Lộ tin nhắn với Phó chủ tịch tỉnh Hà Giang vụ tiêu cực điểm thi
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài thừa nhận nhắn tin báo cáo người tên Q là ông Trần Đức Quý – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang thời điểm đang phạm tội vụ tiêu cực điểm thi.
Phiên xét xử vụ gian lận thi cử tại Hà Giang tiếp tục với phần xét hỏi bị cáo Nguyễn Thanh Hoài – nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Giang.
Theo VTC, tại phần xét hỏi, bị cáo Hoài khẳng định, lời khai trước đây tại cơ quan điều tra A92 là khách quan và chính xác.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài tại phiên tòa sáng 15/10. Ảnh VTC
Luật sư Hoàng Văn Hướng, người bào chữa cho bị cáo Triệu Thị Chính – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, yêu cầu giải thích về việc có loạt tin nhắn được gửi đi gửi lại cho một người có ký hiệu “Q”, vậy Q là ai?
Luật sư đọc nguyên văn nội dung tin nhắn: “Em báo cáo anh 2 việc. Một là em vừa đổi danh sách dữ liệu thi xong, kết quả dữ liệu trên phần mềm quản lý ghi của Bộ GD&ĐT trùng khít với dữ liệu trong đĩa CD anh Sử (Cựu Giám đốc sở GD&ĐT Hà Giang) giữ.
Hai là việc Lương chuyển bài thi trắc nghiệm và thiết bị xử lý bài thi về Sở Giáo dục là theo điều 26 quy chế thi và được sự đồng ý của em với nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội đồng thi và Trưởng ban Thư ký. Xong thầy Bình, thầy Sử, cô Chính đang nâng cao quan điểm, có gì anh xem giúp em”.
Người tên “Q” nhắn lại: “OK, có gì anh bàn với anh Sử”.
Vậy Q là ai? Bị cáo Hoài nói: “Q là anh Trần Đức Quý – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang”.
Phiên tòa tiếp tục xét hỏi bị cáo Nguyễn Thanh Hoài.
HĐXX xét hỏi bị cáo Hoài về động cơ, mục đích khi đưa cho bị cáo Lương danh sách 93 thí sinh nhờ can thiệp nâng điểm thi môn trắc nghiệm.
Ông Trần Đức Quý – Phó chủ tịch tỉnh Hà Giang thời điểm họp báo công bố thông tin vụ tiêu cực điểm thi THPT Quốc gia 2018. Ảnh Vietnamnet
Trên VNN, bị cáo Hoài khẳng định việc nhờ nâng điểm trên hoàn toàn do tình cảm đồng nghiệp, thân quen chứ không có động cơ vụ lợi.
Video đang HOT
Trước đó, trong phiên tòa chiều 14/10, Nguyễn Thanh Hoài đã khai biệt danh “ Lão phật gia” kèm số báo danh ghi trong mẩu giấy mà cơ quan điều tra thu thập được tại phòng làm việc chính là bà Tống Thị Bê, nguyên Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Hà Giang, đã nghỉ hưu từ năm 2012.
Như Dân Việt đã thông tin: Sáng nay (15/10), HĐXX TAND tỉnh Hà Giang tiếp tục xét xử vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang. 5 bị cáo gồm: Nguyễn Thanh Hoài (SN 1969, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang); Vũ Trọng Lương (SN 1978, nguyên Phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang); Triệu Thị Chính (SN 1968, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú); Phạm Văn Khuông (SN 1959, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện bị cấm đi khỏi nơi cư trú); Lê Thị Dung (SN 1969, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang, hiện bị cấm đi khỏi nơi cư trú).
