Lỡ tiêm thuốc trắng da, “hot boy” tự kinh sợ khuôn mặt mình
Anh Huy tiêm thuốc làm trắng da thì gặp “thảm họa”: mẩn đỏ lan ra hết vùng mặt và khắp cơ thể đến mức rỉ nước vàng gây đau buốt.
Chiều nay, anh Ngô Gia Huy nhận lời trò chuyện cùng phóng viên tại một quán cà phê ở trung tâm TP.HCM.
Ngồi trước mặt chúng tôi là một thanh niên khá điển trai dù gương mặt và phần cổ vẫn còn chút ít “dấu tích” của “di chứng” làm đẹp.
Phần cổ vẫn còn chút ít “dấu tích”.
Anh Huy cho biết, thời gian qua là cú sốc rất lớn, có thể là kỷ niệm buồn khó quên trong cuộc đời mình.
Anh Huy kể lại, vào dịp tết năm 2012, do tính chất công việc muốn có làn da sáng đẹp, anh cùng một người bạn mua thuốc viên hiệu Swhiting để uống. Tuy nhiên hiệu quả không cao và sau khi đọc được thông tin trên mạng, anh tìm đến một địa chỉ trên địa bàn quận 10, TPHCM. Tại đây, khi được tư vấn, anh Huy mua 1 hộp thuốc hiệu Swhiting có 10 ống (với giá 4 triệu đồng) để tiêm trực tiếp vào cơ thể theo liều mỗi tuần 1 ống.
Hết 10 tuần, thấy làn da thay đổi rõ rệt, anh Huy rất phấn khởi và tiếp tục trở lại địa chỉ trên. Lúc này người bán tư vấn để anh Huy sử dụng loại thuốc giá cao gấp đôi có hiệu NC24 và GC9600 dạng ống nước pha bột cũng tiêm trực tiếp vào cơ thể.
“Phải nói là sau thời gian tiêm các loại thuốc đó, làn da của tôi trắng mịn đến mức không ngờ. Khi ra ánh đèn vào ban đêm làn da sáng như phản quang, đi giữa trưa nắng không bị đen da. Nhiều người tỏ vẻ bất ngờ trước sự thay đổi này khiến tôi vô cùng hãnh diện”, anh Huy thật tình chia sẻ.
Video đang HOT
Cảm thấy hài lòng với làn da “trong mơ” nên anh Huy ngưng tiêm thuốc. Lượng khách cần làm đẹp đến với anh (người có làn da đẹp) mỗi lúc càng đông lên. Tuy nhiên, đến khoảng tháng 8/2012, anh Huy bỗng thấy cơ thể nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu.
Ban đầu tưởng mình bị dự ứng và công việc luôn tất bật không có thời gian nên anh Huy chỉ mua thuốc uống. Nhưng rồi càng lúc tình trạng càng tồi tệ khi mẩn đỏ lan ra hết vùng mặt và khắp cơ thể đến mức rỉ nước vàng gây đau buốt. Huy đã phải gác bỏ cuộc mưu sinh “trốn” ở nhà trọ và tìm đến bác sĩ.
Các bác sĩ bệnh viện da liễu TPHCM làm hết xét nghiệm này đến chẩn đoán khác vẫn không tìm ra được bệnh của Huy.
“Thời gian này đối với tôi vô cùng tuyệt vọng. Tôi tắt máy điện thoại, dấu mình trong phòng không muốn tiếp xúc với ai vì bản thân tôi nhìn thấy mình trong gương còn khiếp sợ”, anh Huy nhớ lại.
Anh Huy không ngại đưa hình ảnh mà mình từng gánh
chịu để cảnh tỉnh mọi người.
Cuối cùng, được một người bạn giới thiệu, Huy đã đến một bác sĩ tư ở quận Bình Thạnh và được vị bác sĩ này xác định anh bị biến đổi sắc tố da. Sau thời gian điều trị, bệnh của Huy tiến triển khả quan.
Sau đó Huy về nhà ở Vũng Tàu “ở ẩn”. Suốt hơn 4 tháng được mẹ cho uống thuốc nam, nước mát để giải độc và thoa thuốc, da của anh Huy đã dần trở lại bình thường và hiện anh đã về lại Sài Gòn để tiếp tục công việc.
Giờ đây sau những gì đã xảy ra, cuộc sống của anh Huy đã lạc quan trở lại.
“Suốt thời gian về quê chữa bệnh, đêm nào cũng nằm suy nghĩ nên mình muốn qua Facebook lên tiếng cảnh tỉnh để những ai đang và sẽ có ý định làm trắng bằng cách tiêm thuốc hãy xem đây là bài học mà có sự lựa chọn. Thật sự đó là thành ý của mình nhưng khi thông tin được đưa lên nhiều người lại nghĩ rằng mình muốn “nổi tiếng” hoặc có cả những người bán thuốc mắng chửi mình làm “bể nồi cơm” của họ. Thậm chí có nhiều người buôn bán mỹ phẩm lấy hình của mình trên mạng rồi đảo ngược lại: “Trước và sau khi dùng mỹ phẩm A,B,C…” để quảng cáo.”, anh Huy bức xúc cho biết.
