Lộ tổ hợp tác chiến điện tử cực mạnh Iran sắp có
Nhiều khả năng Moscow sẽ đồng ý cho KRET xuất khẩu các tổ hợp tác chiến điện tử Moskva1 và Rtut BM cho Iran trong thời gian sắp tới.
Nhiều khả năng Moscow sẽ đồng ý cho KRET xuất khẩu các tổ hợp tác chiến điện tử Moskva-1 và Rtut-BM cho Iran trong thời gian sắp tới.
Army Recognition dẫn lời Igor Nasenkov – Phó tổng giám đốc công ty công nghệ vô tuyến điện tử KRET của Nga cho hay, Moscow và Tehran đang tiến hành thảo luận về khả năng Nga bán các tổ hợp tác chiến điện tử (EW) mặt đất tiên tiến cho Iran sau khi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với nước này được dỡ bỏ.
Thông tin này được đại diện phía KRET công bố tại triển lãm hàng không quốc tế Dubai Airshow-2015. Và hiện tại công ty này đã sẵn sàng chuyển giao cho Iraq các tổ hợp tác chiến điện tử mới nếu như có sự đồng ý từ phía Moscow.
Thị trường vũ khí Iran trong tương lai gần như sẽ thuộc về Nga, khi mà hàng loạt hợp đồng vũ khí mới được hai bên ký kết chỉ trong thời gian ngắn.
KRET là một trong những công ty quốc phòng chuyên sản xuất các thiết bị vô tuyên điện tử lớn nhất của Nga được thành lập vào 2009 và là một trong những công ty con của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec của Nga.
Hiện tại, các tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất nổi tiếng của KRET gồm có Moskva-1; tổ hợp áp chế điện tử President-S dành cho máy bay quân sự và dân sự; tổ hợp cảnh báo sớm và áp chế điện tử dành cho pháo binh Rtut-BM và nhiều tổ hợp áp chế điện tử khác.
Trong đó tổ hợp tác chiến điện tử Moskva-1 là cái tên khá nổi tiếng. Nó có phạm vi hoạt động hiệu quả lên tới 400km cao hơn hẳn các tổ hợp EW trước đây của Quân đội Nga. Bên cạnh đó việc sử dụng một radar thụ động giúp Moskva-1 không phát ra bất cứ tín hiệu nào mà chỉ tiếp nhận và phân tích dữ liệu từ bên ngoài.
Moskva-1 không chỉ hoạt động như một tổ hợp áp chế điện tử mà còn như một trong trung tâm trinh sát và chỉ huy chiến trường và hoàn toàn vô hình trước các thiết bị trinh sát điện tử của đối phương.
Video đang HOT
Tổ hợp tác chiến điện tử và cảnh báo sớm Rtut-BM của Quân đội Nga.
Bên cạnh Moskva-1, Rtut-BM 1L262E cũng là một trong những tổ hợp tác chiến điện tử hiện đại khác của Quân đội Nga. Tuy nhiên, nó lại nghiêng về khả năng hỗ trợ cho các đơn vị bộ binh trước các đợt tấn công của lực lượng pháo binh đối phương.
Đối với các loại vũ khí dẫn đường công nghệ cao như tên lửa hay đạn pháo thông minh nhằm tránh gây thiệt hại cho binh sĩ cũng như trang thiết bị chúng bắt buộc phải được kích hoạt nổ ở độ cao từ 3-5m và lúc này Rtut-BM sẽ tác động trực tiếp tới các loại vũ khí này và kích nổ chúng trong khoảng cách an toàn.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Điểm các khí tài đặc biệt Nga muốn bán cho VN, thế giới
Nga luôn sẵn sàng xuất khẩu các khí tài quân sự đặc biệt như radar, hệ thống tác chiến điện tử tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Không phải là vũ khí sát thương nhưng các hệ thống radar, hệ thống tác chiến điện tử là khí tài quân sự đặc biệt trên thế giới có khả năng tác chiến nhiều khi hơn hàng chục xe tăng, hay máy bay ném bom. Hiện nay, nước Nga có cả một bộ sưu tập các loại khí tài đặc biệt này sẵn sàng xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới, gồm cả Việt Nam.
Đứng đầu bảng trong các khí tài quân sự đặc biệt chính là các tổ hợp tác chiến điện tử. Trong ảnh, chiếc xe bên trái là thành phần của tổ hợp chế áp điện tử 1L269 Krasukha-2 do hãng NPO Kvant phát triển để bảo vệ một cách có hiệu quả các đơn vị, các mục tiêu cố định chống vũ khí chính xác cao của đối phương, cũng như những phương tiện mang vũ khí, các hệ thống chỉ thị - phát hiện mục tiêu.
Đáng lưu ý từ năm 2013 đã có thông tin Việt Nam đang xem xét khả năng mua tổ hợp chế áp điện tử 1L269 Krasukha-2.
Đây là xe tình báo điện tử 1L265E thuộc tổ hợp tác chiến điện tử 1L267 Moskva-1 - đây là một trong những khí tài tác chiến điện tử tối tân nhất của Nga hiện nay, còn đang được phát triển.
Trạm kiểm soát gây nhiễu 1L266E thuộc tổ hợp tác chiến điện tử 1L267 Moskva-1.
Hệ thống gây nhiễu radar 1RL248-4 SPN-4.
Tổ hợp tác chiến điện tử 1RL257E Krasukha-4.
Tổ hợp tác chiến điện tử 1L262E Rtut-BM có thể bảo vệ nhân viên và các thiết bị quân sự, chống lại đạn pháo và tên lửa các loại; chế áp các hệ thống thông tin liên lạc và vị trí đài radar của đối phương.
Tổ hợp gây nhiễu 1L222M Avtobaza-M là biến thể của tổ hợp Avtobaza được giới quân sự phương Tây coi là "thủ phạm" cướp quyền điều khiển UAV tàng hình RQ-170 Mỹ trinh sát trái phép lãnh thổ Iran năm 2011.
Ngoài các khí tài quân sự huyền bí - tổ hợp tác chiến điện tử, Nga còn sẵn lòng cung cấp các hệ thống radar trinh sát rất đặc biệt khác. Trong ảnh là hệ thống radar trinh sát chiến trường cơ động SNAR-10M1 có khả năng định vị mục tiêu mặt đất như xe tăng, xe bọc thép, bộ binh tập trung, cung cấp tọa độ mục tiêu cho pháo binh tấn công tiêu diệt.
Xe trinh sát chiến trường không rõ chủng loại được đặt trên khung gầm xe bọc thép cơ động cao KAMAZ-53949.
Radar phòng không cơ động cao 1L121-E có khả năng phát hiện các mục tiêu cực nhỏ như UAV mini, đạn chính xác cao (gồm các loại bom thông minh, tên lửa dẫn đường).
Theo_Kiến Thức
Nhiều nước muốn mua tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha Nga Nhiều khách hàng nước ngoài tham dự Triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2015 đã bày tỏ mong muốn mua tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha của Nga. Nhiều khách hàng nước ngoài tham dự Triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2015 đã bày tỏ mong muốn mua tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha của Nga. Tờ TASS ngày...