Lo vàng lậu được hợp pháp hóa
Công ty SJC vừa đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho dùng vàng nữ trang để làm nguyên liệu sản xuất vàng miếng nhằm giải bài toán khan vàng miếng trên thị trường hiện nay.
Sản xuất vàng tại Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) ở Khu chế xuất Tân Thuận, Q.7, TP.HCM. Ảnh: Thuận Thắng.
Tuy nhiên, các chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng giải pháp này sẽ tạo điều kiện cho việc hợp pháp hóa nguồn vàng lậu đang trôi nổi trên thị trường, đồng thời đẩy tỉ giá tăng.
Tận dụng nguyên liệu giá rẻ
Giá vàng trong nước cao hơn thế giới gần 3 triệu đồng/lượng
Ngày 13-9, giá vàng thế giới đã giảm 15 USD/ounce, tương đương 370.000 đồng/lượng, còn 1.730 USD/ounce. Trong khi đó giá vàng trong nước chỉ giảm 170.000 đồng/lượng, còn 46,45 triệu đồng/lượng. So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước đang cao hơn gần 3 triệu đồng/lượng.
Lãnh đạo Công ty SJC cho biết kiến nghị này đã được gửi đến NHNN từ đầu tuần nhưng đến nay NHNN chưa có văn bản trả lời. Theo Công ty SJC, nguồn trong nước ngày càng khan hiếm, trong khi vàng nguyên liệu nữ trang thấp tuổi không sử dụng trên thị trường rất nhiều, giá lại rẻ. Nếu được dùng vàng nữ trang để làm nguyên liệu sản xuất vàng miếng sẽ giúp tăng cung cho thị trường, đồng thời giảm cách biệt giữa giá vàng trong nước – thế giới. Thời điểm này cũng thuận lợi do giá vàng tăng cao, người dân mang nữ trang đến bán rất nhiều.
Ngoài ra, Công ty SJC kiến nghị được dùng nguồn vàng mua từ các mỏ vàng khai thác trong nước để làm nguyên liệu sản xuất vàng miếng. Đây là các mỏ có giấy phép khai thác nên cơ quan quản lý nắm được rõ sản lượng. Lãnh đạo Công ty SJC cho rằng nếu tận dụng nguồn vàng được khai thác trong nước để sản xuất vàng miếng sẽ tăng thêm nguồn cung cho thị trường mà không ảnh hưởng đến tỉ giá.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, tổng giám đốc Công ty SJC, cho rằng việc sử dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ từ vàng phân kim cũng góp phần tăng nguồn cung vàng trong nước, đồng thời kéo giảm giá vàng vì vàng phân kim đang rẻ hơn vàng SJC vài triệu đồng/lượng. Điều quan trọng là biện pháp quản lý, giám sát của NHNN.
Lo cho tỉ giá
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng nếu NHNN cho phép Công ty SJC mua vàng nữ trang để sản xuất vàng miếng sẽ tạo điều kiện cho việc hợp thức hóa vàng lậu, ảnh hưởng đến tỉ giá. Ông Trần Thanh Hải, tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh vàng VN, cho rằng hiện nguồn vàng bóng ký trôi nổi trên thị trường rất nhiều với giá rẻ hơn vàng miếng SJC 2-3 triệu đồng/lượng.
Thời gian qua do NHNN siết chặt việc dập vàng miếng SJC nên nguồn vàng này không tiêu thụ được. Vì vậy, nếu NHNN cho phép Công ty SJC sản xuất vàng miếng từ vàng phân kim hoặc nữ trang để sản xuất vàng miếng SJC sẽ tạo điều kiện để giới kinh doanh tiêu thụ nguồn vàng lậu thu siêu lợi nhuận, đồng thời kích tỉ giá tăng vọt.
Phó tổng giám đốc một công ty vàng khác cho biết về hình dạng vàng bóng ký có hình khối chữ nhật với trọng lượng 1kg, trên mỗi khối vàng có ký hiệu xêri của nhà sản xuất và đủ bốn số 9. Còn vàng phân kim thì đủ hình thù và trọng lượng khác nhau, đồng thời có lẫn tạp chất. Tuy nhiên giới kinh doanh có thể dễ dàng biến vàng bóng ký thành vàng phân kim hoặc nữ trang để đưa đi tiêu thụ.
