Lo TQ tấn công, Đài Loan làm vũ khí “tàng hình” rồi ém khắp đô thị
Làm cách nào để những vũ khí hạng nặng “sống sót” sau một cuộc đổ bộ của quân đội Trung Quốc là điều luôn khiến Đài Loan “đau đầu”. Tuy nhiên mới đây, chính quyền hòn đảo có vẻ đã tìm được giải pháp.
Xe bọc thép Đài Loan được phủ lá cây, giấu dưới gầm cầu (ảnh: Drive)
Nhiều xe tăng, xe bọc thép hạng nặng được Đài Loan ngụy trang kỹ càng và che giấu trong đô thị cho thấy hòn đảo đã tính đến trường hợp thất thủ khi quân đội Trung Quốc đổ bộ ngoài bờ biển, theo Drive. Tuy nhiên, Đài Loan có thể sẵn sàng phản công trong đô thị.
Nếu như ở khu vực rừng núi, nông thôn, có thể ngụy trang vũ khí bằng cây cối, hoa lá thì ở đô thị, việc khiến cho những vũ khí lớn “tàng hình” lại trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Một số hình ảnh gần đây cho thấy, lực lượng phòng vệ Đài Loan đã trữ sẵn nhiều vũ khí trong đô thị bằng lối ngụy trang tài tình như giấu dưới chân cầu, “hô biến” xe tăng thành cần cẩu, vùi trong bãi phế liệu…
Phát ngôn viên Lực lượng phòng vệ Đài Loan Shih Shun Wen cho biết, nhiều loại vũ khí với hỏa lực mạnh đã được Đài Loan ngụy trang và trở nên “tàng hình”. Chúng xuất hiện ngay giữa lòng đô thị, người dân đi đường gặp hàng ngày cũng khó phát hiện ra.
Xe tăng Đài Loan “hóa” cần cẩu (ảnh: Drive)
Theo Drive, Lực lượng phòng vệ Đài Loan gần đây tổ chức nhiều cuộc diễn tập với mục tiêu chính là tăng cường khả năng “che giấu, ngụy trang, đánh lừa, ẩn thân và ‘tàng hình’ trước mặt kẻ địch”.
Video đang HOT
Nguyên tắc quan trọng nhất của diễn tập là “chiến đấu ở bất cứ nơi nào, khiến kẻ địch không thể lường trước”.
Tuy nhiên, theo Drive, thiết bị quang học hồng ngoại hiện đại rất khó bị đánh lừa bởi lối ngụy trang thông thường. Đài Loan có vẻ chỉ muốn trì hoãn việc nhận dạng vũ khí và có thêm thời gian tổ chức tác chiến trong đô thị nếu bị tấn công.
Xe tăng Đài Loan được vùi trong bãi rác lớn (ảnh: Drive)
Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng những vũ khí giấu kỹ trong đô thị ở Đài Loan được phủ lớp sơn đặc biệt, giúp giảm khả năng bị phát hiện bằng thiết bị quét hồng ngoại.
Nếu thu hồi Đài Loan bằng vũ lực, quân đội Trung Quốc chắc hẳn đã tính toán đến việc phải chiến đấu trong môi trường đô thị. Tuy nhiên, lợi thế địa hình cũng như yếu tố bất ngờ do những vũ khí đang được che giấu đem lại có thể sẽ giúp Đài Loan chiếm được lợi thế nhất định, theo Drive.
Dàn tên lửa uy lực của Đài Loan sẽ hoạt động thế nào nếu TQ phát động tấn công?
Đài Loan đang tích trữ hàng loạt tên lửa không đối đất, rocket phóng loạt, trong trường hợp xung đột nổ ra, có thể nhanh chóng giáng đòn nhằm vào lực lượng tấn công của Trung Quốc, trước khi lực lượng này rời căn cứ.
Tên lửa Hsiung Feng III do Đài Loan phát triển.
Những thỏa thuận hàng tỉ USD của Đài Loan, mua tên lửa không đối đất, tên lửa chống hạm phóng từ mặt đất và rocket phóng loạt từ Mỹ, là động thái rõ ràng để đối phó với Trung Quốc, tác giả David Axe viết trên tạp chí Forbes.
Bắc Kinh từ lâu đã có chiến lược phóng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tên lửa nhằm phủ đầu Đài Loan. Giờ đây, Đài Loan cũng có chiến lược phóng tên lửa đáp trả.
