Lo sợ TQ cắt giảm nguồn cung, quân đội Mỹ đầu tư vào đất hiếm
Quân đội Mỹ sẽ lần đầu đầu tư lớn vào các cơ sở chế biến đất hiếm để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu chiến lược này cho ngành công nghiệp quốc phòng của Washington, trước những lo ngại về sự lệ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc.
Quân đội Mỹ có kế hoạch tài trợ xây dựng các cơ sở chế biến đất hiếm nhằm đảm bảo nguồn cung loại khoáng sản đặc biệt quan trọng này cho hoạt động sản xuất vũ khí và các trang bị điện tử quân sự, hãng Reuters đưa tin hôm 11-12.
Động thái này đánh dấu khoản đầu tư tài chính đầu tiên của quân đội Mỹ vào việc sản xuất đất hiếm quy mô thương mại kể từ dự án Manhattan phục vụ chế tạo bom nguyên tử từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai.
Một khu vực khai thác đất hiếm tại núi Pass, California. Ảnh: SCMP
Việc này diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cho quân đội cập nhật lại chuỗi cung ứng các vật liệu thích hợp và cảnh báo việc lệ thuộc vào các quốc gia khác về khoáng sản chiến lược có thể gây hại cho hoạt động phòng thủ của Mỹ.
Trung Quốc – quốc gia khai thác và chế biến đất hiếm lớn nhất thế giới – đã đe dọa sẽ dừng xuất khẩu mặt hàng chuyên dụng này cho Mỹ và có thể sử dụng sự vượt trội của mình như một công cụ mặc cả trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
“Ngành công nghiệp đất hiếm Mỹ cần sự giúp đỡ to lớn để chống lại Trung Quốc”, ông Jim McKenzie – giám đốc điều hành của doanh nghiệp đang phát triển các dự án đất hiếm ở Alaska là UCore Rare Metals – cho biết.
Video đang HOT
Ông cho rằng quyết định đầu tư này “không chỉ liên quan tới vấn đề tiền bạc mà nó còn được coi là sự hỗ trợ to lớn từ Washington”.
Tháng trước, cơ quan quản lý vũ khí – đạn dược của Quân đội Mỹ đã yêu cầu các nhà khai thác đề xuất chi phí cho một nhà máy chế biến đất hiếm nặng, một loại khoáng chất chuyên dụng quý hiếm cho ngành công nghiệp quốc phòng.
Tài liệu đưa ra thời hạn là ngày 16-12 để UCore, Tập đoàn Khoáng sản Texas và một số doanh nghiệp khác đưa ra bảng đề xuất chi phí, một nguồn thạo tin nói với Reuters.
Quân đội cho biết họ sẽ chọn một dự án để tài trợ tới 2/3 chi phí cho nhà máy tinh chế đất hiếm và có thể xem xét tài trợ thêm cho một dự án khác. Các công ty muốn nhận hỗ trợ phải cung cấp kế hoạch kinh doanh cụ thể với thông tin rõ ràng về địa điểm khai thác và chế biến.
Trung tâm Hóa sinh thuộc Bộ Tư lệnh Phát triển năng lực tác chiến Mỹ và Quân đội Mỹ chưa có bình luận về vấn đề này.
Reuters dẫn số liệu từ các chuyên gia cho biết một nhà máy chế biến đất hiếm có giá trị đầu tư khoảng 5 triệu – 20 triệu USD, tùy thuộc vào địa điểm, quy mô và nhiều yếu tố khác. Chi phí có thể lên tới 100 triệu USD nếu muốn xây dựng một nhà máy quy mô lớn.
Đây là động thái mới nhất của Quân đội Mỹ sau khi một nghiên cứu được công bố đầu năm nay về thực trạng chuỗi cung ứng đất hiếm của Mỹ.
Nguy cơ căng thẳng về đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên đáng lo ngại sau khi Trung Quốc giới hạn xuất khẩu đất hiếm cho Nhật Bản vì những bất đồng ngoại giao.
Việc này đã làm giá mặt hàng hàng này tăng nhanh và gợi lên mối lo ngại Bắc Kinh có thể có động thái tương tự với Washington, nhất là khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa thể chấm dứt.
VĂN KIẾM
Theo plo.vn
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 8/12 khẳng định sẵn sàng hợp tác với NATO, song cảnh báo mối quan hệ với NATO đang ngày một xấu đi.