Chia tay chúng tôi, anh Huy một lần nữa khẳng định, mình chỉ muốn nói lên tình cảnh của mình đã từng gánh chịu để làm bài học cho mọi người không phải chịu cảm giác đau đớn, khó chịu, tủi nhục như mình.
Theo ANTD
Nữ bệnh nhân chết bất thường sau mũi tiêm
Sau khi đến Trạm y tế xã tiêm thuốc, một nữ bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện khó thở, ngắt quãng rồi sau đó tắt thở hoàn toàn...
heo phản ánh của gia đình ông Nguyễn Văn Huê (xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), sáng 18/12, sau khi dọn dẹp nhà cửa, đi chợ mua thức ăn về nhà, vợ ông là bà Lê Thị Lược (61 tuổi, trú cùng địa chỉ trên) đạp xe đến Trạm Y tế xã Hoằng Trung khám bệnh. Khoảng hơn 30 phút sau, gia đình nhận được tin báo, bà Lược đã tử vong, gia đình đến làm thủ tục nhận xác về mai táng. Nghe tin dữ, ông Huê và con trai tức tốc chạy ra trạm y tế thì thấy bà Lược đã tắt thở nằm trên giường bệnh.
Ông Mai Ngọc Thái (63 tuổi) người thân của gia đình bà Lược cho biết: "Gia đình rất phẫn nộ và bức xúc trước cái chết của bà Lược. Trước khi rời nhà, bà vẫn khỏe mạnh, đạp xe bình thường, tại sao lại ra đi nhanh như vậy. Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng cần sớm điều tra làm rõ thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của đội ngũ thầy thuốc ở đây. Nếu cứ làm việc kiểu này sẽ còn nhiều người dân vô tội chết oan nữa".
Trạm Y tế xã Hoằng Trung nơi xảy ra vụ việc
Cho rằng cái chết của bà Lược có phần lỗi của y bác sỹ trực tiếp điều trị tại cơ sở y tế này, nên gia đình nạn nhân đã phản ứng kịch liệt. Trước sự việc trên, cơ quan điều tra và chính quyền địa phương cũng có mặt tại hiện trường để xử lý vụ việc.
Ông Vũ Văn Cương, Trạm trưởng Trạm y tế xã Hoằng Trung cho rằng: "bệnh nhân tử vong là do bệnh hiểm nghèo không thể cứu chữa. Bà Lược tử vong là do bệnh hen phế quản cấp".
Còn nữ bác sỹ Đỗ Thị Tú, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Lê Thị Lược cho biết, khoảng 14 giờ ngày 16/12, bà Lược đến trạm xin khám bệnh với biểu hiện ho khạc đờm, khó thở. Sau khi chẩn đoán, bác sỹ kết luận, bệnh nhân bị đợt cấp của hen phế quản mãn. Sau khi tiêm một mũi Solu Medro 40mg và kê đơn thuốc uống, chiều cùng ngày, bệnh nhân thuyên giảm và xin về nhà điều trị ngoại trú. Sáng hôm sau (17/12), bệnh nhân đến trạm tiếp tục điều trị, sau khi tiêm theo phác đồ điều trị của ngày ban đầu, bà Lược xin chuyển tuyến và được trạm y tế đồng ý.
Đến khoảng hơn 9 giờ, ngày 18/12, bà Lược lại hối hả đạp xe quay lại trạm với biểu hiện khó thở, môi tím tái, đau tức ngực. Bà Lược yêu cầu bác sỹ Tú tiêm cho bà một mũi để hạ cơn đau.
"Sau khi tiêm, bệnh nhân tím tái toàn thân, thở ngắt quãng, nhân viên trạm y tế đã khẩn trương tiến hành các biện pháp cấp cứu tại chỗ. Ít phút sau, bà Lược tử vong. Bệnh hen là bệnh cơ địa dị ứng thời tiết nên từ thông thường lên suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong là rất dễ. Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng cơn đau hen của bà Lược lên quá nhanh", bác sỹ Tú phân trần.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ cái chết bất thường của bà Lê Thị Lược.
Theo 24h
Lo miếng ăn "sạch" dịp Tết Dù đã được kiểm soát, song nguy cơ lớn nhất trên rau quả đối với người tiêu dùng vẫn là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Chất lượng hàng hóa nông sản sẽ được kiểm soát chặt từ nay đến cuối năm Rau quả chưa hẳn an toàn Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, qua kiểm tra 50 mẫu...