Lộ trình chắc chắn cho trạng thái ‘bình thường mới’

Theo dõi VGT trên

Những vùng sáng đã xuất hiện nhiều hơn trên bản đồ dịch bệnh thế giới khi mà hầu hết các khu vực trên thế giới trong tuần qua ghi nhận số ca nhiễm mới thấp hơn so với tuần trước.

Trong đó khu vực châu Phi và châu Á có mức giảm cao nhất, lần lượt là 16% và 13%. Chỉ có châu Đại Dương và châu Âu chứng kiến số ca mắc mới tăng nhẹ lần lượt là 3% và 7%. Trên phạm vi toàn cầu, số ca mắc mới giảm 8% so với tuần trước đó. Trung bình mỗi ngày thế giới ghi nhận khoảng 457.000 ca nhiễm mới, thấp hơn 11% so với tuần trước và đây là tuần thứ năm liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới giảm.

Lộ trình chắc chắn cho trạng thái bình thường mới - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Nga. Ảnh: Moskva News Agency/TTXVN

Những bước tiến về tiêm chủng và kiểm soát dịch đã tạo ra những thay đổi rõ rệt. Thêm nhiều quốc gia và khu vực đang trở lại trạng thái bình thường mới trong đời sống kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, những ổ dịch mới xuất hiện tại một số nước châu Á hay Nga tuần qua khiến lộ trình “trở lại cuộc sống bình thường” không phải lúc nào cũng suôn sẻ, buộc chính phủ các nước phải thực hiện từng bước một cách thận trọng.

Trong tuần qua, trung bình mỗi ngày thế giới đã tiêm khoảng 27 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Thống kê của ourworldindata.com cho thấy tới ngày 3/10, đã có 6,27 tỷ liều vaccine được tiêm trên toàn thế giới, tỷ lệ tiêm ít nhất một mũi là 45,4% dân số toàn cầu. Châu Á đang có sự bứt tốc mạnh mẽ trong cuộc đua tiêm chủng. Sau khởi đầu tương đối chậm, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia giờ đây đã vượt Mỹ về tỷ lệ tiêm chủng trên mỗi 100 dân, điều từng khó có thể nghĩ đến hồi đầu năm nay. Tỷ lệ này của Hàn Quốc là 1,49, Malaysia 0,92, Nhật Bản 0,9, trong khi Mỹ là 0,19.

Mặc dù vậy, châu Á vẫn phải cảnh giác với nguy cơ từ những biến thể của virus khi hầu hết các nước trong khu vực chưa thể tự sản xuất vaccine và có thể đối mặt với những vấn đề về nguồn cung trong thời gian tới, khi Liên minh châu Âu tiếp tục hạn chế xuất khẩu vaccine và nhiều nước bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường. Hạn chế nguồn cung vaccine cũng là vấn đề của châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Tiến độ tiêm chủng ở châu Phi vẫn chưa được cải thiện khi có một nửa các quốc gia trong châu lục mới chỉ tiêm đủ liều vaccine cho 2% dân số. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong tổng số 54 quốc gia ở châu Phi, chỉ có 15 quốc gia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 10% dân số tính đến ngày 30/9. Tại Mỹ Latinh, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ước tính phải đến năm 2022 mới có thể hoàn thành tiêm chủng cho 70% dân số khu vực.

Trong khi đó, chương trình tiêm phòng tại một số nước phát triển đang chậm lại khiến số ca mắc mới tăng. Sau 2 tuần giảm, số ca mắc mới trong 7 ngày qua ở Đức đã tăng trở lại. Các chuyên gia lo ngại Đức có thể phải hứng chịu một làn sóng dịch bệnh Thu-Đông vào tháng 10. Tại Nga, số ca mắc mới và tử vong trong 7 ngày liên tục tăng. Nga hiện đứng đầu châu Âu về số ca tử vong do COVID-19 trong bối cảnh mới chỉ khoảng 30% dân số Nga được tiêm vaccine COVID-19. Tại Mỹ, mặc dù số ca mắc mới có xu hướng giảm và phần lớn các ca mắc mới là những người chưa tiêm vaccine, song Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Nhà Trắng, cảnh báo, một số người coi việc dịch bệnh chứng bệnh là lý do để tiếp tục không tiêm chủng. Đáng chú ý, số bệnh nhân tử vong vì COVID-19 ở Mỹ tuần qua đã vượt qua con số 700.000.

