Lọ thuốc khiến MXH bùng nổ suốt đêm qua: Thông tin dịch thuật trên bao bì đúng là “đi vào lòng đất”
Đọc thông tin trên bao bì lọ thuốc, ai nấy cười lăn lộn, cười chảy cả nước mắt.
Tối qua, mạng xã hội xuất hiện một hình ảnh nhận được cả chục nghìn lượt like và bình luận. Cụ thể, đó là hình ảnh chụp bao bì một lọ thuốc. Dựa theo thông tin trên bao bì thì đây là thuốc xịt ,chữa các bệnh viêm mũi, viêm mũi dị ứng. Thành phần của lọ thuốc này bao gồm cây ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, natri benzoat, nước cất vừa đủ.
Cách dùng thì mỗi ngày xịt vào mũi 3-4 lần. Mỗi lần 1-2 cái. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu chúng ta chỉ đọc phần thông tin và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt của lọ thuốc. Tuy nhiên, khi nhìn sang phần thông tin bằng tiếng Anh thì ai nấy cười lăn lộn, cười chảy cả nước mắt.
Màn dịch thuật thảm họa trên bao bì lọ thuốc.
Bởi phía nhà sản xuất có phần dịch thuật… “đi vào lòng đất” quá! Theo đó phần “mỗi lần 1-2 cái” được dịch thành “Each time 1-2 FEMALES”. Ôi chao, “female” trong tiếng Anh là chỉ giới tính nữ, giống cái, chứ nào phải “cái” như ý nhà sản xuất muốn diễn đạt. Dịch như thông tin trên lọ thuốc thì người nước ngoài đọc sẽ tưởng: “Mỗi lần 1-2 giống cái” mất! Cũng vì pha dịch thuật quê hết sức mà lọ thuốc xịt mũi bỗng dưng hót hòn họt suốt cả đêm qua.
Vậy trong trường hợp này, nhà sản xuất nên dịch như nào cho đúng? Theo đó thông tin “Mỗi ngày xịt vào mũi 3-4 lần, mỗi lần 1-2 cái” có thể dịch như sau: “1 or 2 sprays in each nostril 3 to 4 times a day”.
Video đang HOT
Những pha dịch thuật khác khiến cộng đồng mạng cạn lời.
Được biết, đây không phải lần đầu cộng đồng mạng cạn lời với những pha dịch thuật thảm họa. Trước đó, tấm biển “Kính thầy – Mến bạn” tại một trường học được dịch thành “Teacher glasses like you”. Chữ “kính” mang nghĩa “kính trọng” được dịch thẳng thành “glasses”, nghĩa là kính thủy tinh! Hay tấm bảng “Nói lời hay – Làm việc tốt” được dịch thành “Or tu say – Good work”. Với tấm bảng này, dân mạng không hiểu đó là ngôn ngữ gì!
Phòng viêm amidan cho trẻ trong mùa hè thế nào?
Viêm amidan là bệnh diễn ra quanh năm. Làm thế nào để phòng chống viêm amidan cho trẻ ngay cả trong những ngày hè nóng nực thế này?
Ảnh minh hoạ
Cẩn trọng biến chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Giám đốc Bệnh viện An Việt, viêm amidan là một trong những bệnh lý phổ biến nhất về tai mũi họng. Bệnh có thể do virus, vi khuẩn hay những yếu tố khác như môi trường sống ô nhiễm, sức đề kháng cơ thể... gây ra.
Viêm amidan mãn tính nếu không được chẩn đoán và điều trị tích cực sẽ tái phát nhiều lần, làm ảnh hưỡng đến sức khỏe và khả năng lao động, học tập của người bệnh.
Bệnh cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Biến chứng gần: Viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy, áp-xe thành bên họng.
Biến chứng xa: Viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết. Biến chứng toàn thân: hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ; amidan quá lớn gây khó nuốt, khó thở, khó phát âm.
Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, tùy từng trường hợp bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt amidan. Với sự tiến bộ của y học, hiện giờ có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan an toàn, nhanh chóng và không tốn thời gian.
Hiện có phương pháp phẫu thuật cắt amidan bằng Plasma được các chuyên gia y tế đánh giá cao do mang tính đột phá và hiệu quả triệt để. Với những trẻ bị viêm amidan mãn tính thì việc cắt amidan là điều cần thiết để tránh những biến chứng.
PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Giám đốc Bệnh viện An Việt đang thăm khám cho bệnh nhân
Phòng amidan cho trẻ thế nào hiệu quả?
Theo PGS Hoài An, để phòng tránh được viêm amidan thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, nếu vào mùa đông thì cần giữ cho trẻ đủ ấm. Rất nhiều trẻ thường bị viêm amidan vào mùa đông. Còn vào mùa hè, tránh cho trẻ ở trong điều hòa quá lạnh, cần để nhiệt độ vừa phải. Hạn chế trẻ uống nước quá lạnh hay các đồ ăn lạnh để bảo vệ họng.
Thứ hai, cần đeo khẩu trang đầy đủ cho trẻ khi ra đường. Ô nhiễm không khí đặc biệt ở các thành phố có thể khiến trẻ mắc viêm amidan và nhiều bệnh ở đường hô hấp trên. Việc đeo khẩu trang giúp ngăn được các loại vi khuẩn, virus trong bụi và không khí vào đường hô hấp.
Thứ ba là cần phải cho trẻ có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, uống đủ nước và thực đơn có đầy đủ các yếu tố vi lượng cũng như vitamin giúp cho trẻ có được sức đề kháng tốt nhất.
Cuối cùng, một điều đơn giản nhưng không được nhiều bậc phụ huynh chú ý chính là vệ sinh bằng cách súc họng với nước muối sinh lý thường xuyên.
[Thuốc&Sức khỏe] Dị ứng thức ăn ở trẻ Dị ứng thức ăn là một trong những yếu tố tăng nguy cơ hoặc khởi phát hen suyễn ở trẻ. Trẻ bị dị ứng trứng có nguy cơ mắc hen suyễn cao gấp 4 - 6 lần trẻ không bị dị ứng. Ảnh minh họa Bệnh dị ứng nói chung bao gồm rất nhiều loại như suyễn, chàm, viêm mũi dị ứng, mề...