Như Dân Việt đã thông tin: Theo cao trang, trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, bị can Hoài đã bàn bạc và thống nhất với Lương việc sửa bài thi, nâng điểm cho các thí sinh. Mặc dù ông Hoài không trực tiếp can thiệp sửa kết quả bài thi của thí sinh nhưng đã đưa danh sách 93 thí sinh cho bi can Lương để sửa chữa, nâng điểm. Lương trực tiếp nhận giúp nâng điểm 14 thí sinh. Lương cũng là người thực hiện thao tác trên máy tính can thiệp, sửa kết quả 309 bài thi các môn trên 249 ảnh gốc bài thi (phiếu trả lời trắc nghiệm) của 107 thí sinh để nâng điểm.
Con bi can Phạm Văn Khuông đã nhờ Hoài nâng điểm cho con trai để đăng ký xét tuyển Đại học Y Thái Bình. Kết quả là con trai bi can Khuông được nâng 13,3 điểm 3 môn thi trắc nghiệm.
Bi can Triệu Thị Chính được xác định đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của trưởng ban chấm thi, vi phạm quy chế thi, đưa danh sách 13 thí sinh nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm môn ngữ văn cho 12 thí sinh và xem điểm cho 1 thí sinh.
Cơ quan điều tra xác định giữa 2 bị can đã thống nhất số điểm cần nâng, nhưng vì lý do khách quan nên Hoài chưa thực hiện can thiệp nâng điểm. Ngoai ra, bi can Lê Thị Dung đã nhờ bi can Hoài nâng điểm cho 20 thí sinh.
Cáo trạng của Viện kiểm sát nêu rõ: “Hành vi phạm tội của các bị can nói trên đã xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gian lận trong thi cử không chỉ để lại hậu quả trước mắt mà còn về lâu dài sẽ đào tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng thấp và yếu kém, tác động đến đạo đức xã hội, không còn sự công bằng trong xã hội…”.
Trong đó, thí sinh được nâng điểm cao nhất là 29,95 điểm vơi 4 môn trắc nghiệm gồm toán, ngoại ngữ, hóa và lý. Thí sinh được nâng ít nhất 2,2 điểm vơi 1 môn.
Cơ quan điều tra cung lấy lời khai của phụ huynh, người liên quan đến 99/107 thí sinh, có 41 người khẳng định đã nhờ Nguyên Thanh Hoài và ông Vu Trong Lương nâng điểm cho con, cháu họ.
Đáng chú ý, cáo trạng cũng xác định không có gia đình thí sinh nào khai nhận có đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị để nhờ nâng điểm. Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương đều khai chỉ giúp nâng điểm do mối quan hệ quen biết, bạn bè, người thân.
Theo danviet
Cựu PGĐ Sở GD-ĐT Hà Giang "nhắc khéo" cấp dưới, con trai được nâng 13,3 điểm
Cựu Phó Giám đốc (PGĐ) Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang Phạm Văn Khuông không trực tiếp can thiệp nhờ sửa bài thi, nâng điểm cho hàng loạt thí sinh thi tốt nghiệp tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
Tuy nhiên, bị cáo bị truy tố về tội "Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 366 Bộ luật Hình sự 2015 do có con trai là một trong 114 thí sinh được nâng điểm trong kỳ thi này với số điểm được nâng lên đến 13,3 điểm.
Sáng 15/10, HĐXX TAND tỉnh Hà Giang tiếp tục xét xử vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang. 5 bị cáo gồm: Nguyễn Thanh Hoài (SN 1969, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang); Vũ Trọng Lương (SN 1978, nguyên Phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang); Triệu Thị Chính (SN 1968, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo, hiện đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú); Phạm Văn Khuông (SN 1959, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo, hiện bị cấm đi khỏi nơi cư trú); Lê Thị Dung (SN 1969, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang, hiện bị cấm đi khỏi nơi cư trú).
Theo Infonet: Trả lời HĐXX TAND tỉnh Hà Giang sáng 15/10, bị cáo Phạm Văn Khuông, cựu Phó Giám đốc (PGĐ) Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang cho biết mặc dù có con trai học trường chuyên của tỉnh nhưng chỉ lo con... trượt tốt nghiệp THPT.
