Lo Trung Quốc ngày càng bành trướng, Ấn Độ tăng cường hiện diện ở Biển Đông
Các tàu chiến của Ấn Độ đã được triển khai đến Biển Đông và tham gia các cuộc tập trận chung với nhóm Bộ Tứ ( Quad), động thái cho thấy mối quan ngại ngày càng lớn của New Delhi đối với Trung Quốc.
Quân đội Ấn Độ tham gia các cuộc tập trận với nhóm Bộ Tứ vào năm 2020 (Ảnh: AFP).
Các cuộc tập trận chung của Ấn Độ với nhóm Bộ Tứ (gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản) và các nước khác trong khu vực ở Biển Đông phản ánh sự lo ngại ngày càng tăng của New Delhi đối với Bắc Kinh, các chuyên gia cho biết.
Theo SCMP , vào tháng trước, 4 tàu chiến của Ấn Độ đã được triển khai đến khu vực Biển Đông trong một nhiệm vụ kéo dài 2 tháng. Nhóm 4 tàu chiến Ấn Độ gồm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Ranvijay, tàu khu trục hạng nhẹ mang tên lửa dẫn đường Shivalik, tàu hộ tống chống ngầm Kadmatt và tàu hộ tống mang tên lửa dẫn đường Kora.
Hai trong số này tham gia cuộc tập trận chung hàng năm Malabar 2021 với Mỹ, Nhật Bản và Australia ở ngoài khơi đảo Guam, và vừa kết thúc hôm 29/7. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, cuộc tập trận Malabar 2021 đã nhấn mạnh tầm nhìn chung của nhóm Bộ Tứ về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Theo nhóm này, các tàu chiến cũng tham gia các cuộc tập trận song phương với hải quân các nước khác như Philippines, Singapore, Indonesia nhằm tăng cường phối hợp giữa “các quốc gia thân thiện” về cam kết tự do hàng hải.
Video đang HOT
Các nhà quan sát cho rằng, ngoài mục đích kinh tế, sự hiện diện của quốc gia Nam Á này ở Biển Đông, cho thấy New Delhi muốn bắt tay cùng các nước đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Theo dữ liệu của chính phủ Ấn Độ, khu vực này có giá trị hơn 5.000 tỷ USD thương mại, trong đó hơn 55% thương mại của Ấn Độ đi qua Biển Đông và eo biển Malacca giữa Malaysia và Singapore.
Phó giáo sư Rajeev Ranjan Chaturvedy tại Đại học Nalanda của Ấn Độ cho rằng, Biển Đông là một hành lang quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đối với thương mại hàng hải và hải quân. “Một vùng biển an toàn và ổn định là yếu tố sống còn đối với sự phát triển công nghiệp, kinh tế và tăng trưởng thương
mại của Ấn Độ”.
Ông Chaturvedy nói, sự bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông khiến Ấn Độ ngày càng lo ngại. Bởi New Delhi cũng cần có quyền tự do đi lại và giải quyết hòa bình tranh chấp trên các vùng biển phù hợp với luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Theo một số chuyên gia, Ấn Độ từng thận trọng hơn đối với các vùng biển tranh chấp, nhưng giờ đây sẽ duy trì quan điểm cứng rắn hơn, đặc biệt là kể từ khi quan hệ Trung – Ấn leo thang căng thẳng sau vụ đụng độ ở Thung lũng Galwan vào tháng 6/2020.
Tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15 vào tháng 11/2020, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar đã chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, động thái này đánh dấu sự thay đổi đáng kể của New Delhi trong các tranh chấp ở Biển Đông.
Theo ông Long Xingchun, một nghiên cứu viên cấp cao tại Đại học Nghiên cứu các vấn đề Đối ngoại Bắc Kinh, các cuộc tập trận lần này phần nào thể hiện nỗ lực của Ấn Độ trong chiến lược hợp tác với Mỹ để chống lại sự bành trướng ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Hồi tháng 7, khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến thăm Ấn Độ, hai nước cam kết mở rộng quan hệ đối tác an ninh ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, nhấn mạnh mối quan hệ ngày càng sâu sắc.
