Lo vắc xin Covid-19 Trung Quốc hiệu quả thấp, UAE tiêm mũi thứ 3 cho dân
Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) sẽ tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 3 cho những người đã tiêm vắc xin Sinopharm của Trung Quốc dường như vì lo ngại chế phẩm này có thể không đủ hiệu quả.
Vắc xin của Sinopharm, Trung Quốc (Ảnh: China News).
UAE hôm 18/5 thông báo sẽ tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 3 cho những người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin của Sinopharm 6 tháng trước. Theo AP , UAE sẽ trở thành quốc gia đầu tiên thế giới chính thức tiêm 3 mũi vắc xin Covid-19 cho người dân.
Trước đó, báo National hồi tháng 3 đưa tin, nhiều người dân ở UAE đã được tiêm mũi vắc xin thứ 3 của Sinopharm do không sản sinh đủ kháng thể chống mầm bệnh sau khi tiêm 2 mũi đầu tiên.
Trong khi đó, Newsweek cho biết, một số người được tiêm chủng 2 mũi của Sinopharm ở UAE dường như đã bày tỏ lo ngại về mức độ hiệu quả của vắc xin Trung Quốc.
Video đang HOT
Tháng trước, các hãng truyền thông đưa tin, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc Gao Fu nhận định rằng khả năng phòng ngừa Covid-19 của vắc xin do nước này tự sản xuất là “không cao”. Tuy nhiên, ông Gao sau đó đã bác bỏ thông tin này và nói rằng truyền thông đã “hiểu sai” ý của ông.
UAE đã chọn vắc xin của Sinopharm là “trụ cột” trong chương trình tiêm chủng toàn dân của quốc gia Trung Đông. Tuy nhiên, vắc xin này vướng một số tranh cãi khi ngoài các con số về mức độ hiệu quả, trong bối cảnh phía Trung Quốc công bố rất ít dữ liệu cần thiết để chứng minh tỷ lệ mà họ đưa ra là chính xác.
Mặc dù vậy, Sinopharm không phải là công ty duy nhất phát triển thêm mũi tiêm bổ sung. Một số nhà sản xuất khác cũng đang nghiên cứu thêm về vắc xin Covid-19 để chuẩn bị cho kịch bản virus SARS-CoV-2 không ngừng đột biến và có thể “né” các vắc xin trước đó được tiêm vào cơ thể.
Hồi đầu tháng, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine Sinopharm, tạo điều kiện để vaccine này tham gia chương trình COVAX.
Sau thông báo của UAE, một nước Vùng Vịnh khác là Bahrain cũng thông báo sẽ tiêm mũi vắc xin thứ 3 của Sinopharm cho những các nhóm ưu tiên, gồm nhân viên tuyến đầu, người dân trên 50 tuổi và những người có bệnh lý nền. Vắc xin Sinopharm cũng là trọng tâm trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng của Bahrain.
"Vợ chồng cựu giám đốc Hacinco không lây nhiễm Covid-19 từ Đà Nẵng"
Vợ chồng cựu giám đốc Hacinco mắc Covid-19 với mã gene thuộc chủng Ấn Độ, còn các ca bệnh tại Đà Nẵng mang chủng gene từ Anh.
Chiều 19/5, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 Đà Nẵng, bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng cho biết, trình tự gene của các mẫu bệnh Covid-19 tại Đà Nẵng không trùng với mẫu bệnh của vợ chồng cựu giám đốc Hacinco (Hà Nội).
Bác sĩ Thạnh cho biết, CDC Đà Nẵng đã gửi 11 mẫu xét nghiệm tại các ổ dịch trên địa bàn thành phố ra Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để giải trình tự gene. Kết quả 11 mẫu bệnh phẩm này đều có nguồn gốc chủng virus Anh.
Trong khi đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng lấy mẫu bệnh phẩm đối với vợ chồng du khách người Hà Nội (BN số 3634 và 3633) để giải trình tự gene. Mẫu bệnh phẩm của người vợ không ra kết quả (do mẫu không đạt yêu cầu), còn của người chồng mang chủng virus Ấn Độ.
Cũng theo bác sĩ Thạnh, CDC Đà Nẵng đã phối hợp CDC Quảng Nam lấy 801 mẫu xét nghiệm của những trường hợp có nguy cơ tại các địa điểm mà du khách này lưu trú, tiếp xúc trong thời gian đi du lịch. Kết quả xét nghiệm cho thấy tất cả 801 trường hợp này âm tính với SARS-CoV-2.
"Dựa trên những cơ sở, căn cứ khoa học này, có thể khẳng định vợ chồng du khách người Hà Nội không lây nhiễm Covid-19 từ Đà Nẵng", bác sĩ Thạnh cho hay.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng, kết quả này hết sức quan trọng, giúp cởi bỏ những hoài nghi, trách nhiệm của Đà Nẵng liên quan đến 2 trường hợp bệnh nhân số 3633 và 3634.
Theo ông Chinh, quan trọng hơn là các đơn vị, địa phương trong cả nước liên quan đến 2 ca bệnh này có cái nhìn chính xác hơn về bản chất, nguyên nhân của dịch bệnh, từ đó có những quyết định đúng đắn hơn để kiểm soát, phòng chống dịch kịp thời, hiệu quả.
Như Báo Giao thông đưa tin, ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco) và vợ đi Đà Nẵng dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 về không khai báo, kể cả khi có biểu hiện ho, đau rát họng.
Tới ngày 9/5, vợ chồng ông Thanh đi khám tại Bệnh viện Thu Cúc nhưng do có yếu tố dịch tễ đi từ Đà Nẵng nên Bệnh viện không tiếp nhận khám.
Sau đó, ông Thanh đi làm việc, hội họp, tiếp khách, chơi gofl... với lịch trình dày đặc, tiếp xúc với rất nhiều người.
Ngày 12/5, tiếp tục ho, đau họng nên ông Thanh đã cùng vợ đi khám tại Bệnh viện Hữu Nghị. Đến khi có kết quả dương tính SARS-CoV-2, vợ chồng ông Thanh mới khai tiền sử dịch tễ là có đến Đà Nẵng.
Ông Thanh đã bị kỷ luật cách chức vì vi phạm trong phòng chống dịch.
Ninh Bình ghi nhận 2 trường hợp nghi mắc Covid-19 đầu tiên Tối 19/5, Sở Y tế tỉnh Ninh Bình thông báo, trên địa bàn đã có 2 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát. Các ca bệnh đều liên quan đến ổ dịch Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Ông Vũ Mạnh Dương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình cho biết, trên địa bàn...