Lò thuốc phóng xạ hỏng, bệnh nhân Sài Gòn phải ra Hà Nội
Hệ thống sản xuất thuốc phóng xạ cung cấp cho toàn TP HCM bị hỏng một tháng nay, bệnh nhân phải ra Hà Nội, Đà Nẵng chụp PET/CT.
Hệ thống Cyclotron sản xuất thuốc 18F-FDG đặt tại bệnh viện Chợ Rẫy là nguồn duy nhất cung cấp thuốc phóng xạ cho việc chụp PET/CT ở ba bệnh viện, gồm Chợ Rẫy, Quân y 175 và Nhân dân 115. PET/CT là phương tiện chẩn đoán, theo dõi, điều trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là phát hiện sớm ung thư, đang có nhu cầu sử dụng cao.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Cảnh, Trưởng Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy, xác nhận hệ thống bị hỏng một tháng nay, khiến các bệnh viện dùng PET/CT đều phải ngừng phương pháp. Hệ thống đã được gửi sang Mỹ để sửa chữa.
“Thuốc phóng xạ sản xuất ra có thời gian rất ngắn, phải sử dụng trong khoảng 6-8 tiếng.Vì vậy chúng tôi không thể chuyển thuốc từ các tỉnh thành xa đến thay thế”, bác sĩ Cảnh nói.
Máy chụp PET/CT ở Bệnh viện Chợ Rẫy ngưng hoạt động do không có thuốc. Ảnh: Lê Phương.
Mỗi tuần Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận khoảng 50 ca chụp PET/CT, bệnh viện Quân y 175 và Nhân dân 115 khoảng 30 ca mỗi nơi. Hiện những bệnh nhân có nhu cầu kiểm tra gấp được giới thiệu đến Đà Nẵng, Hà Nội thực hiện.
Video đang HOT
Trong khi các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác thường chỉ áp dụng ở một vùng cơ thể, PET/CT có thể khảo sát toàn thân, giúp chẩn đoán bệnh ở mức độ tế bào, mức độ phân tử và có độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác cao, có khả năng phát hiện tổn thương và bệnh lý ở giai đoạn rất sớm.
Theo bác sĩ Cảnh, hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như CT, MRI, siêu âm, xạ hình xương… cũng rất tốt, có thể phối hợp dùng cho bệnh nhân mang lại hiệu quả cao. PET/CT là phương pháp có nhiều ưu điểm, giá một lần chụp khoảng hơn 26 triệu đồng.
Bệnh viện Chợ Rẫy hy vọng trong tuần tới hệ thống có thể sửa chữa xong và hoạt động trở lại.
“Trong tương lai TP HCM nên có thêm lò sản xuất thuốc phóng xạ để có thể hỗ trợ nhau khi có sự cố, cũng như phát triển nhiều cơ sở chụp PET/CT vì nhu cầu bệnh nhân rất lớn”, bác sĩ Cảnh nói.
Lê Phương
Theo VNE
Gặp nạn khi đang lặn sâu, hai ngư dân nguy kịch
Đang lặn ở độ sâu 20m đánh bắt hải sản trên vùng biển quần đảo Trường Sa, hai ngư dân không may bị giảm áp rơi vào nguy kịch. Tổ cấp cứu đường không của Bệnh viện Quân Y 175 đã đáp chuyến bay ra đảo đưa nạn nhân về đất liền điều trị.
Hai ngư dân được trực thăng chuyển từ đảo vào đất liền cấp cứu
Ngày 9/6, Bệnh viện Quân Y 175 cho biết, tại đây vừa tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho hai ngư dân bị tai nạn khi đang đánh bắt hải sản trên vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo đó, ngày 8/6, ngư dân Trần V. (31 tuổi) và ngư dân Đặng Tr. (27 tuổi, cùng quê Bình Thuận) đang lặn sâu 20m tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa thì bất ngờ bị giảm áp phải chuyển đến Bệnh xá đảo Phan Vinh cấp cứu.
Qua thăm khám nhanh các bác sĩ xác định, bệnh nhân đều trong tình trạng giảm huyết áp, đau nhức 2 chân, mệt mỏi, ý thức lức lơ mơ. Riêng ngư dân Đặng V. bị tổn thương đa cơ quan nặng, nếu không xử lý kịp thời sẽ rơi vào tình trạng trụy tim mạch, nguy cơ tử vong rất cao. Các y bác sĩ tại Bệnh xá đảo Phan Vinh đã cấp cứu tích cực, cho bệnh nhân thở ô xy, truyền dịch và nâng huyết áp.
Tổ cấp cứu đường không, đưa bệnh nhân về Bệnh viện Quân Y 175 điều trị
Sau khi hội chẩn với đất liền, xác định tình trạng của người bệnh cần được cấp cứu, điều trị chuyên sâu, chiều cùng ngày, chiếc trực thăng số hiệu VH 8619 thuộc Binh đoàn 18 đã đưa tổ cấp cứu đường không, bệnh viện Quân Y 175 ra đảo Phan Vinh đưa hai bệnh nhân vào đất liền. Lúc 0h15 ngày 9/8, cả hai bệnh nhân được chuyển về đất liền và đưa vào bệnh viện Quân Y 175 để điều trị.
Giảm áp được xem là một căn bệnh cấp tính, nguy hiểm, thường gặp ở ngư dân hoặc thợ lặn. Bệnh nhân có thể bị nạn khi đối đầu với cá dữ, bị đá đè, thiếu hụt khí thở... khi đang lao động dưới nước. Giảm áp có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng tàn phế suốt đời. Bệnh xuất hiện do nạn nhân lặn xuống quá sâu nhưng lại ngoi lên quá nhanh gây ra biến đổi đột ngột về sự hoà tan khí trong máu. Hậu quả của tình trạng trên hình thành các bóng khí trong máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng nạn nhân.
Giảm áp được xem là bệnh nghề nghiệp rất nguy hiểm ở ngư dân và thợ lặn
Bệnh nhân bị giảm áp nhẹ thường có biểu hiện ngứa da và đau khớp ngay sau khi lên bờ; các ban xuất huyết trên da nổi vằn tím đỏ rất điển hình và dễ phát hiện; khớp đau thường là đau ở khớp cổ tay, khuỷu, gối, háng, cổ chân làm suy giảm vận động, gia tăng căng thẳng, lo âu. Những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người, bị liệt hai chi dưới. Đây là biểu hiện não và tủy sống đang bị tắc mạch máu do bọt khí quá lớn. Bệnh nhân có thể bị xuất huyết phổi, nhồi máu cơ tim, sốc và tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Chuyên gia Đức hỗ trợ Quân y Việt Nam phẫu thuật cột sống Giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực Phẫu thuật Cột sống của Đức vừa thực hiện cuộc mổ chuyển giao kỹ thuật cho các bác sĩ tại Bệnh viện Quân Y 175. Đây là chương trình hợp tác phát triển kỹ thuật để chuẩn bị đưa Viện Chấn thương Chỉnh hình vào hoạt động. Để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật...