Lo sợ ngân hàng sụp đổ, khách hàng rút hơn 100 tỷ USD khỏi First Republic Bank
Các khách hàng gửi tiền tại First Republic Bank đã rút hơn 100 tỷ USD ra khỏi ngân hàng này trong cuộc khủng hoảng xảy ra hồi tháng Ba, vì lo ngại rằng đây có thể là ngân hàng thứ ba phá sản sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank trước đó vào đầu tháng .
Chi nhánh ngân hàng First Republic Bank ở Califronia, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2023 công bố ngày 24/4, First Republic Bank cho biết họ có 173,5 tỷ USD tiền gửi trước khi SVB phá sản vào ngày 9/3. Ngân hàng này cho hay hoạt động gửi tiền bắt đầu ổn định vào tuần ngày 27/3 và duy trì ổn định cho đến ngày 21/4. Tính đến ngày 21/4, tổng số tiền gửi tại First Republic Bank là 102,7 tỷ USD (đã bao gồm 30 tỷ USD mà các ngân hàng lớn gửi vào). Con số này chỉ giảm 1,7% so với ngày 31/3 nhưng đã sụt tới 72 tỷ USD so với mức kết thúc năm 2022.
Ngân hàng cho biết lợi nhuận của họ trong ba tháng kết thúc vào ngày 31/3 đã giảm 33% so với cùng kỳ một năm trước đó. Doanh thu cũng giảm 13% vào cùng giai đoạn.
Trước khi SVB sụp đổ, First Republic Bank đã sở hữu một chuỗi ngân hàng nhượng quyền khiến hầu hết ngành công nghiệp “ghen tị”. Khách hàng của First Republic Bank chủ yếu là những người giàu có và quyền lực (được cho là bao gồm cả Giám đốc điều hành Meta Platforms Mark Zuckerberg). Nhóm này hiếm khi nào vỡ nợ đối với các khoản vay của mình. First Republic Bank đã kiếm được phần lớn lợi nhuận từ việc cho những người giàu vay với chi phí thấp.
Ngay cả khi trải qua cuộc khủng hoảng gây ra bởi sự sụp đổ của SVB và Signature Bank, danh sách các khoản vay quá hạn hơn 90 ngày của First Republic Bank vẫn bằng không.
Video đang HOT
Nhưng chuỗi ngân hàng của First Republic Bank trở thành một gánh nặng pháp lý, khi các khách hàng và nhà phân tích lưu ý rằng phần lớn tiền gửi của First Republic Bank không được bảo hiểm, tương tự như SVB và Signature Bank. Điều này đồng nghĩa các khoản tiền gửi tại First Republic Bank đều vượt quá giới hạn 250.000 USD do Cơ quan Bảo hiểm
Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đặt ra. Nếu First Republic Bank “nối bước” SVB và Signature Bank, những khách hàng gửi tiền sẽ có nguy cơ không lấy lại được tất cả số tiền của họ.
First Republic Bank cho biết họ chỉ có thể sống sót sau khi một nhóm các ngân hàng lớn can thiệp bằng cách gửi 30 tỷ USD tiền gửi không có bảo hiểm vào ngân hàng này.
Cũng theo báo cáo, First Republic Bank cho biết họ hiện có kế hoạch bán bớt tài sản và cơ cấu lại bảng cân đối kế toán, đồng thời sa thải tới 1/4 lực lượng lao động trong tổng số khoảng 7.200 nhân viên tính đến cuối năm 2022.
Vào thứ Hai, First Republic Bank đã công bố các biện pháp cắt giảm chi phí bao gồm giảm 20% – 25% lực lượng lao động, thu gọn không gian văn phòng công ty và cắt giảm “đáng kể” tiền lương cho nhóm quản lý cấp cao.
Đến lượt ngân hàng tiền ảo khổng lồ Signature Bank bị đóng cửa
Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, đã có 3 ngân hàng của Mỹ sụp đổ...
Signature Bank, ngân hàng tiền ảo lớn nhất ở Mỹ và trên thế giới, đã bị nhà chức trách nước này đóng cửa vào ngày Chủ nhật (12/3), đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai ở nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ trong vòng 3 ngày.
Nhà băng có trụ sở ở New York rơi vào một cuộc khủng hoảng niềm tin sau khi một ngân hàng khác là Silicon Valley Bank (SVB) bị cơ quan chức năng Mỹ giành quyền kiểm soát vào hôm thứ Sáu. Cũng tuần trước, vào hôm thứ Tư, ngân hàng tiền ảo lớn thứ hai là Silvergate Bank tuyên bố đóng cửa. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, đã có 3 ngân hàng của Mỹ sụp đổ.
