Lo Tết cho trò nghèo
Trước Tết Nguyên đán, ngành Giáo dục các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức nhiều hoạt động giúp học sinh nghèo. Sự hỗ trợ từ nhà trường, thầy cô, bạn bè giúp nhiều em yên tâm vui xuân, đón Tết…
Trao Mái ấm khuyến học cho HS huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang).
Góp gạo, áo mới tặng bạn
Sau khi kết thúc học kỳ I, Trường Tiểu học Hàm Giang B, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú ( Trà Vinh) lại rộn ràng với hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo đón Tết. Hoạt động ý nghĩa này được thực hiện hơn 10 năm qua, được lãnh đạo nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh ủng hộ. Đây là ngôi trường đặc biệt, có gần 100% học sinh dân tộc Khmer. Số học sinh nghèo, cận nghèo luôn chiếm tỷ lệ cao, rất cần giúp đỡ để cùng bạn bè vui xuân, đón Tết.
Để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Trường Tiểu học Hàm Giang B duy trì phong trào Nuôi heo đất, Áo xuân tặng bạn và Hũ gạo tình bạn. Mỗi lớp sẽ nuôi 1 con heo đất và cùng nhau góp tiền tiết kiệm để dịp Tết đến đập heo đất hỗ trợ bạn nghèo thông qua việc tặng quà, áo mới, tập sách… Ngoài ra, phong trào Hũ gạo tình bạn cũng được duy trì nhiều năm qua. Mỗi lớp có hũ gạo giúp bạn nghèo, mỗi ngày thầy, trò đều góp gạo để dịp Tết giúp bạn được no ấm.
Theo thầy Hồ Văn Cường, Tổng phụ trách Đội, Trường Tiểu học Hàm Giang B, dịp Tết Tân Sửu này, nhà trường tiếp tục duy trì hoạt động hỗ trợ học sinh hoàn cảnh khó khăn. Từ đầu năm học, thầy trò các lớp tiến hành bỏ ống heo và góp gạo. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và mạnh thường quân. Những ngày giáp Tết, tập thể nhà trường cùng với các lớp sẽ tổ chức đập heo đất, mua áo mới tặng học sinh nghèo và tặng gạo, tặng quà cho các em. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, thầy trò Trường Tiểu học Hàm Giang B quyên góp được hàng trăm kg gạo tặng cho học sinh; hàng chục áo xuân và nhiều suất học bổng. Đây sẽ là nguồn động viên lớn giúp các em học sinh hoàn cảnh khó khăn vui xuân, đón Tết và thêm gắn bó với trường lớp, với bạn bè.
Có áo mới, quà, gạo, nhiều em học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn, có ý định bỏ học giữa chừng yên tâm đi học. Đặc biệt, thời điểm nghỉ hè và Tết Nguyên đán, học sinh rất dễ bỏ học theo gia đình đi làm ăn xa hoặc khó khăn quá sẽ bỏ học giữa chừng. Từ chương trình Nuôi heo đất và Hũ gạo tình bạn, nhiều em có áo mới, có gạo, có được học bổng nên không nỡ xa bạn bè, thầy cô.
“Thầy trò nhà trường luôn cố gắng để phong trào ngày càng lớn mạnh, có sức lan tỏa. Với cách làm này, trường mong muốn các em yên tâm học tập, vì luôn có thầy cô, bạn bè đồng hành, giúp đỡ. Không chỉ dừng lại ở việc trao tặng những phần quà, đó còn là những bài học sâu sắc giáo dục các em về kỹ năng sống…”, thầy Hiệu trưởng Cao Văn Tần chia sẻ.
Lo nơi an cư cho trò
Video đang HOT
Trước thềm Tết Nguyên đán, nhiều học sinh nghèo ở tỉnh Tiền Giang có chung niềm vui vì được tặng ngôi nhà Mái ấm khuyến học. Chương trình do Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và Hội Khuyến học tỉnh Tiền Giang tổ chức, nhằm động viên các em hoàn cảnh khó khăn tiếp tục vươn lên trong học tập. Đối tượng ưu tiên là trẻ ở vùng kinh tế khó khăn, bãi ngang ven biển, trẻ mồ côi, khuyết tật… Mỗi mái ấm Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh tài trợ 40 triệu đồng. Số tiền còn lại do gia đình đóng góp, chính quyền và bà con láng giềng góp ngày công. Năm 2020, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh tài trợ 20 Mái ấm với tổng kinh phí là 800 triệu đồng. Đồng hành thường xuyên cùng chương trình là các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân hỗ trợ gạo, tập, cặp, sách, tiền mặt…
Được trao Mái ấm khuyến học trước thềm Tết Nguyên đán, em Ngô Quỳnh Anh, học sinh lớp 6A2, Trường THCS – THPT Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) không giấu được niềm vui và xúc động. Em Quỳnh Anh có ông nội là cựu chiến binh, cha bị tai nạn giao thông phải ngồi xe lăn, mẹ bỏ đi khi em còn nhỏ… Hoàn cảnh khó khăn nhưng Quỳnh Anh rất chăm ngoan và học giỏi.
Tại tỉnh Kiên Giang, nhiều học sinh hoàn cảnh khó khăn cũng yên tâm đón Tết vì nhận được sự hỗ trợ từ chương trình Tiếp sức đến trường. Chương trình do Sở GD&ĐT Kiên Giang phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện, nhằm khuyến khích tinh thần vượt khó vươn lên, tạo điều kiện học tập tốt hơn cho các em học sinh nghèo hiếu học. Mỗi trường hợp học sinh khó khăn, chương trình Tiếp sức đến trường hỗ trợ 10 triệu đồng tiền mặt. Ngoài ra, các tập thể, cá nhân, mạnh thường quân đồng hành cùng chương trình còn tặng thêm quà, tiền mặt và hiện vật…
Được hỗ trợ từ chương trình Tiếp sức đến trường, hai chị em Thị Cẩm và Danh Hảo, học sinh lớp 5A2, Trường Tiểu học Giục Tượng 3, huyện Châu Thành (Kiên Giang) đã yên tâm đến trường. Cha mất, mẹ bị bệnh, hai em phải bắt ốc bán để sống qua ngày. Để có điều kiện cho hai em Cẩm và Hảo tiếp tục đến trường, chương trình Tiếp sức đến trường cùng với Ban Giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo, các nhà hảo tâm, các bạn trong trường hỗ trợ cho hai em 12.200.000 đồng.
Theo thầy Huỳnh Văn Vĩnh, Tổng phụ trách Đội, Trường Tiểu học Giục Tượng 3, sự hỗ trợ từ chương trình Tiếp sức đến trường hết sức kịp thời. Với sự chăm lo của ngành Giáo dục, mạnh thường quân và nhà trường, các em sẽ sớm vượt qua khó khăn, tiếp tục việc học…
Ngoài nhà ở, em còn nhận được nhiều quà tặng có ý nghĩa từ các tổ chức, cá nhân. Đây là ngôi nhà mơ ước của em và cả gia đình trong nhiều năm qua. Từ nay, ông, cha và bản thân em không còn lo cảnh nắng mưa vì đã có ngôi nhà vững chắc… – Em Ngô Quỳnh Anh
Trà Vinh: Nông dân xã nghèo vui mừng nhận gà đẻ miễn phí mang về nuôi lấy trứng
50 hộ dân thuộc diện cận nghèo ở xã nghèo Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đã nhận được gà đẻ về nuôi lấy trứng. Với số gà đẻ nuôi lấy trứng này (48 con/hộ), hy vọng chất lượng bữa ăn của phụ nữ và trẻ em của địa phương này phần nào được cải thiện.
Trong 2 ngày (20 và 21/11), Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh phối hợp với UBND xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú bàn giao gà đẻ trứng cho người dân về nuôi. Theo đó, có 50 hộ dân được nhận gà, mỗi hộ nhận 48 con gà (44 gà mái đẻ trứng và 4 con gà trống).
Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh phối hợp với UBND xã Tân Hiệp (huyện Trà Cú) bàn giao gà đẻ trứng cho người dân về nuôi
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, 50 hộ dân trên là những hộ cận nghèo ở ấp Ba Trạch A, ấp Ba Trạch B và ấp Con Lọp thuộc xã Tân Hiệp. Trước khi nhận gà đẻ trứng về nuôi, người dân đã được ngành chức năng tập huấn cách nuôi, phòng bệnh cho gà.
Mỗi hộ dân nhận được 48 con gà (44 gà mái đẻ trứng và 4 con gà trống)
Trao đổi với phóng viên sau khi nhận được gà đẻ trứng về nuôi, gia đình bà Thạch Thị Sa Rây ở ấp Con Lọp cho biết, rất vui mừng khi được ngành chức năng tỉnh Trà Vinh hỗ trợ. Trước khi nhận 48 con gà về nuôi, gia đình đã chuẩn bị chuồng trại chu đáo.
Gia đình bà Thạch Thị Sa Rây, ấp Con Lọp, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh nhận gà đẻ trứng về nuôi
Anh Lý Văn Sung cũng ở ấp Con Lọp thì chia sẻ: "Số gà này được cơ quan chức năng hỗ trợ miễn phí 100%. Do mới nuôi lần đầu nên vài ngày trước tôi đã tranh thủ đi tham gia lớp tập huấn nuôi và đã chuẩn bị chuồng nuôi đầy đủ".
Anh Lý Văn Sung, ấp Con Lọp, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh nhận gà từ dự án nông nghiệp dinh dưỡng
Anh Thạch Thái Hòa - Phó chủ tịch UBND xã Tân Hiệp cho biết: "Nông dân trong xã có nhiều kinh nghiệm nuôi gà đẻ trứng nên địa phương yên tâm. Trong quá trình nuôi, cán bộ xã sẽ thường xuyên theo dõi, hỗ trợ các hộ nuôi".
Người dân xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vui mừng vì nhận được 48 con gà về nuôi nhưng hoàn toàn không tốn chi phí nào
Mục tiêu của dự án nông nghiệp dinh dưỡng là cung cấp thực phẩm cho người dân xã nghèo Tân Hiệp
"Việc giao gà cho người dân nuôi đẻ trứng, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần rất lớn giải quyết tình trạng thiếu hụt về thực phẩm thiết yếu cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em tại xã" - anh Hòa nói.
Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, giao gà đẻ trứng cho người dân xã Tân Hiệp nuôi là một trong những hoạt động nằm trong dự án nông nghiệp dinh dưỡng đang được phía Chi cục triển khai.
Có 50 hộ dân thuộc diện cận nghèo ở xã nghèo Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh được giao gà
Mục tiêu của dự án là cung cấp thực phẩm cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt phục vụ bữa ăn hàng ngày cho bà mẹ mang thai và trẻ em, góp phần giam tỷ lệ suy dinh duơng ơ tre em duơi hai tuôi, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm ở trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 5%.
Lý do chọn xã Tân Hiệp thực hiện dự án là do nơi đây có nhiều diện tích đất nông nghiệp, chuyên trồng lúa, rau màu và có nhiều vườn tạp. Trong đó, Ba Trạch A, Ba Trạch B, Con Lọp đều là ấp đặc biệt khó khăn của xã Tân Hiệp, đa số là người dân tộc Khmer còn nghèo, có đời sống khó khăn.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Dạy nghề xong, tạo việc làm luôn Không chỉ giải quyết bài toán dạy nghề, quá trình thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nhiều tỉnh, thành mở ra nhiều cơ hội việc làm, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị trên thị trường. Lao động nông thôn và nghề đan lục bình ở Đồng Tháp - Ảnh: NGỌC TÀI Không ít sản phẩm...