Lo Trung Quốc, Đông Nam Á nâng cấp chiến đấu cơ
Lo ngại những hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông, chính phủ các nước Đông Nam Á đang đẩy mạnh nỗ lực thay thế phi đội máy bay chiến đấu lỗi thời, mở đường cho những thỏa thuận trị giá nhiều tỉ USD.
Các nhà sản xuất máy bay chiến đấu cho biết họ đang bận rộn hơn bao giờ hết sau 5 năm im ắng tại khu vực này.
Các nguồn tin chính phủ và ngành công nghiệp máy bay chiến đấu cho biết sẽ có nhiều thỏa thuận hàng tỉ USD từ những nước Đông Nam Á, như Malaysia, trong những tháng tới.
Một hội nghị thương mại được tổ chức ở thủ đô Kuala Lumpur – Malaysia trong tuần này đã thu hút các khách hàng tiềm năng và hãng sản xuất máy bay từ Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Pakistan và Mỹ. Những người tham dự cho biết sự kiện năm nay sôi động hơn hẳn những năm trước. .
Máy bay chiến đấu F16 (phải) và Eurofighter Typhoon. Ảnh: Reuters
Một trong những khách hàng tiềm năng nhất khu vực là Malaysia, quốc gia đang muốn thay thế những chiếc máy bay MiG-29 của Nga từ những năm 1990 sau nhiều năm trì hoãn.
Video đang HOT
Các nguồn tin cho hay Malaysia có thể mua đến 18 máy bay có giá trị lên đến 2,5 tỉ USD. Các lựa chọn bao gồm Saab Gripen (Thụy Điển), Eurofighter Typhoon (Đức), Sukhoi Su-30 (Nga), máy bay JF-17 (Trung Quốc – Pakistan). Pháp khá lạc quan về khả năng giành hợp đồng đặt hàng cho máy bay chiến đấu Rafales do hãng Dassault sản xuất nhưng các công ty khác cũng tràn đầy hy vọng.
Ông John Brosnan, người đứng đầu bộ phận kinh doanh khu vực châu Á của công ty BAE Systems (Anh), một trong các tập đoàn tham gia liên doanh sản xuất Eurofighter, cho biết: “Chúng tôi hi vọng sẽ đưa Malaysia trở thành quốc gia thứ 9 mua máy bay chiến đấu Typhoon”. Bộ Quốc phòng Malaysia từ chối bình luận về vấn đề này
Trong khi đó, Thái Lan, quốc gia đang sở hữu máy bay chiến đấu F-5 của Northrop (Mỹ) và F-16 của Lockheed Martin (Mỹ), đã mua Saab Gripen và có thể đặt thêm loại máy bay này từ Thụy Điển. Riêng Indonesia có khả năng sẽ đặt hàng Su-35 của Nga để bổ sung có phi đội Su-30 hiện nay.
Máy bay Gripen. Ảnh: Reuters
Quan chức các nước, như Indonesia, cho biết mối quan tâm của họ về máy bay chiến đấu phần lớn xuất phát từ sự hiện diện ngày càng nhiều của Trung Quốc ở biển Đông.
Ông Craig Caffrey, nhà phân tích cấp cao của tạp chí quốc phòng IHS Jane”s, nhìn nhận: “Căng thẳng leo thang trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã khiến quá trình hiện đại hóa quân sự trở thành một trong những ưu tiên của một số quốc gia. Philippines, Indonesia, Nhật Bản… đang theo sát Trung Quốc và chúng tôi không thấy dấu hiệu xu hướng này sẽ sớm kết thúc”.
Xuân Mai (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Jane"s: Việt Nam muốn nâng cấp pháo tự hành "bay" ASU-85
Theo tạp chí Jane"s, Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm sâu rộng tới gói nâng cấp pháo tự hành ASU-85 của công ty Minotor Belarus.
Trong khuôn khổ triển lãm dịch vụ quốc phòng châu Á (DSA 2016) đang diễn ra ở Kuala-Lumpur, lãnh đạo của Tổng Công ty Minotor-Service, Cộng hòa Belarus đã tiết lộ rằng, phía Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ tới gói nâng cấp của Minotor"s dành cho pháo tự hành ASU-85.
Gói nâng cấp của Minotor"s bao gồm việc trang bị động cơ diesel mạnh hơn cho pháo ASU-85 cho phép tăng tốc độ từ 45km/h tới 60km/h và tầm hoạt động tăng từ 400km tới 450km.
Pháo tự hành ASU-85 của Việt Nam.
Jane"s tìm được một số nguồn tin và cho biết rằng, Liên Xô đã cung cấp pháo tự hành ASU-85 cho Việt Nam năm 1979. Tuy nhiên, trước đó suốt một thời gian hầu như không có bất kỳ thông tin nào liên quan tới hoạt động huấn luyện ASU-85 trong QĐND Việt Nam.
Mãi tới tháng 10/2015, báo Quân đội Nhân dân mới đăng tải hình ảnh về thông tin về cuộc bắn kiểm tra kỹ thuật pháo tự hành ASU-85 tại Lữ đoàn pháo binh 168, Quân khu 2. Các nguồn tin của Jane"s cũng cho là, khẩu pháo được đưa ra khỏi kho bảo quản để phục vụ cho tác chiến trên địa hình khó khăn.
Trực thăng Mi-6 của Việt Nam có khả năng không vận ASU-85.
Pháo tự hành ASU-85 được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe tăng hạng nhẹ PT-76, bắt đầu được trang bị cho bộ đội đổ bộ đường không Liên Xô năm 1959. Mỗi khẩu pháo mang theo 45 viên đạn cho pháo chống tăng D-70 85mm với tầm bắn tối đa 10km.
ASU-85 có thể được không vận bằng trực thăng Mi-6 hoạt động trong KQND Việt Nam cho tới đầu những năm 1990.
Jane"s cho rằng, các khẩu pháo ASU-85 là một phần trong lô hàng xe tăng T-54/55/62, xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và các khẩu pháo tự hành cho phép QĐND Việt Nam chuyển sư đoàn bộ binh 304, 308 và 320 trở thành các sư đoàn bộ binh cơ giới.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Mỹ tăng cường thiết bị không người lái đối trọng Trung Quốc Lầu Năm Góc vừa công bố kế hoạch ra mắt thiết bị không người lái dưới nước ở biển Đông. Theo Sputnik, trong năm qua, Washington đã nhiều lần bày tỏ sự bất bình về các dự án cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo một cách phi pháp do Bắc Kinh thực hiện ở biển Đông. Kiềm chế Bắc Kinh leo thang...