Không chỉ chao đảo vì khủng hoảng niềm tin, Signature còn lâm nạn vì có đặt cược lớn vào hoạt động ngân hàng tiền ảo trong bối cảnh thị trường tiền ảo tụt dốc và các cơ quan chức năng siết chặt giám sát đối với việc các ngân hàng có dính líu đến tài sản số. Signature Bank "sập tiệm" là vụ đổ vỡ ngân hàng lớn thứ ba trong lịch sử Mỹ, sau vụ SVB và vụ lớn nhất là Washington Mutual vào năm 2008.
Signature ra sức tìm một đối tác mua lại hoặc một giải pháp khác để củng cố tình hình tài chính trước khi bước sang ngày thứ Hai, nhưng không thành công - nguồn thạo tin tiết lộ với tờ Wall Street Journal.
Nhà chức trách tuyên bố khách hàng của Signature sẽ được nhận lại toàn bộ tiền gửi, bao gồm cả những khoản tiền gửi vượt trần bảo hiểm tiền gửi liên bang là 250.000 USD.
Signature vốn có hoạt động lớn ở mảng cho vay bất động sản, nhưng cuối cùng lại trở thành một ngân hàng tiền ảo. Việc chuyển hướng hoạt động này giúp Signature tăng gấp đôi được lượng tiền gửi chỉ trong vòng 2 năm. Vào đầu năm 2022, khoảng 27% tiền gửi tại nhà băng này đến từ khách hàng hoạt động trong lĩnh vực tài sản số.
Việc Signature đi sâu vào hoạt động ngân hàng tiền ảo đã trở thành một vấn đề đối với ngân hàng này khi thị trường tiền ảo tụt dốc trong năm 2022. Biến động thị trường sau vụ sụp đổ của sàn tiền ảo FTX vào tháng 11 đã dẫn tới hàng tỷ USD tiền ảo bị rút khỏi Signature.
Trong khoảng thời gian trước khi sụp đổ, Signature cho biết đã cắt giảm hoạt động ở mảng tiền ảo và cắt quan hệ với một số khách hàng trong lĩnh vực tiền ảo. Trong đó, Signature đã ngừng mối quan hệ với mảng quốc tế của sàn tiền ảo lớn nhất Mỹ Binance. Tuy nhiên, động thái này không đủ để trấn tĩnh nhà đầu tư. Vòng xoáy mất mát niềm tin càng sâu hơn sau khi Silvergate và SVB lần lượt đổ vỡ.
Giá cổ phiếu Signature giảm 23% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, đánh dấu phiên giảm tồi tệ nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2004. Trong vòng 12 tháng, cổ phiếu này đã giảm hơn 75%. Signature có 110 tỷ USD tài sản và năm 88,6 tỷ USD tiền gửi ở thời điểm cuối năm 2022.
Ngày 12/3, Sở Dịch vụ tài chính New York vào cuộc và đưa Signature vào sự tiếp quản của Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC).
Sự đảm bảo của nhà chức trách Mỹ đối với tiền gửi trong hai vụ sụp đổ của Signature và SVB đã giúp cải thiện niềm tin của nhà đầu tư. Giá tiền ảo Bitcoin lúc gần 8h sáng nay tăng hơn 10% so với cách đó 24 tiếng, đạt 22.630 USD, hồi phục toàn bộ mức giảm của tuần trước - theo dữ liệu từ Coinmarketcap.com.
Đồng stablecoin USD Coin (USDC) cũng hồi lên mức hơn 0,99 USD, tăng gần 3% so với cách đó 24 tiếng. Đồng này đứt neo 1 USDC đổi 1 USD vào hôm thứ Bảy vừa rồi sau khi công ty phát hành là Circle tiết lộ gửi 3,3 tỷ USD ở SVB trong tổng số 40 tỷ USD tiền đảm bảo của USDC.
Quốc hội Thụy Sĩ tranh cãi gay gắt thương vụ giải cứu Credit Suisse Quốc hội Thụy Sĩ ngày 11/4 đã có phiên tranh luận gay gắt về vụ sụp đổ của Credit Suisse cũng như sự thất bại của các quy định vốn có mục đích để ngăn chặn một ngân hàng lớn như vậy rơi vào bất ổn. Chi nhánh ngân hàng Credit Suisse ở Lucerne, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN Tại phiên họp bất thường...