Theo số liệu do hãng tin Reuters công bố, số ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới đã vượt qua ngưỡng 5 triệu ca, trong bối cảnh biến thể Delta đang khiến số ca nhiễm và tử vong ở những người chưa tiêm phòng tăng cao.

Lộ trình chắc chắn cho trạng thái bình thường mới - Hình 2
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Apple Valley, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Phân tích của Reuters cho thấy nếu mốc 2,5 triệu ca tử vong đầu tiên đã được ghi nhận trong hơn một năm kể từ khi dịch bùng phát, thì mốc 2,5 triệu ca tiếp theo được ghi nhận sau khoảng 8 tháng. Hơn một nửa số ca tử vong toàn cầu được ghi nhận ở Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Nga và Mexico. Trong tuần qua, trung bình 8.000 ca tử vong được ghi nhận mỗi ngày trên toàn cầu, tức là 5 ca/phút.

Một trong những diễn biến gây lo ngại trong tuần qua là việc một số quốc gia châu Á có tỷ lệ tiêm chủng cao lại đối mặt với dịch bệnh phức tạp hơn với số ca mắc mới tăng đột biến sau một thời gian có sự cải thiện. Singapore chứng kiến số ca mắc mới trong tuần tăng 70% so với tuần trước đó. Dịch bệnh phức tạp ở Singapore diễn ra trong bối cảnh nước này vừa nới lỏng các hạn chế sau khi được ghi nhận là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao trong khu vực và thế giới, với hơn 80% dân số đã được tiêm vaccine. Trước tình hình trên, Singapore đã phải siết chặt lại một số hạn chế, trong đó giới hạn không được tụ tập quá 2 người và yêu cầu người dân làm việc tại nhà, đồng thời hoãn một phần kế hoạch mở cửa trở lại. Tỷ lệ lây nhiễm mới tại Hàn Quốc cũng tăng mạnh 41% so với 7 ngày trước đó. Sự gia tăng đột biến số ca mắc mới là người dân Hàn Quốc di chuyển nhiều, tập trung đông trong kỳ nghỉ Trung thu (Chuseok) tuần trước.

Video đang HOT

Nguy cơ dịch bệnh luôn hiện hữu buộc các nước phải thận trọng, mở cửa từng bước theo lộ trình. Chính phủ Hàn Quốc đang tiến tới áp dụng một kế hoạch “sống chung với dịch bệnh”, theo đó COVID-19 được điều trị như một bệnh hô hấp truyền nhiễm giống như cúm mùa cùng với việc nới lỏng các quy định giãn cách xã hội “theo từng giai đoạn và dần dần” khi tỷ lệ người được tiêm chủng đầy đủ vượt ngưỡng 70%.

Ngày 1/10 được xem là cột mốc đáng nhớ đối với người dân Tokyo và 18 tỉnh của Nhật Bản khi chính phủ nước này quyết định dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp tại những vùng này, từng bước chuyển sang giai đoạn mới -sống chung an toàn với COVID-19. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 4/2021, toàn bộ 47 tỉnh tại Nhật Bản không phải áp dụng tình trạng khẩn cấp ở bất kỳ hình thức nào.
Để có thể tiến tới mốc này, Chính phủ Nhật Bản đã đẩy mạnh chiến dịch phủ sóng vaccine theo lộ trình. Thống kê cho thấy hơn 70% dân số Nhật Bản đã tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19, vượt cả Mỹ (64%), thậm chí một số vùng nông thôn tại nước này còn đạt mức 100%.

Lộ trình chắc chắn cho trạng thái bình thường mới - Hình 3
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 13/9/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Vừa kiểm soát dịch vừa đảm bảo hoạt động kinh tế đòi hỏi Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị kỹ một lộ trình nới lỏng các biện pháp hạn chế đối với các lĩnh vực. Trước mắt, trong vòng 1 tháng, Nhật Bản thử nghiệm cho phép các cửa hàng và cơ sở ăn uống, bán đồ uống có cồn ở Tokyo và các tỉnh khác mở cửa đến 21h, song phải đảm bảo các điều kiện an toàn như lắp đặt tấm chắn, cải thiện hệ thống thông gió. Điểm đáng chú ý trong kế hoạch mở cửa trở lại của Nhật Bản là chủ trương phong tỏa cục bộ, tức là chỉ thực hiện biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao, nhờ đó các cơ sở kinh doanh mới có thể hoạt động trở lại.

