Lở tuyết trên dãy Himalaya khiến hàng chục người leo núi thiệt mạng và mất tích
Ngày 5/10, Cảnh sát Ấn Độ xác nhận 10 người leo núi đã thiệt mạng trong một vụ lở tuyết xảy ra trên dãy núi Himalaya trong khi có 18 thành viên của đoàn leo núi vẫn đang mất tích.
Trước đó, sáng 4/10, một đoàn gồm hàng chục học viên leo núi đã gặp phải một trận lở tuyết khi đang leo gần đỉnh Draupadi ka Danda-II, ở độ cao 4.900 m so với mực nước biển, thuộc bang Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ.
Không quân Ấn Độ và cơ quan ứng phó thảm họa đã nhanh chóng được huy động tham gia tìm kiếm, cứu nạn nhưng thời tiết xấu, tuyết rơi và mưa dày khiến chiến dịch bị gián đoạn trong đêm.
Video đang HOT
Thông báo sau khi các chiến dịch tìm kiếm cứu nạn được nối lại vào sáng 5/10, cảnh sát bang Uttarakhand cho biết đã tìm thấy 10 thi thể và 14 người được cứu.
Thông báo trên Twitter, Thủ hiến bang Uttarakhand, Pushkar Singh Dhami, cũng xác nhận trong số các nạn nhân thiệt mạng có 1 hướng dẫn viên của đoàn là vận động viên leo núi nổi tiếng Savita Kanswal, người từng chinh phục đỉnh Everest hồi đầu năm nay. Chính quyền dự kiến sẽ hỗ trợ tài chính cho những người bị thương và người nhà các nạn nhân thiệt mạng trong vụ lở tuyết này.
Học viện leo núi Nehru cho biết đoàn gồm 34 học viên, 7 hướng dẫn viên và 1 y tá.
Các vụ tai nạn gây chết người khi leo núi thường xảy ra trên dãy núi Himalaya, nơi có đỉnh Everest và một số đỉnh núi cao nhất thế giới khác.
Cú nhảy dù hợp pháp đầu tiên trên đỉnh Everest
Ông Pierre Carter, 55 tuổi, quốc tịch Nam Phi đã trở thành người chơi dù lượn đầu tiên trên thế giới có cú nhảy dù hợp pháp từ đỉnh Everest thuộc Nepal.
Ông Pierre Carter thực hiện cú nhảy với dù lượn từ đỉnh núi Everest, ngày 15/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự kiện này mở ra cơ hội cho nhiều người ưa thích mạo hiểm có thể tham gia hành trình "leo và bay" trên đỉnh núi cao nhất thế giới.
Theo một nhà tổ chức, sự kiện này diễn ra tuần trước và ông Carter đã thả mình ở độ cao gần 8.000m, cùng với chiếc dù lượn, ông đã có một trải nghiệm đáng nhớ khi bay trên dãy núi Himalaya. Với tốc độ chao lượn 80 km/h, ông Carter chỉ mất 20 phút để chạm đất tại một khu dân cư nhỏ ở Gorakshep nằm ở độ cao 5.164m so với mực nước biển.
Chia sẻ về trải nghiệm của mình, ông Carter nói: "Đây là một chuyến bay tuyệt đẹp, lúc thì tôi được trên mây, lúc thì xuyên qua mây và sau đó ở dưới mây". Điều nuối tiếc duy nhất với ông Carter là điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi đã khiến ông không thể thực hiện cú nhảy dù từ điểm cao nhất của đỉnh núi.
Với ông Carter, leo núi là niềm đam mê khi ông còn ở độ tuổi thanh thiếu niên rồi sau đó, ông dần làm quen và yêu thích môn dù lượn. Từ năm 2005, ông đã nhảy dù lượn được 5 trong 7 đỉnh núi được cho là cao nhất của từng lục địa, bắt đầu là đỉnh Elbrus của Nga.
Trên thực tế, trước ông Carter, từng có 3 cuộc dù lượn dù từ đỉnh Everest từng được ghi nhận, nhưng không được Chính phủ Nepal cấp phép. Phi công Jean-Marc Boivin là người đầu tiên thực hiện cú nhảy từ đỉnh Everest vào năm 1988. Một cặp đôi người Pháp cũng từng có chuyến lượn dù từ đỉnh này vào năm 2001 và sau đó 10 năm, một cặp đôi leo núi người Nepal cũng thực hiện chuyến nhảy dù tương tự.
Cho đến thời điểm hiện tại, ông Pierre Carter là người đầu tiên được cơ quan chức năng Nepal cấp phép nhảy dù lượn của đỉnh núi của nước này.
Nepal bắt đầu mở cửa đón các nhà leo núi vào năm ngoái sau khi đại dịch COVID-19 khiến nước này phong tỏa hoàn toàn vào năm 2020.
Nepal cập nhật thông tin liên quan vụ máy bay mất tích Ngày 29/5, giới chức Nepal cho biết đã cử đội tìm kiếm đến địa điểm phát hiện đám cháy theo thông báo của người dân địa phương, trong bối cảnh trước đó cùng ngày máy bay nhỏ chở khách De Havilland Canada DHC-6-300 Twin Otter chở 22 người do hãng hàng không tư nhân Tara Air vận hành bị mất tích. Một máy...