Lo ùn tắc gia tăng do ôtô được giảm thuế nhập khẩu
“Tình trạng ùn tắc sẽ là nguy cơ tại các đô thị lớn khi lượng ôtô gia tăng do giảm thuế nhập khẩu trong khi nhiều công trình giao thông vẫn thi công kéo dài”, thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cảnh sát giao thông đánh giá.
Phát biểu tại hội nghị an toàn giao thông sáng 8/12, thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cảnh sát giao thông cho rằng, ùn tắc vẫn là vấn nạn của các đô thị lớn. Hà Nội hiện có 10 triệu dân, TP HCM 11-12 triệu trong khi đó hạ tầng không mở rộng được nhiều đã tạo áp lực lớn cho giao thông đô thị. Tiêu chí đất dành cho giao thông là 20% song hiện chỉ đáp ứng khoảng 10%.
Tắc đường vào giờ cao điểm thường xuyên ở các đô thị lớn. Ảnh: Bá Đô
Theo thiếu tướng Hà, năm 2016 ùn tắc giao thông sẽ là nguy cơ lớn tại các đô thị lớn do lượng ôtô tăng vì được giảm thuế nhập khẩu. Người dân sẽ mua nhiều xe tải sau khi chính quyền xử lý xe quá tải. Trong khi đó, các công trình hạ tầng ở các đô thị lớn thường kéo dài làm ảnh hưởng giao thông. Cả nước hiện đã có trên 4 triệu ôtô, hơn 40 triệu môtô, xe máy điện cũng đang tăng mạnh.
Video đang HOT
“Ngành công an đã huy động tất cả lực lượng từ chính quy đến tự quản phường xã để hàng ngày phân luồng và xử lý vi phạm, có nhiều cảnh sát phải làm 11-12 giờ mỗi ngày, chỉ được nghỉ chủ nhật”, ông Hà cho biết.
Thiếu tướng Hà đề xuất các biện pháp như cân đối phương tiện tại đô thị lớn, đưa nhà cao tầng, trường đại học, nhà máy ra ngoại thành để giảm ùn tắc, Bộ Công an tham mưu cho Chính phủ có biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân.
Trong 5 năm qua cả nước đã xảy ra hơn 600 vụ ùn tắc giao thông kéo dài hơn một giờ tại TP HCM và Hà Nội. Cảnh sát giao thông đã xử phạt tăng hơn 4 triệu trường hợp so với 5 năm trước, tiền xử phại tăng hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó vi phạm đường bộ chiếm 90-95%.
Tại hội nghị Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, tình trạng ùn tắc giao thông ở hai thành phố có tiến bộ so với trước đây nhưng vẫn còn cục bộ. Nguyên nhân là cách quản lý đô thị có nhiều bất cập. Các thành phố lớn vẫn mọc lên những tòa nhà 30-40 tầng trong khi có chủ trương hạn chế nhà cao tầng. Ngoài ra, ùn tắc không chỉ ở các thành phố lớn, các đô thị như Đà Nẵng, Cần Thơ đã bắt đầu nguy cơ này.
Phó thủ tướng đã thay mặt Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phát động thi đua bảo đảm an toàn giao thông giai đoạn 2016-2020 ở các địa phương, bộ ngành. Mục tiêu trong thời gian tới là nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt trong văn hóa khi tham gia giao thông. Tất cả địa phương đều phải tiếp tục giảm tai nạn giao thông 5-10%, phải giảm số người chết từ dưới 9.000 người xuống 5.000 người, tiếp tục kéo giảm ùn tắc của các thành phố lớn như TP HCM và Hà Nội và một số địa phương khác.
Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, hiện nay Hà Nội còn 44 điểm ùn tắc, giảm 34 điểm so với năm 2011; TP HCM không còn ùn tắc giao thông trên 30 phút. Giai đoạn 2011-2015, toàn quốc xảy ra 158.125 vụ tai nạn giao thông, làm chết 48.015 người, bị thương 162.058. So với giai đoạn 2006-2010, đã giảm 34.835 số vụ (giảm 18%), giảm 12.393 số người chết (giảm 20%) và giảm 46.583 số người bị thương (giảm 22%).
Đoàn Loan
Theo VNE
20 tỷ USD hiện đại hoá giao thông công cộng
Để giải quyết nhu cầu đi lại của người dân, từ nay đến năm 2020, Bộ Giao thông sẽ dành 20 tỷ USD để hiện đại hoá hệ thống giao thông công cộng.
Từ nay đến năm 2020 ngành giao thông sẽ đầu tư khoảng 20 tỷ USD vào hiện đại hoá, xây dựng hệ thống giao thông công cộng. Ảnh: Giang Huy
Bộ Giao thông Vận tải đánh giá hệ thống giao thông đô thị ở nước ta hiện thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch đô thị và giao thông đô thị. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển hệ thống giao thông công cộng mang tính bền vững, khiến thiếu quỹ đất dành cho giao thông. Vì vậy từ nay đến năm 2020 nguồn vốn chi hiện đại hóa giao thông công cộng ước tính 20 tỷ USD.
Theo định hướng phát triển giao thông công cộng của Chính phủ đến năm 2020, tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng của Hà Nội phải đáp ứng khoảng 25% nhu cầu đi lại, trong đó đường sắt đô thị chiếm 2-3%. TP HCM đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đi lại, đường sắt đô thị chiếm 4-5%. Đây cũng là 2 địa phương tập trung nhiều dự án được đầu tư với các trục đường Vành đai, trục xuyên tâm và các siêu dự án đường sắt đô thị, trị giá hàng triệu đô.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho rằng phát triển giao thông công cộng là giải pháp quan trọng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo cơ hội cho phép người dân có thể di chuyển dễ dàng hơn, giảm ùn tắc giao thông, tăng cường mức độ an toàn giao thông. Bộ Giao thông vận tải đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để tham mưu cho Chính phủ nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài về cả vốn và công nghệ tiên tiến vào hạ tầng giao thông tại Việt Nam, trong đó có giao thông công cộng.
Thủ tướng Chính phủ cũng vừa ký quy hoạch phát triển giao thông vận tải khu vực kinh tế Bắc Bộ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó từ nay đến năm 2020 sẽ hoàn thành tới 500 km đường cao tốc, xây dựng, bổ sung và phát triển hàng loạt đường cao tốc kết nối từ Hà Nội với các tỉnh Bắc Bộ, ngoài ra thúc đẩy việc xây dựng các hệ thống tàu điện đô thị, sân bay, cảng biển...
Xuân Hoa
Theo VNE
Việt Nam học hỏi từ nước đi đầu về an toàn giao thông Chiều ngày hôm qua (25/11), tại Hà Nội, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức hội thảo Giao thông đô thị bền vững-Chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt Nam và Thụy Điển. Thứ trưởng Bộ Giao thông và Cơ sở Hạ tầng Thuỵ Điển - ông...