Tại Malaysia, chính phủ nước này cũng bắt đầu triển khai Kế hoạch phục hồi quốc gia gồm 4 giai đoạn, theo đó trong giai đoạn 1 sẽ có 11 lĩnh vực kinh doanh ở các bang được mở cửa trở lại. Ở giai đoạn 2, các hoạt động kinh tế sẽ từng bước mở cửa và 80% lao động đi làm. Ở giai đoạn 3, mọi hoạt động kinh tế được phục hồi, trừ những lĩnh vực nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và buộc phải tập trung đông người. Chính phủ sẽ cân nhắc giai đoạn 4, cũng là giai đoạn cuối cùng, mở cửa mọi hoạt động thường ngày, cho phép nhiều hoạt động xã hội hơn và phục hồi đi lại liên bang, du lịch nội địa.

Thái Lan cũng công bố kế hoạch mở cửa trở lại đất nước trong vòng vài tháng tới theo 4 giai đoạn tùy theo các yếu tố, bao gồm doanh thu du lịch, địa lý và các biện pháp phòng ngừa COVID-19.

Mặc dù Thái Lan vẫn kéo dài tình trạng khẩn cấp để phòng chống COVID-19 cho tới ngày 30/11, nhưng sẽ cho phép thêm các doanh nghiệp mở cửa trở lại và rút ngắn thời gian giới nghiêm ban đêm. Việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh này được áp dụng cho 29 tỉnh thuộc vùng đỏ sẫm thuộc diện kiểm soát tối đa và nghiêm ngặt từ ngày 1/10.

Có thể thấy, từng bước nới lỏng hạn chế để dần mở cửa nền kinh tế, từng bước đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường trên cơ sở bảo đảm an toàn hiện là xu thế được nhiều quốc gia lựa chọn trong bối cảnh những biến thể mới của COVID-19 vẫn đang xuất hiện và thế giới chưa thể đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng.

Trên thực tế, một nghiên cứu chính sách do hãng CNN thực hiện tại gần 20 quốc gia cho thấy việc “ nóng vội” mở cửa trở lại nền kinh tế ngay khi dịch bệnh có dấu hiệu lắng dịu là một phần nguyên nhân khiến các làn sóng lây nhiễm mới tái bùng phát mạnh tại Mỹ, Brazil và Ấn Độ cuối năm ngoái và đầu năm nay.

Một lộ trình thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn và có kiểm soát sẽ là “chìa khóa” để mở cánh cửa hướng cuộc sống bình thường mới an toàn với COVID-19.

Thế giới vượt 234,2 triệu ca mắc COVID-19; dịch bệnh vẫn phức tạp tại Đông Nam Á

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 30/9, thế giới ghi nhận tổng cộng 234.240.846 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.791.252 ca tử vong.

Trên 211,04 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn trên 18,4 triệu bệnh nhân đang điều trị.

Thế giới vượt 234,2 triệu ca mắc COVID-19; dịch bệnh vẫn phức tạp tại Đông Nam Á - Hình 1
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại khu vực Đông Nam Á, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Lào, Malaysia, Campuchia, Singapore, Hàn Quốc.

Cụ thể, Lào ghi nhận 358 ca mắc mới COVID-19 và 1 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 23.846 ca, trong đó có 18 ca tử vong. Do số ca mắc tiếp tục tăng, Chính phủ Lào thông báo gia hạn các biện pháp hạn chế thêm 2 tuần nữa, đến ngày 15/10. Bên cạnh đó, những cá nhân, các thực thể pháp lý hay các tổ chức vi phạm quy định phòng chống dịch của nước này sẽ bị truy tố theo các bộ luật và quy định liên quan, tùy từng trường hợp.

Còn Malaysia ghi nhận thêm 12.735 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 2.245.695. Theo Bộ trưởng Nội vụ Hamzah Zainudin, Malaysia vẫn đang ở giai đoạn coi COVID-19 là đại dịch và việc nước này có sẵn sàng chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu hay không dựa trên quyết định của Bộ Y tế. Ông Hamzah Zainudin cho biết Bộ Y tế sẽ tuyên bố khi nào đất nước đã sẵn sàng (cho việc chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu) và khi đó, Cục Di trú cùng Lực lượng Hành động Trung ương (GOF) sẽ sẵn sàng cho việc mở cửa biên giới trở lại. Hiện Malaysia vẫn duy trì lệnh cấm đi lại xuyên bang, chỉ cho phép đi lại xuyên quận và thực hiện "bong bóng du lịch" ở đảo Langkawi đối với những người đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19.