Phạm Văn Khuông không trực tiếp can thiệp nhờ sửa bài thi, nâng điểm cho hàng loạt thí sinh thi tốt nghiệp tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Tuy nhiên, bị cáo bị truy tố về tội "Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 366 Bộ luật Hình sự 2015 do có con trai là một trong 114 thí sinh được nâng điểm trong kỳ thi này với số điểm được nâng lên đến 13,3 điểm.
Đáng chú ý, Phạm Văn Khuông cho biết con trai bị cáo là học sinh của Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang, nhưng điều bị cáo lo nhất là con trai trượt tốt nghiệp, và chỉ mong con vươt qua kỳ thi tốt nghiệp để học nghề tại một trường trung cấp nghề nào đó.
Hiện con trai bị cáo Khuông đang học Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ tại Hà Nội.
Bị cáo cho biết mỗi khi nhắc đến chuyện này con bị cáo rất buồn vì bị ảnh hưởng bởi tâm lý, bởi nếu không nâng điểm thì con trai bị cáo vẫn đủ điểm vào trường này. Đây là điều mà bị cáo vô cùng đau lòng, bị cáo vô cùng ân hận về việc này.
Thẩm phán - Chủ tọa Vương Thị Thu Hà đặt câu hỏi: Đã là học sinh trường chuyên thì phải học giỏi, tại sao lại lo trượt tốt nghiệp? Phải chăng ngày trước con trai bị cáo đã phải "chạy" để vào trường chuyên?
Phạm Văn Khuông nói: "Con bị cáo không chạy vào trường chuyên. Bị cáo chỉ lo tốt nghiệp vì lúc ôn thi có một vài môn cháu không chú tâm lắm, chỉ sợ con trẻ sơ xảy một tí là bị điểm liệt".
Bị cáo Phạm Văn Khuông đang khai tại phiên tòa. Nguồn: Infonet
Nói về quá trình "nhờ" cấp dưới là Nguyễn Thanh Hoài - Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý Chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, Phạm Văn Khuông cho biết, trong một bữa cơm liên hoan của cơ quan, bị cáo nói "chỉ lo con trai trượt tốt nghiệp" và Hoài nói "đã hiểu".
"Bị cáo hoàn toàn không nói đến chuyện nâng điểm môn nào, nâng bao nhiêu điểm, chỉ nhờ chung chung vậy thôi", bị cáo Khuông nói.
Mặc dù chỉ "nói chung chung" nhưng kết quả là con trai ông Phó Giám đốc Sở đã được nâng 13,3 điểm với số điểm tốt nghiệp cao chót vót. Khuông cho biết mình chỉ nói với Hoài như thế và cho rằng Hoài cũng hiểu cần phải nâng điểm cho con trai mình.
"Đấy là tự nguyện của anh Hoài thôi, bị cáo không có ra lệnh cho anh Hoài - Phạm Văn Khuông nói - Tuy rằng không nói rõ là nhờ nâng điểm, nhưng bị cáo nói như thế là nghĩ rằng anh Hoài hiểu là cần phải nâng điểm cho bị cáo. Bị cáo chỉ mong rằng anh em có quyền đến đâu thì giúp đỡ đến đó".
Khi làm Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang, Phạm Văn Khuông được phân công phụ trách Phòng Khảo thí (trực tiếp quản lý bị cáo Hoài) và Phòng Giáo dục mầm non.
Theo bị cáo Khuông, khoảng từ 3/7/2018 trở về trước, có một lần bà Triệu Thị Chính (Phó Giám đốc Sở GD&ĐT) gọi cho bị cáo hỏi con trai bị cáo tên là Tuấn Minh hay Minh Tuấn có số báo danh nào. Bị cáo nói "không nhớ, chỉ nhớ 3 số cuối SBD là 384".
"Bị cáo và anh Hoài tình cảm như anh em nên không có chuyện vật chất gì, bị cáo không đưa cho Hoài bất kỳ cái gì và cũng không hứa hẹn nâng đỡ Hoài trong công tác", Phạm Văn Khuông khẳng định lại.
