Lộ trình nâng chuẩn 80.000 giáo viên mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 80.000 giáo viên mầm non không đạt chuẩn trình độ cao đẳng sư phạm theo dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
Đây là số liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra trong báo cáo giải trình và đánh giá tác động chính sách đối với việc nâng chuẩn trình độ được đào tạo của giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) hệ thống giáo dục mầm non đã đạt những thành tựu quan trọng.
Cả nước hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, đặt ra mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp1.
Các ý kiến thống nhất nâng chuẩn giáo viên mầm non lên trình độ cao đẳng sư phạm. (Ảnh minh họa: vtv.vn)
Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 4, trong đó có mục tiêu 4.2: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả bé trai và gái được tiếp cận giáo dục mầm non và giáo dục tiền tiểu học có chất lượng, chuẩn bị sẵn sàng cho các em vào Tiểu học.
Chương trình giáo dục mầm non mới được ban hành 2009, được điều chỉnh năm 2016 đã được thực hiện ở hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non.
Chương trình đặt ra yêu cầu cao về chất lượng, đòi hỏi giáo dục mầm non có trình độ, năng lực cao hơn để thực hiện đúng các yêu cầu của Chương trình giáo dục mầm non.
Hiện nay nhiều giáo dục mầm non, nhất là giáo dục mầm non có trình độ đào tạo trung cấp sư phạm chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện chương trình.
Yếu kém về chất lượng giáo viên là nguyên nhân chính gây ra các vụ bạo hành trẻ ở các cơ sở giáo viên mầm non.
Theo báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số giáo viên bậc mầm non cả nước trong năm học 2017-2018 (bao gồm cả nhà trẻ và mẫu giáo) là 337.488 giáo viên, trong đó giáo viên nữ là 336.616 giáo viên (chiếm 99,7%).
Video đang HOT
Giáo viên biên chế là 208,574 giáo viên (chiếm 61,8%), số giáo viên đạt chuẩn (trình độ trung cấp trở lên) là 332.403 giáo viên (chiếm 98,5%).
Bên cạnh đó hệ thống giáo dục mầm non cả nước có 159.007 người làm công tác quản lý, gồm 14.739 hiệu trưởng, 22.608 hiệu phó, 121.660 người là nhân viên.
Nếu theo Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi (tốt nghiệp cao đẳng) thì số lượng giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn tổng cộng là 107,150 giáo viên, chiếm 33,8% (29,221 giáo viên ở bậc nhà trẻ và 77,929 giáo viên ở bậc mẫu giáo).
Tuy nhiên, đây là số liệu của năm học 2016-2017. Nếu ước tính vào thời điểm Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực (năm 2019) thì số lượng giáo viên giáo viên mầm non chưa đạt trình độ cao đẳng sẽ giảm nhiều so với thống kê nói trên.
Do số giáo viên chưa tốt nghiệp cao đẳng phần lớn thuộc nhóm giáo viên lớn tuổi nên sẽ hết tuổi lao động trước khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực, nhóm giáo viên mới tuyển dụng đều có trình độ cao đẳng trở lên.
Số lượng giáo viên tuy chưa tốt nghiệp cao đẳng nhưng hiện tại học cao đẳng, đại học hệ vừa học vừa làm, hệ đào tạo liên thông… sẽ tốt nghiệp trong thời gian 2018 và 2019.
Từ đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án và lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non.
Cụ thể, về lộ trình thực hiện, khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực, sẽ còn khoảng 30% (khoảng 80.000 giáo viên mầm non) phải được đào tạo để nâng chuẩn.
Ước tính thời gian đào tạo mỗi khóa học chuyển tiếp từ trung cấp lên cao đẳng khoảng 1 năm.
Nếu các cơ sở giáo dục mầm non cử giáo viên đi học theo hình thức “cuốn chiếu” theo từng khóa thì lộ trình nâng chuẩn đào tạo sẽ kéo dài khoảng 5 năm.