Tại Campuchia, nước này có thêm 978 ca mắc mới và 17 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh đến nay lên 112.651 ca, trong đó có 2.319 ca tử vong. Tính từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm phòng COVID-19 trên quy mô lớn ngày 20/2 đến ngày 29/9 vừa qua, đã có 9.898.651 người từ 18 tuổi trở lên (tương đương 98,99% tổng số người trưởng thành ở nước này), được tiêm ít nhất một mũi vaccine, trong đó 9.406.034 người đã hoàn thành hai mũi tiêm. Bắt đầu từ ngày 11/10 tới, chính quyền thủ đô Campuchia sẽ triển khai tiêm phòng liều tăng cường cho toàn bộ người dân đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 trước đó, với khoảng cách tối thiểu giữa mũi thứ 2 và thứ 3 là 4 tháng.

Singapore cũng ghi nhận thêm 2.268 ca mắc mới COVID-19, cao hơn mức kỷ lục ghi nhận 1 ngày trước đó 32 ca. Như vậy, trong 2 ngày qua, số ca mắc mới tại Singapore liên tục lập mốc cao nhất từ trước tới nay. Tình hình dịch bệnh tại Singapore diễn biến phức tạp trong bối cảnh nước này vừa nới lỏng các hạn chế sau khi được ghi nhận là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao trong khu vực và thế giới, với hơn 80% dân số đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Trước tình hình trên, từ tuần này, Singapore đã phải siết chặt lại một số hạn chế, trong đó giới hạn không được tụ tập quá 2 người và yêu cầu người dân làm việc tại nhà.

Thế giới vượt 234,2 triệu ca mắc COVID-19; dịch bệnh vẫn phức tạp tại Đông Nam Á - Hình 2
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Tại Hàn Quốc, chính phủ đã kêu gọi người dân nên hạn chế đi du lịch và tụ tập trong 2 ngày lễ sắp tới là Ngày lập nước (3/10) và Ngày sáng tạo chữ Hàn Hangeul (9/10) trong bối cảnh số ca mắc tại Hàn Quốc tăng mạnh sau Trung thu.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đang cân nhắc việc công bố mức giãn cách xã hội áp dụng từ tuần tới, sau cuộc họp Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương ngày 1/10. Nhiều khả năng nước này sẽ gia hạn mức giãn cách xã hội hiện nay, do quy mô lây nhiễm vẫn đang ở mức cao sau đợt nghỉ lễ Tết Trung thu và khó để điều chỉnh mức độ phòng dịch một cách vội vàng trước thềm chuyển đổi hệ thống phòng dịch, khôi phục dần đời sống thường nhật cho người dân vào đầu tháng 11 tới.

Hàn Quốc phát hiện thêm 2.564 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất trong các thứ Tư từ đầu dịch. Số ca nhiễm mới đã ở mức 4 con số trong 86 ngày liên tiếp kể từ ngày 7/7.

Tại châu Âu, Nga và Ukraine ghi nhận số ca tử vong và ca mắc tăng mạnh. Cụ thể, Nga ghi nhận thêm 867 ca tử vong do COVID-19 - cao nhất từ trước tới nay, và 23.883 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh lên 7.511.026 ca, trong đó có 207.255 ca tử vong.

Ukraine cũng ghi nhận số ca mắc mới tăng mạnh với 11.757 ca mắc mới. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 4 vừa qua, số ca mắc mới tại Ukraine tăng gần 12.000 ca/ngày. Nước này cũng ghi nhận thêm 194 ca tử vong.

Thế giới vượt 234,2 triệu ca mắc COVID-19; dịch bệnh vẫn phức tạp tại Đông Nam Á - Hình 3
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Pháp, chính phủ nước này thông báo bắt đầu áp dụng quy định yêu cầu thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên trình chứng nhận y tế khi tới các địa điểm công cộng như nhà hàng, câu lạc bộ thể thao và rạp chiếu phim. Trong 2 tháng qua, người trưởng thành tại Pháp đã phải thực hiện quy định này. Pháp ban hành quy định nói trên nhằm bảo vệ các kết quả phòng chống dịch COVID-19 mà nước này đạt được trong bối cảnh có nhiều lo ngại khả năng số ca nhiễm mới gia tăng khi thời tiết lạnh hơn và có nhiều người tham gia các hoạt động ngoài trời hơn.

Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, từ ngày 1/10 tới, các địa điểm thể thao ngoài trời được phép hoạt động hết công suất, trong khi các địa điểm thể thao trong nhà được phép phủ kín 80% khán đài. Người hâm mộ thể thao sẽ cần giữ khoảng cách 1,5 mét và đeo khẩu trang khi đến xem thi đấu, được phép uống nước nhưng không được mang đồ ăn hoặc hút thuốc lá.

Trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh thứ 5 nhanh chóng qua đi trong khi tỷ lệ người tiêm chủng vaccine đạt hơn 77% dân số, chính quyền trung ương và các địa phương của Tây Ban Nha đã nhất trí cho phép các trung tâm thể thao ngoài trời được tăng số lượng người tham gia trong tháng 9 này. Đến nay, Tây Ban Nha ghi nhận hơn 4,95 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 86.397 ca tử vong.

Tại vùng Caribe, các bãi biển và bể bơi ở thủ đô La Habana của Cuba, cũng như đại lộ El Malecon nổi tiếng ven biển, đã mở cửa trở lại sau 9 tháng đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các bãi biển và bể bơi được phép hoạt động 50% công suất nhưng phải đảm bảo thực hiện tất cả các biện pháp phòng, chống dịch. Theo đó, tại các bể bơi và khu vực bãi biển, việc đeo khẩu trang là bắt buộc trừ khi bơi lội. Ngoài ra, chính quyền La Habana cũng cho phép người dân tập thể dục ở những nơi công cộng.

Giới chức Cuba cho biết nước này sẽ mở lại biên giới cho khách du lịch quốc tế từ ngày 15/11 và từng bước mở cửa lại trường học trong tháng 10 và tháng 11. Theo các phương tiện truyền thông nhà nước Cuba, nước này đã có thể mở cửa trở lại sau khi ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 liên tục giảm trong 8 tháng qua cũng như những tiến bộ trong chiến dịch tiêm chủng.

Thế giới vượt 234,2 triệu ca mắc COVID-19; dịch bệnh vẫn phức tạp tại Đông Nam Á - Hình 4
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại bệnh viện Juan Manuel Marquez ở La Habana, Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN

Liên quan tới vaccine ngừa COVID-19, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ gia hạn cơ chế kiểm soát và có thể hạn chế việc xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 của khối này cho đến cuối năm 2021, thay vì hạn chót vào cuối tháng 9.

Trước đó hồi đầu tuần, Ủy ban châu Âu đã đề nghị gia hạn cơ chế trên. Ban đầu toàn bộ các nước thành viên EU không ủng hộ đề xuất này do chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 được triển khai khá nhanh và không còn tình trạng thiếu vaccine như trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, do chưa chắc chắn về việc đảm bảo các mũi vaccine tăng cường trong bối cảnh các biến thể mới lây lan, nên các nước sẽ phải duy trì một số biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/lo-trinh-chac-chan-cho-trang-thai-binh-thuong-moi-20211003071538533.htm
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghi phạm cho nổ xe trước khách sạn Trump dùng ChatGPT lên kế hoạchNghi phạm cho nổ xe trước khách sạn Trump dùng ChatGPT lên kế hoạch
hôm qua
Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump hút tài trợ, 'cháy' ghế VIPLễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump hút tài trợ, 'cháy' ghế VIP
hôm qua
Trận động đất vừa xảy ra ở Tây Tạng mạnh như thế nào?Trận động đất vừa xảy ra ở Tây Tạng mạnh như thế nào?
hôm qua
Cơn ác mộng cháy rừng đẩy miền Nam California vào khủng hoảngCơn ác mộng cháy rừng đẩy miền Nam California vào khủng hoảng
hôm qua
Thách thức bủa vây trước lễ nhậm chức của ông TrumpThách thức bủa vây trước lễ nhậm chức của ông Trump
17 giờ trước
Thảm họa cháy rừng ở Mỹ: "Bão lửa" càn quét như địa ngụcThảm họa cháy rừng ở Mỹ: "Bão lửa" càn quét như địa ngục
hôm qua
Tòa án tối cao bác kháng nghị, ông Trump sẽ bị tuyên án trong hôm nayTòa án tối cao bác kháng nghị, ông Trump sẽ bị tuyên án trong hôm nay
17 giờ trước
Thảm họa cháy rừng ở Mỹ: Thiệt hại gần 60 tỷ USD, nhiều người dân mất trắngThảm họa cháy rừng ở Mỹ: Thiệt hại gần 60 tỷ USD, nhiều người dân mất trắng
4 giờ trước

