Lộ trình dời các bộ, ngành khỏi nội đô
Bộ NN&PTNT, một trong những bộ phải di dời trụ sở trong thời gian tới.
Trong báo cáo về Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở các bộ, ngành tại thủ đô Hà Nội do Bộ Xây dựng vừa gửi Thủ tướng có đề xuất xem xét việc chuyển đổi công năng của các khu đất vàng xong rồi mới đem ra đấu giá đất một cách công khai.
Bộ Xây dựng cho biết số lượng các bộ, ngành cần di dời trụ sở làm việc trong thời gian tới dự kiến khoảng 11 bộ, năm cơ quan trung ương thuộc các đoàn thể, một cơ quan thuộc Chính phủ. Vị trí di dời các đơn vị trên là khu vực Tây hồ Tây (27ha đất để xây dựng trụ sở của 8 bộ, ngành) và khu vực Mễ Trì, xây dựng trụ sở 3 bộ và 5 cơ quan Trung ương các đoàn thể với tổng quỹ đất 20 – 50ha.
Theo Bộ Xây dựng, trụ sở của các bộ, ngành hiện phân tán tại các quận nội thành Hà Nội, thu hút lượng lớn cán bộ đến làm việc. Việc phân bố rải rác dẫn đến bất cập về hạ tầng, tập trung cao các phương tiện gây ách tắc giao thông cục bộ. Cùng với đó, nhiều bộ, ngành có quỹ đất chật hẹp, trụ sở xây dựng chắp vá, chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng… Do đó, việc di dời một số bộ, ngành góp phần quan trọng trong việc sắp xếp lại đô thị và giảm tải cho nội thành Hà Nội.
Giải đáp bài toán trụ sở cũ của các bộ, ngành nằm trong diện di dời ở vị trí đẹp, trên những tuyến phố chính trong nội đô sẽ được xử lý ra sao, dùng để làm gì. Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn cho biết, với những khu đất vàng này sẽ thực hiện quản lý, sử dụng, chuyển đổi chức năng phù hợp với các quy hoạch, quy chế quản lý của TP Hà Nội. Trong đó, khuyến khích chuyển đổi chức năng các trụ sở cũ sang các mục đích công cộng, không gian xanh phục vụ cho cộng đồng. Đối với những công trình có giá trị về kiến trúc thì cần được bảo tồn, hạn chế phá dỡ làm mất các giá trị, ưu tiêu sử dụng các công trình này cho các mục đích văn hóa. Đặc biệt, đối với các trụ sở nằm ở các khu vực có hạ tầng tốt nhưng xa trung tâm thì cho chuyển đổi sang các mục đích thương mại để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới.
Video đang HOT
Tiến độ di dời các bộ, ngành
Giai đoạn 2012-2013: Chuẩn bị đầu tư, thi tuyển ý tưởng kiến trúc quy hoạch các khu hành chính tập trung để chọn các ý tưởng nổi bật, sáng tạo.
Giai đoạn 2012-2014: Bồi thường giải phóng mặt bằng khu tây Hồ Tây và khu Mễ Trì.
Giai đoạn 2012-2015: Đầu tư xây dựng trụ sở các cơ quan của sáu bộ và một cơ quan thuộc Chính phủ.
Giai đoạn 2015-2020: Đầu tư xây dựng trụ sở các cơ quan năm bộ và năm cơ quan trung ương các đoàn thể.
Giai đoạn ngoài 2020: Di dời và đầu tư xây dựng mới đối với các cơ quan ở nhóm chưa xem xét di dời và các cơ quan phát triển mới.
Về trụ sở mới của các bộ, ngành, theo quy hoạch này sẽ giao UBND TP Hà Nội bố trí quỹ đất và hạ tầng cho xây dựng các trụ sở làm việc của các bộ, ngành. Vốn bồi thường giải phòng mặt bằng, xây dựng hạ tầng đô thị do UBND TP Hà Nội thực hiện gắn với các dự án khu đô thị đang triển khai.
Theo Bộ Xây dựng, nguồn lực để xây trụ sở mới có nguồn vốn Nhà nước, nguồn vốn từ chuyển đổi các cơ sở cũ, thực hiện các hình thức đầu tư BOT, BT, PPP và nguồn vốn xã hội hóa khác.
Theo 24h
Đẩy nhanh tiến độ "cắt ngọn" các công trình vi phạm
Cuối tháng 6-2012, Thành ủy Hà Nội đã nêu rõ 6 nhiệm vụ trọng tâm về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nghiêm trọng về trật tự xây dựng, quản lý đất đai trên địa bàn các quận, huyện, thị xã. Thực hiện ý kiến chỉ đạo này, nhiều địa phương đã đẩy nhanh tiến độ "cắt ngọn" các công trình vi phạm.