"Pháo phản lực HIMARS hay tên lửa tầm xa SLAM-ER là các vũ khí hiện đại hàng đầu, nâng cao đáng kể năng lực phóng tên lửa đáp trả Trung Quốc", Ian Easton, chuyên gia về Đài Loan ở Viện 2049, có trụ sở tại Virginia, Mỹ, nói.
Tên lửa chiến thuật phóng từ tổ hợp pháo phản lực HIMARS.
Cuối tháng 10, Mỹ thông báo duyệt bán cho Đài Loan 135 tên lửa SLAM-ER trị giá 1 tỉ USD và 11 tổ hợp pháo phản lực HIMARS trị giá 436 triệu USD, kèm theo 64 tên lửa chiến thuật ATACMS.
Nơi xa nhất ở eo biển ngăn cách Đài Loan và Trung Quốc đại lục chỉ khoảng 170km. Các tổ hợp HIMARS rải rác ở địa hình vùng núi của Đài Loan có thể nhắm đến sân bay ở Trung Quốc đại lục. Các tên lửa SLAM-ER, phóng từ chiến đấu cơ F-16, có thể tấn công cơ sở của Trung Quốc ở sâu trong đất liền.
Tên lửa Tien Kung III của Đài Loan.
Theo kế hoạch, Đài Loan sẽ chờ cho đến khi lực lượng tên lửa Trung Quốc khai hỏa trước. Sau loạt tên lửa đầu tiên, Đài Loan mới bắt đầu đáp trả.
Đòn đáp trả không chỉ bằng những vũ khí mới đạt thỏa thuận mua của Mỹ, mà còn là các tên lửa nội địa như tên lửa hành trình Vạn Kiếm (Wan Chien) và tên lửa Yun Feng.
"Đòn đáp trả của Đài Loan không chỉ là nhằm hù dọa, mà còn có thể gây thiệt hại dáng kể", chuyên gia Easton nói.
Mục tiêu hàng đầu của Đài Loan nhiều khả năng là các cảng biển, sân bay do quân đội Trung Quốc kiểm soát ở Phúc Kiến, Chiết Giang và Quảng Đông.
SLAM-ER là tên lửa tầm xa phóng từ chiến đấu cơ.
Tên lửa Đài Loan cũng nhắm đến nơi Trung Quốc tập kết lực lượng, phục vụ chiến dịch đổ bộ. "Chiến dịch đổ bộ cần thời gian chuẩn bị, phụ thuộc lớn vào năng lực hậu cần", chuyên gia Easton giải thích. "Chiến dịch như vậy không hề diễn ra chớp nhoáng hay chỉ trong một đợt. Phá hủy hệ thống hậu cần của Trung Quốc sẽ giúp Đài Loan đẩy lùi lực lượng đổ bộ dễ dàng hơn".
Ở trên biển các lực lượng đổ bộ Trung Quốc sẽ phải đối diện với 100 tổ hợp tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ mặt đất mà Đài Loan mới đặt mua của Mỹ.
Có thể nói, các tên lửa tầm xa của Đài Loan khiến kế hoạch tấn công của Trung Quốc trở nên phức tạp hơn. "Quân đội Trung Quốc cũng phải tính đến chuyện phòng thủ, làm suy giảm năng lực tấn công", chuyên gia Easton nói.
Sự xuất hiện của các tên lửa SLAM-ER hay HIMARS có thể chỉ là bước đầu. "Trong tương lai, Đài Loan có thể mua thêm nhiều vũ khí tấn công hơn nữa từ Mỹ. Đây chỉ là sự kiện đánh dấu bước ngoặt", ông Easton nhận định.
Ông Easton nói "Mỹ có thể bán cho Đài Loan cả tên lửa đạn đạo tiên tiến và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, phù hợp với mục tiêu ngăn Trung Quốc tấn công Đài Loan".
Báo Trung Quốc "nổi cơn thịnh nộ", cảnh báo chiến tranh với Mỹ, Đài Loan Tờ Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh điều các máy bay chiến đấu "bay qua đảo Đài Loan" và tuyên bố bất kỳ sự trả đũa nào từ Đài Bắc đều "có nghĩa là chiến tranh" sau khi Mỹ chấp thuận bán vũ khí cho Đài Loan với giá trị lên tới hơn 2 tỷ USD Căng thẳng...