Tin đang nóng

Ngân 98 vén màn gây sốc chuyện gia đình: Bị bố đẻ chiếm 1 tỷ đồng, doạ tung clip nhạy cảm?Ngân 98 vén màn gây sốc chuyện gia đình: Bị bố đẻ chiếm 1 tỷ đồng, doạ tung clip nhạy cảm?
4 giờ trước
Anh rể nhắn tin xin lỗi vợ con vì mắc bệnh nan y vô phương cứu chữa, 6 tháng sau chị tôi ngỡ ngàng phát hiện anh là "đại gia"Anh rể nhắn tin xin lỗi vợ con vì mắc bệnh nan y vô phương cứu chữa, 6 tháng sau chị tôi ngỡ ngàng phát hiện anh là "đại gia"
6 giờ trước
Đêm trước ngày ra tòa ly hôn, chồng bước vào phòng ngủ, cầm theo một sợi dây khiến tôi quyết định rút đơnĐêm trước ngày ra tòa ly hôn, chồng bước vào phòng ngủ, cầm theo một sợi dây khiến tôi quyết định rút đơn
5 giờ trước
Hơn trăm nghệ sĩ đổ bộ siêu thảm đỏ WeChoice Awards 2024: Dàn sao khủng đồng loạt quy tụ, đại hội nhan sắc hot nhất nămHơn trăm nghệ sĩ đổ bộ siêu thảm đỏ WeChoice Awards 2024: Dàn sao khủng đồng loạt quy tụ, đại hội nhan sắc hot nhất năm
6 giờ trước
83 lao động Việt Nam bị công ty Nhật nợ lương với số tiền rất lớn83 lao động Việt Nam bị công ty Nhật nợ lương với số tiền rất lớn
3 giờ trước
Loạt ảnh vạch trần sự đối lập khi về già, ở hiện tại, nhìn thấy nên biết sợ!Loạt ảnh vạch trần sự đối lập khi về già, ở hiện tại, nhìn thấy nên biết sợ!
2 giờ trước
Tình trạng gây sốc của Triệu Lộ Tư: Đã đi lại được nhưng không thể quay lại showbiz vì 1 lý do đau lòngTình trạng gây sốc của Triệu Lộ Tư: Đã đi lại được nhưng không thể quay lại showbiz vì 1 lý do đau lòng
5 giờ trước
Kết bạn trong tù, ra trại rủ nhau lập đường dây ma túyKết bạn trong tù, ra trại rủ nhau lập đường dây ma túy
4 giờ trước

Tin mới nhất

Hải quân Mỹ tăng cường phòng không với tên lửa siêu hiện đại

Hải quân Mỹ tăng cường phòng không với tên lửa siêu hiện đại

39 phút trước
SM-6 nổi tiếng với chức năng đa nhiệm, có khả năng tiêu diệt máy bay đối phương, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, khiến nó trở thành một hệ thống quan trọng trong cả các cuộc tấn công và hoạt động phòng thủ.
Tổng thống Yoon Suk-yeol có bị bắt khi người đứng đầu đội cận vệ từ chức?

Tổng thống Yoon Suk-yeol có bị bắt khi người đứng đầu đội cận vệ từ chức?

41 phút trước
Tuy nhiên, các luật sư cũng nói rằng đã đệ đơn yêu cầu dừng lệnh bắt giữ lần thứ hai với ông Yoon và ông này sẽ không chấp hành các lệnh triệu tập của cơ quan điều tra hay cơ quan cảnh sát.
Bên trong gói biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt nhất của Mỹ với dầu khí của Nga

Bên trong gói biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt nhất của Mỹ với dầu khí của Nga

42 phút trước
Động thái này nhằm cắt giảm nguồn thu từ dầu khí của Liên bang Nga, vốn được cho là đang tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2/2022 và tới nay khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng hoặc bị thương và phá hủy nhiều thành ...
Nhu cầu khí đốt ở Anh tăng mạnh do thời tiết giá lạnh

Nhu cầu khí đốt ở Anh tăng mạnh do thời tiết giá lạnh

46 phút trước
Giám đốc điều hành Centrica, Chris O Shea, cho biết lượng khí đốt dự trữ thấp hơn bình thường vào tháng 12 do mùa Đông đến sớm kết hợp với giá khí đốt liên tục giữ ở mức cao khiến việc tăng lượng dự trữ trong dịp Giáng sinh khó hơn.
Ông Donald Trump không phải chịu hình phạt trong vụ án chi tiền bịt miệng

Ông Donald Trump không phải chịu hình phạt trong vụ án chi tiền bịt miệng

49 phút trước
Sau phiên xử kéo dài khoảng nửa giờ, ông Trump viết trên mạng xã hội của mình rằng phiên xét xử là "một trò hề đáng khinh". Ông nhấn mạnh sẽ kháng cáo đối với bản án này.
Ông Trump có nói đùa khi muốn kiểm soát kênh đào Panama và sáp nhập Canada?