Do đó vị này cho rằng nếu cho phép dùng nữ trang làm nguyên liệu sản xuất vàng miếng, NHNN có thể đạt được mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới nhưng mặt khác lại làm tăng lượng vàng vật chất trong xã hội, đồng thời tác động đến tỉ giá. Còn nhiều giải pháp khác để thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới như cho phép mở tài khoản ở nước ngoài để cân đối trạng thái, đồng thời bán vàng trong nước để can thiệp thị trường như NHNN từng làm cuối năm 2011. Như vậy NHNN không tốn ngoại tệ để nhập vàng, do vậy không ảnh hưởng đến tỉ giá.
Một chuyên gia, nguyên là vụ phó vụ quản lý ngoại hối, cho rằng những biện pháp này thực chất chỉ mang tính đối phó chứ không phải là giải pháp lâu dài. Theo ông này, để đưa chênh lệch giữa giá vàng trong nước – thế giới về mức 400.000 đồng/lượng như cam kết của thống đốc NHNN, cần nhiều giải pháp tổng thể, lâu dài, trong đó cần vai trò tham gia trực tiếp của NHNN.
Đề nghị sớm công bố đề án huy động vàng
Bà Nguyễn Ngọc Quế Chi cho rằng thời gian qua vàng “phi SJC” bị phân biệt dẫn đến người nắm giữ vàng phi SJC đồng loạt bán ra làm ảnh hưởng đến thanh khoản vàng của các NH thương mại, vì các NH đã phải chuyển một phần vàng huy động sang vàng phi SJC và lượng vàng này đang tồn kho. Theo quy định, cuối tháng 11-2012 các NH không còn được phép huy động vàng, trong khi hiện nay NHNN chưa cho phương án chuyển đổi vàng phi SJC.
Trong khi đó nhu cầu thị trường chỉ tập trung vào vàng miếng SJC khiến thị trường khan hiếm, người tiêu dùng lại thiệt thòi. Theo bà Chi, NHNN nên sớm thống kê và cho phép chuyển đổi vàng phi SJC thành vàng SJC để tăng thanh khoản vàng cho các NH, qua đó hạ nhiệt giá vàng.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc NHNN TP.HCM, cho biết nơi này đang kiến nghị NHNN sớm công bố đề án huy động vàng trong dân, vì ngày 25-11 các NH không còn được phép huy động vàng. “Trước đây NHNN cho biết sẽ xây dựng đề án huy động nguồn lực này thông qua việc ủy quyền cho các tổ chức tín dụng, nhưng đến nay chưa ban hành. Nếu chưa thể ban hành đề án chính thức, NHNN cũng nên công bố dự thảo để định hướng thị trường” – ông Minh nói. Về tình hình giá vàng hiện nay, ông Minh cho biết đã báo cáo và kiến nghị lên NHNN nhưng ưu tiên của NHNN là giữ ổn định tỉ giá, do vậy nơi này vẫn đang cân nhắc các biện pháp thích hợp để can thiệp thị trường vàng
Theo TPO
Người dân Quảng Nam được phổ biến cách ứng phó động đất
Sau khi những trận động đất liên tục xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Trà My gây hoang mang dư luận, người dân tỉnh Quảng Nam đã được hướng dẫn một số kiến thức và biện pháp ứng phó với động đất.
Theo đó, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB & TKCN) tỉnh Quảng Nam đã có văn bản gửi Ban chỉ huy PCLB & TKCN các huyện, thành phố của tỉnh để phổ biến một số kiến thức và biện pháp ứng phó với động đất.
Những trận động đất gần đây tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 gây lo lắng cho người dân
Ông Nguyễn Thanh Quang - Phó trưởng Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh Quảng Nam - cho biết, từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn huyện Bắc Trà My, Nam Trà My và một số địa phương lân cận đã xảy ra hơn 40 trận động đất, trong đó đặc biệt vào tối ngày 3/9 vừa qua xuất hiện trận động đất với cường độ khoảng 4,2 độ richter, gây rung chuyển nhiều nhà dân và trụ sở cơ quan ở các địa phương trên.
