Lộ tính năng tên lửa phóng từ tàu ngầm mới của TQ
C-708UNA được cho là biến thể của mẫu YJ-82, có khả năng đạt tầm phóng gần 130km, trang bị trên nhiều loại tàu ngầm.
Trong khuôn khổ triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải-2014, các nhà sản xuất quốc phòng Trung Quốc đã khoe hàng loạt vũ khí mới. Nổi bật trong các vũ khí mới là loại tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm CM-708UNA.
Tên lửa mới là sản phẩm của Tổng công ty khoa học không gian vũ trụ Trung Quốc (CASIC). Hệ thống này bao gồm 1 tên lửa chống hạm CM-708 sửa đổi từ biến thể xuất khẩu của tên lửa YJ-82, cánh của tên lửa có thể gập lại cùng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn phía đuôi. Người ta đóng gói tên lửa vào trong một “viên nang” tương tự quả ngư lôi.
Mô hình tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm CM-708UNA trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải.
CM-708UNA được phóng đi từ ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn trên tàu ngầm. “Viên nang” sẽ giúp tên lửa di chuyển dưới nước như một ngư lôi, sau khi rời khỏi mặt nước, nó sẽ tách bỏ khỏi tên lửa. Lúc này động cơ tăng cường nhiên liệu rắn sẽ kích hoạt đưa tên lửa đến độ cao nhất định. Sau đó, động cơ tăng cường sẽ tách bỏ và đến động cơ phản lực hoạt động đưa tên lửa đến mục tiêu.
Video đang HOT
Theo poster trưng bày tại gian hàng của Tổng công công nghiệp quốc phòng Bắc Trung Quốc (NORINCO). CM-708UNA là một tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm, nó có thể sử dụng trên nhiều loại tàu ngầm khác nhau. Người ta thiết kế nó để tấn công lén lút vào các tàu chiến mặt nước hạng trung bình đến cỡ lớn hay các mục tiêu ven biển.
Poster giới thiệu tính năng tác chiến của tên lửa CM-708UNA.
Tên lửa CM-708UNA được dẫn hướng kết hợp quán tính cùng hệ thống định vị toàn cầu, pha cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng đầu dò radar (nhưng không rõ là thụ động hay chủ động). Hệ thống điện tử của tên lửa thiết kế theo công nghệ kỹ thuật số cùng một số công nghệ mới. Nó có tầm bắn khoảng 128km, nhà sản xuất quảng cáo tên lửa này có độ phản hồi radar thấp nên có khả năng đột phá mạng lưới phòng không đối phương.
Phát triển các tên lửa chống hạm phòng từ tàu ngầm là một công nghệ khá phức tạp. Các giai đoạn từ khi ra khỏi ống phóng ngư lôi, di chuyển dưới nước, trồi lên khỏi mặt nước, tách bỏ viên nang, kích hoạt động cơ chính là những công đoạn đòi hỏi những công nghệ hết sức tinh vi.
Đến nay chỉ có 3 quốc gia phát triển thành công công nghệ này là, Pháp với tên lửa SM-39 Exocet, Mỹ với tên lửa UGM-84 Harpoon, Nga với tên lửa 3M-54 Klub-S và sắp tới có thể là Trung Quốc. Na Uy cũng đang phát triển một biến thể phóng từ tàu ngầm của tên lửa NSM.
Không rõ tên lửa CM-708UNA đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển, nhưng nó cho thấy Trung Quốc đang đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực công nghệ tên lửa.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Indonesia "nịnh" Trung Quốc để được lắp ráp tên lửa chống hạm C-705
Hiện nay Indonesia đã cắt giảm mua máy bay chiến đấu Su của Nga và tên lửa hạm đối hạm, tên lửa vác vai của Trung Quốc, đồng thời mong giành được hợp đồng chuyển giao công nghệ tên lửa chống hạm C-705 sản xuất hoàn toàn trong nước.
Tạp chí quốc phòng Kanwa của Canada số ra tháng 11-2014 cho biết, trong buổi phỏng vấn Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro, ông đã tiết lộ, nước này đang có kế hoạch đóng 20 tàu chiến có chiều dài 40m và 60m, trang bị tên lửa chống hạm C-705 và C-802.
Hiện nay Indonesia đã cắt giảm mua máy bay chiến đấu Su của Nga và tên lửa hạm đối hạm, tên lửa vác vai của Trung Quốc, đồng thời mong giành được hợp đồng chuyển giao công nghệ tên lửa chống hạm C-705 sản xuất hoàn toàn trong nước. Cho nên, Indonesia rất hy vọng Trung Quốc đồng ý chuyển giao dây chuyền công nghệ lắp ráp tên lửa chống hạm này cho mình, hiện nay hai nước vẫn đang trong quá trình đàm phán.
Tên lửa chống hạm C-705 của Trung Quốc
C-705 là tên lửa hành trình chống tàu cận âm hạng nhẹ do Trung Quốc phát triển dựa trên mẫu C-704, dùng một số thành phần của tên lửa C-602. Loại tên lửa này được thiết kế để trang bị trên các tàu tên lửa nhỏ, tàu hộ vệ, máy bay, bệ phóng mặt đất. C-705 có trọng lượng 320kg, lắp đầu nổ nặng 110-130kg, trang bị động cơ tuốc bin phản lực cho tầm bắn 140km, độ bắn chính xác khoảng 95,7%. Đầu tự dẫn của C-705 có thể dùng radar chủ động, quang truyền hình hoặc hồng ngoại.
Tạp chí Kanwa dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, doanh nghiệp quốc phòng nước này đã cải tiến thành công tên lửa hành trình chống tàu cận âm C-705 cho nhiệm vụ tác chiến mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao (CEP 10m), định danh là C-705G.
Theo An Ninh Thủ Đô
TQ khoe tên lửa bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh Các chuyên gia Trung Quốc "nổ" rằng hệ thống tên lửa này có thể vô hiệu hóa mọi loại tên lửa chống hạm. Ngày 10/9, Trung Quốc đã công khai một hệ thống vũ khí mới nhất trên biển trong một bản tin buổi tối của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), đó là loại tên lửa phòng không được quảng...