Ông Trump có nói đùa khi muốn kiểm soát kênh đào Panama và sáp nhập Canada?

3 giờ trước
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã thẳng thắn nêu vấn đề mua Greenland, đưa Canada thành bang thứ 51 của Mỹ và giành lại kiểm soát đối với kênh đào Panama.
Điểm đặc biệt giúp UAV Nga miễn nhiễm với "sát thủ vô hình" Ukraine

Điểm đặc biệt giúp UAV Nga miễn nhiễm với "sát thủ vô hình" Ukraine

3 giờ trước
Nga đang sử dụng công nghệ thấp, không còn mới trên UAV để đối phó với thiết bị tác chiến điện tử công nghệ cao của Ukraine.
Máy bay chiến lược Tu-160 Nga gặp trở ngại lớn sau vụ tấn công của Ukraine

Máy bay chiến lược Tu-160 Nga gặp trở ngại lớn sau vụ tấn công của Ukraine

3 giờ trước
Bằng cách tấn công vào nguồn cung cấp nhiên liệu cho các máy bay ném bom chiến lược Tu-160, Ukraine đã làm gián đoạn hoạt động đối với một trong những tài sản hùng mạnh nhất của Nga.
Tổng thống Zelensky "mở đường" cho phương Tây đưa quân tới Ukraine

Tổng thống Zelensky "mở đường" cho phương Tây đưa quân tới Ukraine

4 giờ trước
Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố ông ủng hộ việc triển khai quân đội phương Tây tới Ukraine để đối phó lực lượng Nga.
Ukraine mở 600 cuộc đột kích khắp cả nước, tìm cách ngăn nạn trốn nhập ngũ

Ukraine mở 600 cuộc đột kích khắp cả nước, tìm cách ngăn nạn trốn nhập ngũ

4 giờ trước
Ukraine thực hiện chiến dịch quy mô lớn nhằm triệt phá các đường dây giúp thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự khi Kiev đang thiếu nghiêm trọng lực lượng trên tiền tuyến.
UAV bầy đàn: Nga - Ukraine đốt nóng trò "mèo vờn chuột" quyết liệt

UAV bầy đàn: Nga - Ukraine đốt nóng trò "mèo vờn chuột" quyết liệt

4 giờ trước
Giới chuyên gia dự đoán, trong năm 2025, việc ứng dụng máy bay không người lái trong tác chiến sẽ tiếp tục vươn lên một dấu mốc mới với chiến thuật tấn công bầy đàn của Nga và Ukraine.
Ông Trump gia tăng áp lực đối ngoại

Ông Trump gia tăng áp lực đối ngoại

6 giờ trước
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phát biểu về hàng loạt vấn đề đối ngoại, đồng thời không loại trừ khả năng dùng sức ép quân sự hoặc kinh tế để đạt mục tiêu.

Có thể bạn quan tâm

Cứu nam sinh nhảy cầu Vĩnh Tuy trong đêm lạnh

Cứu nam sinh nhảy cầu Vĩnh Tuy trong đêm lạnh

Tin nổi bật

37 phút trước
Ngay lập tức, đơn vị đã xuất cano cùng cán bộ chiến sĩ nhanh chóng đến hiện trường tổ chức cứu nạn, cứu hộ. Thời điểm này, nạn nhân đang chấp chới giữa dòng nước sông Hồng lạnh giá mùa đông trong nền nhiệt độ dưới 10 độC.
Thái Bình: Bỏ lại tờ giấy ghi số điện thoại bố mẹ và xe máy trên cầu, nam thanh niên khiến hàng trăm người hoang mang tìm kiếm

Thái Bình: Bỏ lại tờ giấy ghi số điện thoại bố mẹ và xe máy trên cầu, nam thanh niên khiến hàng trăm người hoang mang tìm kiếm

Netizen

48 phút trước
Do bị ngăn cản chuyện yêu đương, nam thanh niên để lại chiếc xe máy và số điện thoại của gia đình rồi bỏ đi, khiến hàng trăm người hoang mang.
'Hành tinh thứ 9' định hình theo cách khoa học không ngờ đến