Đã hoàn thành xử lý chiều cao vi phạm công trình 67 Mai Hắc Đế
(ảnh chụp chiều 6-9)
Chiều 6-9, ông Lâm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, các lực lượng chức năng của quận tích cực phối hợp với chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ xử lý 6 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn phường Bùi Thị Xuân.
Cụ thể tại công trình 67 Mai Hắc Đế, đã hoàn thành xử lý chiều cao vi phạm gồm toàn bộ tầng 9 và phá dỡ mái bê tông cốt thép trần tầng 8 có diện tích 10 m2. Tại công trình 86 Mai Hắc Đế, cơ quan chức năng đã phá dỡ xong trần bê tông cốt thép tầng 8, còn lại cột và dầm đang tiếp tục được phá dỡ. Tiến độ xử lý tại công trình này bị chậm hơn yêu cầu vì đơn vị thực hiện phá dỡ là Công ty Phương Bắc khi phá dầm biên 2 bên gặp khó khăn do dầm quá to và khi tháo dỡ bị bắn vật liệu sang 2 bên nên phải có các biện pháp gia cố tiếp. Dự kiến việc xử lý triệt để chiều cao vi phạm của công trình này sẽ kết thúc trước 11-9. Chủ công trình là bà Nguyễn Thị Thìn đang hợp tác với cơ quan chức năng để đẩy nhanh tiến độ phá dỡ các hạng mục vi phạm tại công trình.
Đối với công trình 135 137 Bùi Thị Xuân theo kế hoạch cưỡng chế vào ngày 7-9 nhưng hiện chủ công trình này đã thỏa thuận với Công ty Phương Bắc để ký hợp đồng hỗ trợ tổ chức phá dỡ. Đây là công trình vi phạm lớn phải dỡ bỏ 4 tầng chiều cao vi phạm với diện tích dỡ bỏ trên 1.000m2 sàn nên lãnh đạo UBND quận Hai Bà Trưng đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp đơn vị phá dỡ cố gắng hoàn thành trong tháng 9 này. Còn tại công trình vi phạm còn lại trên phố Triệu Việt Vương, chủ đầu tư đều phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ phá dỡ các hạng mục vi phạm. Riêng đối với công trình vi phạm 107A Bùi Thị Xuân, chủ đầu tư có đơn kiến nghị xem xét cho lùi thời gian phá dỡ với lý do đang chữa bệnh ở xa. UBND quận đã chỉ đạo xem xét, giải quyết đơn theo quy định, đồng thời chỉ đạo các lực lượng chức năng cùng đơn vị phá dỡ chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để cưỡng chế phá dỡ khi có yêu cầu.
Được biết, các lực lượng chức năng của quận và phường thường xuyên ứng trực, kiểm tra, giám sát nên đảm bảo việc phá dỡ tuyệt đối an toàn và đúng tiến độ đề ra...
Cùng ngày, UBND quận Thanh Xuân đã chỉ đạo các lực lượng chức năng của quận phối hợp với UBND phường Thanh Xuân Trung cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 53 - 55 phố Nhân Hòa, phường Thanh Xuân Trung do ông Nguyễn Đức Cương làm chủ đầu tư. Công trình này được cơ quan chức năng cấp phép xây dựng 8 tầng nhưng chủ đầu tư đã vi phạm cho xây 10 tầng, vượt 2 tầng cho phép.
Ông Trần Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung cho biết: Ngày 5-4- 2011, UBND phường đã có quyết định đình chỉ xây dựng công trình vi phạm này. Đến cuối tháng 7 vừa qua, UBND quận Thanh Xuân đã vận động chủ đầu tư tự nguyện tháo dỡ hạng mục vi phạm nhưng chủ đầu tư không thực hiện. Sau đó, cơ quan chức năng của quận Thanh Xuân đã hoàn tất các thủ tục pháp lý cuối cùng để thực hiện cưỡng chế theo đúng quy định và tinh thần chỉ đạo của UBND TP Hà Nội. Dự kiến việc cưỡng chế phá dỡ các hạng mục vi phạm của công trình này sẽ kéo dài 3 tuần.
Theo ANTD
Rác đầy "nhà", chính quyền kêu khó! Ý thức của người dân còn thấp, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng thiếu thốn cộng thêm sự yếu kém của các cơ quan quản lý... đã tạo điều kiện cho rác thải hoành hành ở các huyện phía Tây Hà Nội. Bài toán rác thải ngoại thành đã có từ khi Hà Nội mở rộng song tới nay vẫn chưa...