Lộ thông tin 2 đại bác tự hành “khủng” mới của Ấn Độ
Tại triển lãm Eurosatory, Ấn Độ đã tiết lộ 2 mẫu pháo tự hành tương lai của nước này được phát triển cùng công ty của Pháp và Israel.
Tờ Defense-update cho biết, Công ty quốc phòng Nexter Systems Pháp và Ấn Độ vừa công bố kế hoạch xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng tại Ấn Độ. Đây là một trong nhiều dự án thuộc chương trình phát triển lực lượng pháo binh của Lục quân Ấn Độ.
Nexter Systems sẽ tiến hành liên doanh với hai công ty của Ấn Độ là Larsen & Toubro Limited (L&T) và Ashok Leyland Defence Systems. Cả hai bên đều hướng tới mục tiêu chung là thúc đẩy và phát triển các chương trinh pháo binh tương lai của Ấn Độ. Bên cạnh đó công ty L&T đã tiến hành phát triển một thế hệ pháo tự hành mới cho Quân đội Ấn Độ dựa trên nền tảng pháo tự hành Caesar của Pháp.
Pháo kéo Trajan 155/52mm sẽ được sử dụng làm mẫu pháo tiêu chuẩn trên các pháo tự hành mới của Quân đội Ấn Độ.
Phiên bản nội địa hóa của Caeser ở Ấn Độ do L&T làm nhà thầu chính, nó được trang bị hệ thống pháo Trajan 155/52mm do Nexter phát triển và đặt trên khung gầm xe tải chuyên dụng 66 Ashok Leyland chế tạo. Sau lần ra mắt đầu tiên tại triễn lãm quốc phòng DEFEXPO tại New Delhi vào đầu năm nay, phiên bản pháo tự hành trên lại một lần xuất hiện tại khu giới thiệu sản phẩm của Nexter tại Eurosatory 2014.
Pháo Trajan 155mm có tầm bắn tối đa 42km với đạn thông thường và 52km nếu sử dụng các loại tăng tầm. Ngoài ra nó còn có thể bắn các loại đạn pháo thông minh, với thời gian triển khai nhanh trong vòng 90 giây và có tính cơ động cao trên chiến trường nhờ được trang bị hệ thống tự động hóa trong quá trình nạp và thay đạn sau mỗi lượt bắn.
Video đang HOT
Pháo tự hành Atmos của Elbit Systems hợp tác với Tập đoàn Kalyani của Ấn Độ.
Ngoài Nexter Systems, Ấn Độ còn hợp tác với nhiều công ty khác trong chương trình phát triển lực lượng pháo binh của mình. Như dự án phát triển pháo tự hành Atmos 155mm giữa công ty Elbit Systems của Israel và Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Kalyani. Ngoài ra dự án trên còn có sự tham gia của nhiều công ty khác của Ấn Độ như tập đoàn Tata và hệ thống pháo tự hành G5 155mm của Nam Phi.
L&T từng muốn hợp tác và mua công nghệ sản xuất pháo tự hành K9 của Hàn Quốc do Samsung Techwin phát triển để phát triển một mẫu pháo tự hành mới cho Lục quân Ấn Độ. Nhưng sau đó dự định trên đã bị thay thế bằng hệ thống pháo tự hành Caesar của Nexter Systems.
Theo Kiến Thức
Pháo tự hành Sholef bị Mỹ bức tử mạnh cỡ nào?
Nếu không gặp phải áp lực từ phía Mỹ, Quân đội Israel đã có trong biên chế pháo tự hành Sholef còn hiện đại hơn cả M-109 Paladin.
Israel tuy là quốc gia khá nhỏ bé nhưng lại có ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) phát triển hàng đầu thế giới. Có lẽ do điều kiện luôn sống trong vòng vây của các quốc gia Arab thù địch đã thôi thúc nước này đầu tư xây dựng một tiềm lực quân sự hùng mạnh.
Đặc biệt, Israel chú trọng khá nhiều vào các phương tiện chiến đấu mặt đất bởi quân đội nước này thường xuyên phải giao tranh trên cuộc chiến bảo vệ biên giới. Một trong những dự án phát triển vũ khí mặt đất hạng nặng nổi bật của Israel là chương trình pháo tự hành Sholef 155mm.
Lựu pháo tự hành Sholef (phiên âm tiếng do Thái Slammer có nghĩa là "Súng chiến đấu") được phát triển trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava-III. Chương trình được triển khai vào những năm 1970, dự án lựu pháo tự hành Sholef lúc đó được xem là một chương trình phát triển ưu tiên cấp quốc gia.
Sholef ứng dụng những công nghệ mới nhất lúc đó được áp dụng cho pháo tự hành. Ít nhất 2 mẫu thử nghiệm đã được hoàn thành vào năm 1984 và 1986. Lựu pháo tự hành Sholef được trang bị pháo chính 155mm với chiều dài nòng bằng 52 lần đường kính. Tháp pháo được làm bằng thép hàn do Soltam Systems phát triển.
