng Chí Kiên, có thể thấy đó là xương của người. Còn chiếc răng của lợn có ở đó cũng không phải là điều gì quá vô lý, bởi có thể răng lợn lẫn trong đất đá.
Theo Khampha
Toàn miền Nam nín thở đón bão số 13 Hàng nghìn tàu thuyền đã vào nơi trú ẩn an toàn; hàng chục nghìn người được di dời khỏi vùng nguy hiểm; nhiều hoạt động công cộng tạm ngưng; công sở đóng cửa sớm... đó là những gì người dân miền Nam đang phập phồng chờ đón cơn bão số 13 dự báo sẽ quét qua... TP.HCM: Công sở đóng cửa sớm Tại...