Lộ thiết kế ‘ngựa thồ’ siêu thanh của Nga
Nga sắp khởi động dự án phát triển máy bay vận tải đạt tốc độ siêu thanh, có thể chở xe tăng Armata đến bất kỳ điểm nóng nào trên thế giới trong vòng 7 giờ đồng hồ mà không cần tiếp nhiên liệu.
Tại phiên họp kín vừa qua, Ủy ban công nghiệp quốc phòng Nga đã thông qua quyết định xây dựng biên đội các máy bay vận tải quân sự siêu nặng với vận tốc siêu thanh, mỗi máy bay có thể mang được 200 tấn hàng.
Dự án này có tên PAK TA (tiếng Nga – tổ hợp hàng không vận tải quân sự tương lai).
Theo phác thảo ban đầu, mỗi máy bay loại này có thể bay được quãng đường 7000 km mà không cần tiếp dầu, mang được 5 xe tăng hạng nặng và một số hệ thống phòng không tầm trung đi kèm để bảo vệ biên đội xe tăng cùng các thiết bị cần thiết khác.
Nguồn tin cho biết, sau 5 năm tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga sẽ phải sản xuất được 80 máy bay mà nhiệm vụ của chúng là trong vòng 7-8 giờ có thể mang được toàn bộ 400 xe tăng hạng nặng Armata và các phương tiện đi kèm, hoặc 900 xe tăng hạng nhẹ Sprut-S hoặc pháo tự hành Msta-S… đến bất kỳ điểm nóng nào trên trái đất.
Video đang HOT
Theo Tiền Phong
Khám phá trang phục tối tân siêu thông minh của bộ binh Nga
Bộ trang phục tối tân Ratnik mà Nga cung cấp cho bộ binh có khả năng kết nối với máy bay không người lái để chia sẻ thông tin tình báo. Bộ trang phục dã chiến tối tân này được Tổ hợp công nghiệp - quốc phòng Nga phát triển.
Bộ trang phục Ratnik của bộ binh Nga.
Bộ trang phục Ratnik có tên gọi là "Chiến binh tương lai" được thiết kế phù hợp với tính chất của thời tiết, mùa đông và mùa hè trong khi khối lượng trang phục tương đối nhẹ, giúp các binh sỹ di chuyển dễ dàng.
Tổ hợp trang phục dã chiến "Chiến binh tương lai" Ratnik được Tổ hợp công nghiệp - quốc phòng Nga phát triển, kết hợp với vũ khí hiện đại, bộ công cụ bảo vệ hiệu quả, có thể trinh sát và thông tin liên lạc với khoảng 10 hệ thống con khác nhau.
Ratnik được bắt đầu phát triển từ năm 2011, ra mắt vào tháng 9/2012 và được thông qua vào tháng 7/2013.
Theo Sputnik News, được Tập đoàn United Instrument của Nga phát triển, Ratnik bao gồm các thiết bị liên lạc, thu-phát dữ liệu và hệ thống định vị với mục tiêu.
Ratnik giúp các binh sĩ của bộ binh nước này và các máy bay không người lái trở thành một hệ thống chiến đấu thống nhất và có thể được điều hành ở chế độ tự động.
Theo Tổng Giám đốc United Instrument Sergei Skokov, bộ trang phục thông minh Ratnik cũng có thể giúp các binh sĩ liên lạc với nhau một cách tốt hơn.
Trong khi đó, Giám đốc Thiết kế của Tập đoàn Tatyana Ositskaya cho biết, mức độ tự động cao của Ratnik sẽ giúp các binh sĩ có thể ra quyết định một cách nhanh chóng hơn trên chiến trường.
"Bộ trang phục Ratnik có thể giúp các binh sĩ phát hiện và xác định mục tiêu trong vòng chưa đầy 30 giây và liên lạc với các máy bay không người lái để tấn công mục tiêu", bà Ositskaya cho biết.
Trước đó, Tập đoàn United Instrument cho biết họ sẽ cung cấp một loạt các bộ trang phục Ratnik cho quân đội Nga vào khoảng tháng 3-4/2015.
Việc phát triển bộ trang phục Ratnik được bắt đầu từ đầu năm 2000 và mẫu đầu tiên của trang phục này xuất hiện tại Hội chợ Hàng không MAKS năm 2011.
Bộ trang phục Ratnik bao gồm, quần áo dã chiến, các thiết bị bảo vệ, súng, hệ thống quan sát, liên lạc và định vị. Ngoài ra bộ trang phục này còn có ba lô và mũ ngụy trang.
Đến tháng 10/2014, quân đội Nga đã ký một hợp đồng 3 năm để Tập đoàn United Instrument cung cấp loại trang phục này cho binh sĩ của mình.
Ngoài chức năng chiến đấu, Ratnik còn được thiết kế có thể bảo vệ hiệu quả cho các binh sĩ từ nhiều yếu tố gây hại khác nhau trên chiến trường.
Ratnik tập hợp khoảng 50 mục khác nhau, bao gồm vũ khí, hệ thống quan sát, giáp bảo vệ, thông tin liên lạc, định vị, dẫn đường, cấp cứu và hệ thống ngắm bắn mục tiêu.
Theo Đại Lộ
Vì sao Nga bất ngờ "nhe mọi nanh vuốt"? Gần như mọi đơn vị, từ lực lượng nhảy dù đến lực lượng chống tàu ngầm, đều được Nga tung ra để phô diễn sức mạnh. Vì sao Nga lại bất ngờ "nhe mọi nanh vuốt" ra như vậy? Màn phô diễn sức mạnh chưa từng có của Moscow được cho là nhằm nhiều mục đích, không chỉ để đáp trả việc NATO...