Tuy nhiên, cuối cùng Khuông vẫn thừa nhận bản chất câu chuyện trao đổi với Hoài là có nhờ Hoài nâng điểm, chỉ có điều không nói rõ hai chữ "nâng điểm" mà thôi.
Như Dân Việt đã thông tin: Theo cao trang, trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, bị can Hoài đã bàn bạc và thống nhất với Lương việc sửa bài thi, nâng điểm cho các thí sinh.
Nguyễn Thanh Hoài là người đưa chìa khoá phòng lưu trữ bài thi để Lương vào lấy các túi bài rồi sau đó sửa điểm.
Mặc dù bi ông Hoài không trực tiếp can thiệp sửa kết quả bài thi của thí sinh nhưng đã đưa danh sách 93 thí sinh cho bi can Lương để sửa chữa, nâng điểm. Lương trực tiếp nhận giúp nâng điểm 14 thí sinh.
Lương cũng là người thực hiện thao tác trên máy tính can thiệp, sửa kết quả 309 bài thi các môn trên 249 ảnh gốc bài thi (phiếu trả lời trắc nghiệm) của 107 thí sinh để nâng điểm.
Con bi can Phạm Văn Khuông đã nhờ Hoài nâng điểm cho con trai để đăng ký xét tuyển Đại học Y Thái Bình. Kết quả là con trai bi can Khuông được nâng 13,3 điểm 3 môn thi trắc nghiệm.
Bi can Triệu Thị Chính được xác định đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của trưởng ban chấm thi, vi phạm quy chế thi, đưa danh sách 13 thí sinh nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm môn ngữ văn cho 12 thí sinh và xem điểm cho 1 thí sinh.
Bị cáo Triệu Thị Chính có hành vi can thiệp nhờ nâng điểm môn Ngữ văn.
Cơ quan điều tra xác định giữa 2 bị can đã thống nhất số điểm cần nâng, nhưng vì lý do khách quan nên Hoài chưa thực hiện can thiệp nâng điểm. Ngoai ra, bi can Lê Thị Dung đã nhờ bi can Hoài nâng điểm cho 20 thí sinh.
Cáo trạng của Viện kiểm sát nêu rõ: "Hành vi phạm tội của các bị can nói trên đã xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gian lận trong thi cử không chỉ để lại hậu quả trước mắt mà còn về lâu dài sẽ đào tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng thấp và yếu kém, tác động đến đạo đức xã hội, không còn sự công bằng trong xã hội...".
Trong đó, thí sinh được nâng điểm cao nhất là 29,95 điểm vơi 4 môn trắc nghiệm gồm toán, ngoại ngữ, hóa và lý. Thí sinh được nâng ít nhất 2,2 điểm vơi 1 môn.
Cơ quan điều tra cung lấy lời khai của phụ huynh, người liên quan đến 99/107 thí sinh, có 41 người khẳng định đã nhờ Nguyên Thanh Hoài và ông Vu Trong Lương nâng điểm cho con, cháu họ.
Đáng chú ý, cáo trạng cũng xác định không có gia đình thí sinh nào khai nhận có đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị để nhờ nâng điểm. Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương đều khai chỉ giúp nâng điểm do mối quan hệ quen biết, bạn bè, người thân.
Theo danviet
Tòa xử thế nào nếu lại vắng nhiều nhân chứng vụ gian lận thi ở Hà Giang? Dự kiến ngày 14, 15, 16/10 tới, Toà án nhân dân tỉnh Hà Giang tiếp tục mở phiên xét xử sơ thẩm 5 bị cáo trong vụ tiêu cực thi cử tại Hà Giang, phiên toà được mở lại sau khi bị hoãn lần đầu vào ngày 18/9 vì thiếu đến hơn 100 nhân chứng. Cụ thể, sáng ngày 18/9, Toà án Nhân...