Ứng viên thủ tướng Nhật ưu tiên ứng phó Trung Quốc
Fumio Kishida cho biết đối phó với các hành vi "đáng báo động" Trung Quốc sẽ là ưu tiên hàng đầu của ông nếu được bầu làm thủ tướng Nhật.
Cựu ngoại trưởng Kishida, một trong 4 ứng viên hàng đầu cho chức thủ tướng Nhật Bản, hôm 2/9 bày tỏ lo ngại về "hành vi quyết liệt" của Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao và kinh tế, khẳng định sẽ coi việc đối phó với nước này là ưu tiên hàng đầu. Ông nói thêm nếu được bầu làm thủ tướng, chính quyền của ông sẽ làm việc với các đối tác có cùng giá trị như Mỹ, châu Âu, Ấn Độ và Australia.
Kishida từng là trưởng ban nghiên cứu chính sách của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Ông sẽ chạy đua ghế chủ tịch LDP trong tháng này, sau khi đương kim chủ tịch Yoshihide Suga tuyên bố không tái tranh cử. Chủ tịch đảng LDP sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo, do đảng này nắm đa số trong quốc hội Nhật.
Vấn đề an ninh kinh tế được đề cao trong chương trình nghị sự của Kishida. "Chúng ta cần suy nghĩ về an ninh quốc gia từ nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ vũ lực. Tôi sẽ bảo vệ các lợi ích địa chính trị của đất nước với trọng tâm là kinh tế", ông chia sẻ.
Cựu ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trả lời phỏng vấn hôm 2/9. Ảnh: Nikkei.
Về quốc phòng, Kishida nhấn mạnh sự cần thiết về khả năng tấn công căn cứ tên lửa của đối phương nhằm ngăn chặn nguy cơ bị tấn công.
"Ngay cả khi hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn được đợt tấn công đầu tiên, việc tấn công căn cứ tên lửa của đối phương sẽ bảo vệ được tính mạng người dân khi kẻ thù tiếp tục đợt tấn công thứ hai", ứng viên thủ tướng Nhật nói.
Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ quan điểm rằng các cuộc tấn công như vậy vẫn phù hợp với hiến pháp hòa bình của nước này, trong trường hợp không còn sự lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, nhiều học giả hiến pháp cho rằng điều này trái với chính sách an ninh chỉ thiên về phòng thủ của Nhật.
Về mặt kinh tế, các kế hoạch của Kishida tập trung vào phiên bản hiện đại hơn của kế hoạch "tăng gấp đôi thu nhập" vào năm 1960, điều giúp Nhật Bản phát triển thành cường quốc kinh tế.
"Bất bình đẳng đã ngày càng gia tăng vì Covid-19. Khi nền kinh tế của chúng ta phát triển, chúng ta cần chú ý nhiều hơn tới bất bình đẳng và phân phối của cải", Kishida nói, thêm rằng nâng cao thu nhập của người lao động nên đặt làm ưu tiên hàng đầu.
Thủ tướng Suga hôm 3/9 tuyên bố không tái tranh cử chức chủ tịch đảng cầm quyền và sẽ kết thúc nhiệm kỳ trong tháng này, mở ra cơ hội khác cho các ứng viên LDP.
Ngoài cựu ngoại trưởng Kishida, cựu bộ trưởng nội vụ và truyền thông Sanae Takaichi cũng bày tỏ mong muốn tham gia cuộc đua. Cuộc tổng tuyển cử tại Nhật Bản sẽ diễn ra khi nhiệm kỳ của các thành viên hạ viện kết thúc trong tháng 10.
Trên 2.000 người phải sơ tán do mưa lớn ở Trùng Khánh, Trung Quốc Trung tâm phòng chống lũ lụt và hạn hán thành phố Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc, ngày 30/8 cho biết mưa lớn gây lụt ở 4 con sông trong thành phố khiến trên 2.000 người phải đi sơ tán. Mực nước sông Dương Tử ở Trùng Khánh, Trung Quốc dâng cao do mưa lớn. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Thống kê từ Trạm...