Lộ UAV dùng pin hydro Nga bí mật thử nghiệm ở Syria
Nga đã bí mật thử nghiệm hàng loạt mẫu máy bay không người lái ( UAV) dùng pin hydro tại Syria.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời nguồn tin quân sự Nga cho hay, Không quân Nga đã âm thầm thử nghiệm một số máy bay không người lái (UAV) sử dụng pin nhiên liệu hydro tại Syria trong một khoảng thời gian khá dài. Thông tin về đợt thử nghiệm này chỉ mới được tiết lộ sau khi số UAV trên trở về Nga an toàn.
Cũng theo nguồn tin này, thử nghiệm trên là nhằm kiểm tra khả năng hoạt động của UAV sử dụng pin hydro ở môi trường khí hậu nóng ẩm và trong điều kiện khắc nghiệt ở sa mạc. Từ khi tham chiến tại Syria, Nga đã cho thử nghiệm khá nhiều mẫu UAV tại đây nhưng không phải tất cả chúng đều sử dụng pin hydro. Trong ảnh là mẫu UAV sử dụng pin hydro INSPECTOR 402 được Nga giới thiệu vào năm 2012.
Các mẫu UAV sử dụng pin nhiêu liệu hydro không phải là mới ở Nga nhưng việc đưa chúng ra thực địa thì đây là lần đầu tiên nhất là tại Syria. Những chiếc UAV đặc biệt này của Nga có thời gian hoạt động dài hơn so với các UAV thông thường. Ví dụ như với thiết kế Octocopter là hơn 4 tiếng trên không.
Video đang HOT
Hiện tại toàn bộ số UAV tham gia thử nghiệm tại Syria đều đã được chuyển về Nga để phân tích dữ liệu hoạt động của chúng trong đó bao gồm cả hiệu suất hoạt động của UAV khi phải bay trong điều kiện bão cát.
Đây không phải là lần đầu tin thông về việc Nga thử nghiệm vũ khí mới tại Syria xuất hiện, khi mà từ đầu cuộc chiến cho tới nay Moscow liên tục đưa tới quốc gia Trung Đông này các loại vũ khí hiện đại nhất của mình từ tổ hợp phòng không S-400 cho đến tiêm kích bom Su-34.
Hiện tại các công ty công nghệ hàng không của Nga cũng đang phát triển mẫu UAV sử dụng pin nhiên liệu hydro có khả năng hoạt động liên tục 40 giờ trên không trong mọi điều kiện thời tiết.
Và việc Nga điều các mẫu UAV sử dụng pin hydro đến Syria đã chứng minh rằng họ không hề nói đùa về ý tưởng này, sau Syria nhiều khả năng Nga sẽ sớm thử nghiệm các mẫu UAV này tại Bắc Cực khu vực vốn luôn được Nga sử dụng trong nhiều chương trình thử nghiệm vũ khí bí mật.
Từ một quốc gia đi sau trong công nghệ phát triển UAV nhưng hiện nay Nga đang nhanh chóng khẳng định sức mạnh công nghệ hàng không của mình với việc phát triển hàng loạt mẫu UAV thế hệ vượt trội hơn hẳn Phương Tây. Dù vậy khoảng cách công nghệ UAV giữa Nga và Mỹ vẫn còn cách biệt khá lớn.
Theo Kiến Thức
Pháp, Anh duyệt chi 2 tỉ euro phát triển UAV quân sự
Pháp và Anh đã đồng ý đầu tư hơn 2 tỉ euro cho dự án sản xuất UAV quân sự thế hệ mới, dự kiến đưa vào hoạt động từ năm 2030.
Mẫu UAV mới do Pháp và Anh hợp tác phát triển dự kiến sẽ được sử dụng từ năm 2030 - Ảnh: AFP
Thoả thuận được nêu ra trong thông báo chung của hội nghị thượng đỉnh Pháp - Anh lần thứ 34 tại tỉnh Amiens (Pháp) ngày 3.3, theo Reuters. Mẫu UAV này được phát triển với chức năng như một máy bay đa nhiệm, có thể thực hiện các chiến dịch giám sát các mối đe doạ an ninh cũng như có thể tấn công bằng tên lửa.
Dự án UAV này có tên gọi là Hệ thống chiến đấu trên không tương lai (FCAS) được Pháp và Anh nhất trí khởi động nghiên cứu từ tháng 11.2014. Đến cuối tháng 9.2015, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian thông báo dự án đã bước vào giai đoạn thứ hai, theo báo La Tribune.
"Chúng tôi có kế hoạch đầu tư hơn 2 tỉ euro cho chương trình này, kết quả đánh giá kỹ thuật sẽ hoàn tất vào năm 2020. Ngoài ra, chúng tôi cũng tăng cường hợp tác trong việc cùng phân tích môi trường chiến đấu trên không trong tương lai, nhất là khả năng tương tác của các thiết bị có người lái và UAV", Le Figaro trích từ tuyên bố chung ngày 3.3.
Các nhà sản xuất BAE Systems, Selex ES và Rolls-Royce (Anh) cùng các hãng Dassault Aviation, Safran và Thales (Pháp) cùng tham gia dự án này.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Trung Quốc lập đơn vị theo dõi UAV Không quân Trung Quốc đã thành lập một đơn vị mới chịu trách nhiệm theo dõi máy bay không người lái (UAV). Người điều khiển UAV bất chấp quy định của chính phủ điều khiển UAV bay tràn lan ở Trung Quốc - Ảnh: AFP Trong một thông cáo, Không quân Trung Quốc cho biết sẽ tập trung theo dõi "những UAV nhỏ...