'Hành tinh thứ 9' định hình theo cách khoa học không ngờ đến

Lạ vui

52 phút trước
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một loại va chạm vũ trụ hoàn toàn mới, giúp định hình hành tinh thứ 9 và bạn đồng hành.
Lời mật ngọt Vũ Thu Phương dành cho chồng đại gia trước khi ly hôn

Lời mật ngọt Vũ Thu Phương dành cho chồng đại gia trước khi ly hôn

Sao việt

1 giờ trước
Vũ Thu Phương từng dành nhiều lời khen ngợi cho chồng đại gia Trần Thanh Hải trong 13 năm hôn nhân. Cô xem anh là tri kỷ, người thầy trước khi ly hôn vào tháng 11/2023.
Nghe ngay 3 màn collab cực hấp dẫn của album WeChoice 2024: tlinh, Pháo, Pháp Kiều quá slay, "viên ngọc thô của Việt rap" gây kinh ngạc

Nghe ngay 3 màn collab cực hấp dẫn của album WeChoice 2024: tlinh, Pháo, Pháp Kiều quá slay, "viên ngọc thô của Việt rap" gây kinh ngạc

Nhạc việt

1 giờ trước
Tính đến 20h tối 10/1, WeChoice Awards 2024 đã thả xích lần lượt 3 ca khúc - A Ă Â, Cái Đẹp và Miền Đất Kỳ Diệu.
Tuổi nào khiến collagen giảm gây lão hóa da và cách khắc phục

Tuổi nào khiến collagen giảm gây lão hóa da và cách khắc phục

Làm đẹp

1 giờ trước
Mỗi độ tuổi da sẽ phải đối mặt với những vấn đề khác nhau. Quá trình lão hóa da sẽ trở nên nhanh hơn từ tuổi 25 trở đi và các dấu hiệu lão hóa sẽ rõ ràng từ 30 tuổi.
Lộ diện ông trùm đứng sau đường dây lừa bán hàng trăm diễn viên Trung Quốc sang biên giới Thái Lan - Myanmar?

Lộ diện ông trùm đứng sau đường dây lừa bán hàng trăm diễn viên Trung Quốc sang biên giới Thái Lan - Myanmar?

Sao châu á

1 giờ trước
Nhân vật này bị tố cáo là tội phạm đội lốt doanh nhân, đứng sau các công xưởng lừa đảo viễn thông, buôn người xuyên quốc gia khét tiếng.
Xuân Son đang nằm viện, nói đúng 2 câu với vợ lộ hết nội tình hôn nhân trong 10 năm

Xuân Son đang nằm viện, nói đúng 2 câu với vợ lộ hết nội tình hôn nhân trong 10 năm

Sao thể thao

1 giờ trước
Những ngày vừa qua, những thông tin xoay quanh về việc điều trị, phục hồi sau ca mổ của cầu thủ Nguyễn Xuân Son (SN 1997, tại Brazil).
Áo dài sequins lấp lánh, lựa chọn hoàn hảo để nàng đón chào năm mới

Áo dài sequins lấp lánh, lựa chọn hoàn hảo để nàng đón chào năm mới

Thời trang

1 giờ trước
Rực rỡ và nổi bật, áo dài sequins lấp lánh tôn lên vẻ đẹp yêu kiều và mang đến sự sang trọng, cuốn hút, là lựa chọn hoàn hảo để nàng tự tin đón chào năm mới tràn đầy sắc màu.
Thiết mộc lan chiêu tài chiêu lộc, may mắn ập đến, đặc biệt hợp với người thuộc 2 mệnh này!

Thiết mộc lan chiêu tài chiêu lộc, may mắn ập đến, đặc biệt hợp với người thuộc 2 mệnh này!

Trắc nghiệm

1 giờ trước
Thiết mộc lan, loài cây quen thuộc với vẻ đẹp xanh tươi, không chỉ mang lại không gian trong lành, giàu sức sống mà còn được biết đến với ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
Cặp vợ chồng tạo ra một "trang trại trên không" tràn ngập hoa tươi, trái cây và rau củ, sống cuộc đời an nhiên!

Cặp vợ chồng tạo ra một "trang trại trên không" tràn ngập hoa tươi, trái cây và rau củ, sống cuộc đời an nhiên!

Sáng tạo

1 giờ trước
Ở Thành Đô, một cặp vợ chồng sinh năm 1960 đã tạo ra một khu vườn trên sân thượng với hoa nở quanh năm và đủ loại trái cây, rau củ ngay trên tầng thượng của nhà mình.