Nhằm đối phó với động đất có thể còn tiếp tục xảy ra tại các địa phương trên, căn cứ sổ tay hướng dẫn phòng, tránh thiên tai của Ban chỉ đạo PCLB Trung ương ban hành, Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão tỉnh Quảng Nam phổ biến một số kiến thức và biện pháp ứng phó với động đất cho người dân trên địa bàn.
Theo đó, động đất là sự rung động của mặt đất, được tạo ra bởi các dịch chuyển đột ngột của các khối địa chất trong lòng đất, các vụ nổ núi lửa, các vụ trượt lở đất, sụp đổ hang động...
Về nguyên nhân, có 3 nhóm nguyên nhân gây ra các trận động đất: Do hiện tượng sụt lở các lỗ rỗng trong vỏ quả đất do núi lửa phun trào do các vận động bên trong trái đất làm tích tụ năng lượng tại vùng phát sinh động đất và được gọi là động đất kiến tạo. Trên 90% các trận động đất quan trắc được đều thuộc loại động đất kiến tạo.
Cường độ của động đất (M) thường được xác định bằng độ richter. Có thể sơ bộ đánh giá cường độ của động đất qua hiện tượng như sau: Từ 1-2 độ richter không nhận biết được từ 2-4 độ richter có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại từ 4-5 độ richter mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể từ 5-6 độ richter nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt từ 6-7 độ richter nhà cửa bị hư hại nhẹ từ 7-8 độ richter động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất từ 8-9 độ richter nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng từ 9 độ richter rất hiếm khi xảy ra.
Người dân cho rằng thủy điện Sông Tranh 2 đang tích nước sau sửa chữa sự cố rò rỉ là nguyên nhân gây ra động đất
Để ứng phó với động đất, trước khi xảy ra động đất người dân nên dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, radio, bông băng, thuốc chữa bệnh thông thường, thay đổi khi hết hạn sử dụng không đặt các vật nặng lên giá đỡ cao không đặt giường ngủ sát cửa kính những vật dụng trong nhà dễ ngã đổ, rơi xuống, nên được gắn chặt vào tường nhà để khi lung lay cũng không rơi xuống đất gây thương tích các đồ đạc nặng như kệ sách, tủ, chén bát.... nên đặt xa khỏi các cửa ra vào, các nơi thường lui tới để khi ngã đổ vẫn không chắn lối ra và nên gắn chặt vào tường nhà những người sống ở chung cư nắm vững lối thoát hiểm theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.
Khi xảy ra động đất, nếu động đất xảy ra khi đang ở trong nhà thì ngay lập tức chui xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh các vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy đến góc phòng đứng, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng mới rời khỏi phòng, nhà nếu cần.
Khi di chuyển ra khỏi nhà cao tầng không chạy vào thang máy, đề phòng mất điện bất ngờ, đồng thời lấy các vật che lên đầu như gối, cặp sách, cặp tài liệu. Nếu động đất xảy ra khi đang ở ngoài đường, phải lánh nạn ở những bãi đất trống, chạy tránh xa các tòa nhà cao ốc, tường cao, cây to và đường dây điện để tránh sập đổ
Nếu động đất xảy ra khi đang ở gần bờ biển phải đề phòng sóng thần sau chấn động đầu tiên thường có thời gian yên tĩnh, sau đó mới có chấn động mới, do đó không nên hoảng sợ. Chấn động mới có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ, thậm chí sau vài ngày tùy thuộc động đất mạnh hay yếu.
Theo Dantri
Nữ sinh Việt được Thủ tướng Singapore tiếp chuyện Lê Hà Thanh Mai - sinh viên năm 3 Trường đại học SMU (Singapore Management University), vừa vinh dự được Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long mời tham dự buổi nói chuyện của nhà lãnh đạo này nhân dịp Quốc khánh đảo quốc Sư tử. Trong bài diễn văn của mình, Thủ tướng Lý Hiển Long đánh giá Thanh Mai là tấm gương...