Vì thế, trong điều khoản chuyển tiếp của Luật Giáo dục (sửa đổi) cần thể hiện rõ: “Các quy định về trình độ chuẩn của giáo viên mầm non quy định tại điểm… khoản … Điều…. của Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2026″.
Về phương pháp thực hiện, báo cáo chỉ ra: Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng thời gian công tác còn lại dưới 5 năm (tính từ thời điểm Luật Giáo dục 2018 có hiệu lực) thì không nhất thiết phải tổ chức đào tạo để nâng chuẩn.
Các giáo viên này chỉ cần tham gia các khóa bồi dưỡng theo các chuyên đề phù hợp để nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Đối với các trường trung cấp sư phạm mầm non (cả nước chỉ còn 2 trường) sẽ được tổ chức lại theo hướng chuyển đổi thành trường cao đẳng sư phạm (nếu hội đủ điều kiện) hoặc chuyển đổi trường trung cấp sư phạm thành khoa sư phạm tại các trường cao đẳng…
Xây dựng kế hoạch, chương trình và lộ trình để đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng đối với nhóm giáo sinh đang theo học trung cấp mầm non.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuy có những khó khăn nhất định nhưng với sự chuẩn bị chu đáo về kế hoạch và lộ trình thực hiện và sự hỗ trợ các nguồn lực từ phía nhà nước, chắc chắn đội ngũ giáo viên mầm non sẽ nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để khẳng định vị thế của nhà giáo và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đỗ Thơm
Theo giaoduc
Sai phạm nâng điểm thi: Cần làm rõ trách nhiệm
Đến thời điểm này, cơ quan công an đã khởi tố 3 vụ án gian lận điểm thi ở 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình. Chưa bao giờ nền giáo dục nước nhà lại có vụ bê bối thi cử rúng động như kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2018 Ảnh: HOÀNG HÙNG
Bên cạnh những bức xúc phẫn nộ, xã hội đòi hỏi phải chỉ rõ trách nhiệm của những người liên quan.
Sớm nhận thấy bất thường?
Không phải đến những ngày vừa qua mà nghi vấn về điểm thi bất thường của tỉnh Hòa Bình đã được dư luận đặt ra từ ngày 12-7, một ngày sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi. Ngày 19-7, Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình thậm chí chủ động báo cáo với Bộ GD-ĐT và cam kết kết quả thi là xác thực, đồng thời "mời bộ về chấm thẩm định".
Ngày 21-7, khi tổ công tác của Bộ GD-ĐT và cơ quan công an vẫn đang tiếp tục xác minh tại Sơn La, Lạng Sơn thì riêng Bộ GD-ĐT đã lập tổ chấm thẩm định tại Hòa Bình. Ngày 23-7, cùng với thời điểm Sơn La họp báo công bố kết quả điều tra bước đầu thì Bộ GD-ĐT công bố kết quả chấm thẩm định tại Hòa Bình không phát hiện bất thường. Lúc đó, dư luận dù cũng rất ngỡ ngàng với công bố nhưng vẫn cho rằng nghi vấn gian lận điểm thi ở Hòa Bình đã "khép lại".
Lý giải về việc Bộ GD-ĐT không phát hiện thấy bất thường khi chấm thẩm định tại Hòa Bình nhưng nay công an lại có quyết định khởi tố vụ việc, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), khẳng định qua điều tra cho thấy sai phạm diễn ra trước khâu chấm, cụ thể là họ đã sửa phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh trước khi mang vào chấm, vì vậy tổ thẩm định không phát hiện ra điều gì cũng là bình thường. "Nhưng qua chấm thẩm định thì chúng tôi yêu cầu rà soát quy trình và đã phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm quy trình trong lúc chấm thi. Chính phát hiện này đã là đầu mối nghi ngờ để ngày 24-7, Bộ GD-ĐT có công văn đề nghị Bộ Công an điều tra làm rõ", ông Mai Văn Trinh cho hay.