Mỹ nhận ra nhu cầu phải thành lập mạng lưới này vì các diễn biến gần đây trong hoạt động của quân đội Trung Quốc và quân đội Nga.
Tư lệnh các chiến dịch hải quân Mỹ Michael Gilday ngày 5-12 cho biết Hải quân và Không quân Mỹ đang hợp nhất nỗ lực và có thể cả ngân sách để phát triển một mạng lưới hoàn toàn mới nối kết tất cả các đơn vị trong 2 quân chủng đối phó kẻ thù.
"Chúng tôi sẽ nối kết các lực lượng và có lẽ cả ngân sách với nhau và bắt đầu làm việc về một giải pháp chung...", Tư lệnh Gilday nói.
Mạng lưới này và công nghệ sẽ cho phép các đơn vị trong 2 quân chủng giữ liên lạc với nhau, chia sẻ dữ liệu cảm biến về vị trí, di chuyển và hành động của các đối thủ tiềm tàng của Mỹ. Độ tin cậy của sự nối kết giữa các đơn vị sẽ được các thiết bị tự hành như máy bay không người lái, máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye hỗ trợ.
Mạng lưới và công nghệ mới được cho sẽ chẳng những cho phép Mỹ mở rộng hoạt động của lực lượng mình mà còn khiến hoạt động tình báo và do thám của kẻ thù khó khăn hơn.
Một khi nối kết qua mạng lưới mới này, thậm chí các lực lượng Mỹ bị phân tán cũng sẽ có thể phản ứng với một cuộc tấn công vào bất kỳ lực lượng nào của Mỹ, với các vũ khí tầm xa và công nghệ truy đuổi mục tiêu mà mạng lưới này trang bị.
Máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet bay trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ trên Đại Tây Dương. Ảnh: REUTERS
Điều đáng chú ý, Tư lệnh Gilday nói Mỹ nhận ra nhu cầu phải thành lập mạng lưới này vì các diễn biến gần đây trong hoạt động của quân đội Trung Quốc và quân đội Nga. Theo Tư lệnh Gilday, thiết kế hiện tại trong quân đội Mỹ vốn vẫn có sơ hở so với năng lực chiến tranh điện tử của hai nước Trung Quốc và Nga.
Theo Tư lệnh Gilday, mạng lưới và công nghệ mới dự kiến sẽ sẵn sàng hoạt động trong khoảng thời gian năm 2033-2035.
Tư lệnh Gilday so sánh dự án lập mạng lưới nối kết tất cả các đơn vị trong 2 quân chủng Hải quân và Không quân Mỹ với dự án nổi tiếng "Dự án Manhattan" về hoạt động của quân đội Mỹ với bom nguyên tử.
Dự án Manhattan là một trong những bước tiến thuộc hàng quan trọng nhất mà quân đội Mỹ đạt được trong thế kỷ 20, mang lại ưu thế cho Mỹ trong lĩnh vực bom nguyên tử trong nhiều năm.
Dự án mới lập mạng lưới nối kết tất cả các đơn vị Hải quân và Không quân Mỹ cũng tham vọng không kém. Nhiều lãnh đạo quân đội Mỹ mong chờ dự án này có thể mang lại một lợi thế tương tự như lợi thế bom nguyên tử đã mang lại cho Mỹ trước đây.
Theo hãng tin Sputnik (Nga), những năm qua Mỹ xác định cả Trung Quốc và Nga có thể là kẻ thù trong một cuộc xung đột tương lai và đã điều chỉnh các nỗ lực quân sự của mình theo đó, trong đó có phát triển vũ khí chuẩn bị cho chiến tranh.
Bên cạnh phát triển các vũ khí mới, Mỹ tích cực hơn trong việc tuần tra các khu vực gần Trung Quốc, đặc biệt ở biển Đông, cũng như tăng cường tập trận với các đồng minh NATO gần biên giới với Nga.
Theo plo.vn
Lý do "bất ngờ" khiến Quân đội Mỹ càng tham chiến càng "yếu" đi Mỹ lần đầu thừa nhận, các cuộc chiến tranh "bất tận" đã làm sức mạnh của Quân đội Mỹ ngày càng "cùn" đi và dần tụt hậu so với các cường quốc khác, điển hình là Nga. Kể từ cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã vươn lên trở thành cường quốc số 1 và có địa vị "lãnh đạo" thế giới....