Lựu pháo tự hành Sholef được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất những năm 1980 dành cho pháo binh mặt đất.
Pháo có tầm bắn tối đa 45 km, sử dụng hệ thống nạp đạn tự động cho tốc độ bắn 9 viên/phút, bên cạnh đó cũng có thể nạp đạn bằng tay nếu cần. Sholef được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực rất hiện đại cho phép có thể khai hỏa ngay sau khi dừng lại chỉ 15 giây. Đây là một trong những lựu pháo tự hành đầu tiên trên thế giới có chế độ bắn loạt đồng thời 3 viên/15 giây.
Lựu pháo tự hành Sholef có thể cập nhật tham số mục tiêu thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS cùng một hệ thống dẫn hướng quán tính tiên tiến và máy tính điều khiển hỏa lực nội bộ. Sholef có khả năng bắn trực tiếp trong khi đang di chuyển, tạo cho nó khả năng tự vệ lớn hơn nhiều so với các loại pháo tự hành cùng thời.
Khoang chứa đạn của Sholef có sức chứa 75 viên, trong khi đó pháo tự hành số 1 của Mỹ là M-109 chỉ có thể mang tối đa 39 viên và 2S19 của Nga là 60 viên. Sholef là loại lựu pháo tự hành mang nhiều đạn nhất từ trước đến nay.
Bên cạnh đó, Sholef còn được trang bị một đại liên 12,7mm với cơ số 1.000 viên đạn. Đại liên này sử dụng để đối phó với các mục tiêu đường không tầm thấp hay các mục tiêu mặt đất hạng nhẹ.
Sholef được vận hành bởi ê kíp 4 người, khoang chiến đấu được trang bị điều hòa không khí giúp kíp xe vận hành hiệu quả hơn, giảm tác hại luồng hơi nóng từ nòng pháo khi tác chiến. Do được lắp đặt trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava-III nên lựu pháo tự hành Sholef vẫn duy trì được khả năng bảo vệ tương đương một xe tăng chiến đấu chủ lực.
Vỏ giáp của tháp pháo trên Sholef có thể bảo vệ kíp chiến đấu trước mảnh đạn pháo, các loại đạn xuyên giáp từ súng máy hạng nặng. Khoang chiến đấu được thiết kế để bảo vệ ê kíp bên trong trước tác nhân NBC.
Sự ra đời của Sholef đã đe dọa vị thế của Mỹ trong lĩnh vực pháo tự hành nên nó đã bị Washington bức tử
Sholef được trang bị động cơ diesel AVDS 9AR 1790 công suất 1.200 mã lực, tốc độ tối đa đạt 60 km/h, dự trữ hành trình 500 km. Các thử nghiệm với lựu pháo tự hành Sholef trên thao trường đã cho kết quả rất khả quan và hoàn toàn làm hài lòng giới chức quân đội Israel.
Lựu pháo tự hành Sholef đã cho thấy những tính năng vượt trội so với M-109 Paladin đang sử dụng trong biên chế quân đội Israel. Sự ra đời của Sholef đã làm "lu mờ" M-109 và trở thành một mối nguy cơ đối với vị thế của Mỹ trong lĩnh vực này.
Do đó, Washington đã gây sức ép với quân đội Israel và buộc họ phải lựa chọn biến thể nâng cấp của lựu pháo tự hành M-109 thay vì lựa chọn Sholef. Một sản phẩm quốc phòng công nghệ cao đã bị "ép chết tức tưởi" bởi tham vọng thống trị lĩnh vực vũ khí toàn cầu của Mỹ.
Sau đó, không chỉ lựu pháo tự hành Sholef mà còn nhiều sản phẩm quốc phòng công nghệ cao khác của Israel cũng bị Mỹ bức tử kiểu này nổi bật là dự án tiêm kích Lavi, thậm chí ngay cả đến súng trường tiến công IMI Galil cũng bị ép "ra rìa" để nhường chỗ cho M-16.
Nếu không bị bức tử, Sholef có thể đã trở thành một trong những đại bác tự hành trên bánh xích hàng đầu thế giới, một giải pháp nâng cao sức mạnh hỏa lực mặt đất mà Việt Nam có thể tính đến.
Theo Tri Thức
Pháo tự hành M109A7 của quân đội Mỹ có gì mới? Quân đội Mỹ đã đưa vào sản xuất tỷ lệ thấp pháo tự hành M109A7 và xe tiếp đạn M992A3 được mệnh danh là pháo mặt đất của tương lai. Pháo mặt đất các loại nói chung và pháo tự hành nói riêng tuy không còn là một vũ khí mang tầm chiến lược như trước nhưng vẫn là một bộ phận hỏa...