Trong khi đó, chiều 3-8, tại trụ sở Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình, ông Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh, cho biết lãnh đạo tỉnh nhận được đơn tố cáo của người dân trước thời điểm bộ về chấm thẩm định. "Không phải lãnh đạo tỉnh đến lúc nhận được đơn mới vào cuộc. Khi có thông tin dư luận cho rằng điểm của Hòa Bình bất thường, UBND tỉnh đã tổ chức họp.
Tại cuộc họp đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Giám đốc Sở GD-ĐT kiểm tra, xem xét đánh giá toàn bộ sự việc về kỳ thi; báo cáo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ trước khi bộ về chấm thẩm định", ông Cửu cho hay. Cũng theo lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, trong quá trình chấm, Bộ GD-ĐT đánh giá cao kết quả nên rất tin tưởng. Sau khi có kết quả chấm thẩm định càng yên tâm hơn. Nhưng tiếp tục công tác rà soát theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT mới phát hiện ra sai phạm.
Cả bộ và địa phương đều có trách nhiệm
Những tiêu cực xảy ở Hà Giang, Sơn La và hiện nay đang điều tra ở Hòa Bình là rất nghiêm trọng. Sai phạm này thể hiện rất rõ một điều là những người gây ra sai phạm đã có ý đồ từ trước, thậm chí có tổ chức nhằm vô hiệu hóa quy trình tổ chức thi. Vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm khi để xảy ra những sai phạm có tổ chức đó? Trách nhiệm chính thuộc về ai, Bộ GD-ĐT hay các địa phương?
Ông Mai Văn Trinh cho rằng, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là việc rất quan trọng của các tỉnh, thành, vì vậy trách nhiệm trước hết phải thuộc về Ban chỉ đạo thi tỉnh, thành đó. "Nếu như cơ quan quản lý trực tiếp, cụ thể ở đây là hội đồng thi, ban chấm thi, thực hiện đầy đủ các quy định trong quy chế thi thì rất khó để có thể sai phạm được", ông Trinh nói. Ví dụ, với phòng bảo quản bài thi, phòng chấm thi, trong quy chế thi nêu rõ phải được khóa bằng 2 khóa riêng biệt, 2 ổ khóa này phải được niêm phong và chìa khóa do 2 người khác nhau cầm, được bảo vệ 24/24 giờ.
Khi mở phải phải có biên bản, có sự chứng kiến của ít nhất 3 bên và có 2 chìa khóa như vậy mới mở được. Nhưng người ta đã bỏ qua khâu này để có thể vào phòng đó rất dễ dàng. "Ở đây, trước hết cơ quan quản lý trực tiếp của địa phương phải chịu trách nhiệm. Còn về phía Bộ GD-ĐT thì chúng tôi cũng đã nhìn thấy trách nhiệm và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đã xác định rõ trách nhiệm của mình. Chúng tôi cũng đã có định hướng rất rõ ràng để khắc phục trong kỳ thi những năm tới đây", ông Mai Văn Trinh nêu quan điểm.
Trách nhiệm thực hiện chưa đúng quy chế thi ở các tỉnh nêu trên là rất rõ ràng. Rồi đây những cá nhân sai phạm sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Nhưng trách nhiệm của Bộ GD-ĐT cũng rất lớn trong việc vận hành một phần mềm chấm trắc nghiệm còn có những kẽ hở trong bảo mật, có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi. Bên cạnh đó là công tác thanh kiểm tra, giám sát của Bộ GD-ĐT đối với các địa phương vẫn còn sơ hở, chưa sâu sát. Nếu công tác thanh tra, giám sát của bộ thực chất hơn, quyết liệt hơn, chắc chắn các sai phạm sẽ được hạn chế.
LÂM NGUYÊN
Theo sggp
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm về những sai phạm thi THPT quốc gia "Xảy ra sai phạm thì phải xử lý nghiêm nhưng không vì sai phạm ấy mà phủ nhận toàn bộ kết quả của kỳ thi. Trước các sai phạm xảy ra tại một số địa phương, với trách nhiệm của mình, tôi xin nhận trách nhiệm" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại cuộc họp Chính phủ hôm nay, 1/8. Bộ...