Lo sợ Nga, Mỹ đang có ý ép quốc gia nào mua thêm tiêm kích F-35?
Mỹ khuyến khích Đan Mạch mua thêm các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 nhằm tăng khả năng làm nhiệm vụ ở Bắc Cực, khu vực mà quân đội Nga đang gia tăng sự hiện diện.
Dù Đan Mạch đặt mua 27 tiêm kích F-35, song ít nhất 5 chiếc F-35 của Đan Mạch sẽ hoạt động thường trực trên đất Mỹ.
Tiêm kích F-35 của Mỹ. (Ảnh minh họa)
“Một số máy bay của Đan Mạch sẽ ở lại trên đất Mỹ bởi các phi công Đan Mạch sẽ tham gia khóa huấn luyện tại Arizona, còn 22 chiếc F-35 sẽ tới Đan Mạch”, đại sứ Mỹ tại Đan Mạch Carla Sands chia sẻ với tờ Jyllands-Posten.
“Đây là số lượng máy bay không nhiều so với 38 – 40 chiếc F-16 mà các ngài đang sở hữu. Thực tế là số máy bay này cũng đang giảm, do đó Đan mạch nên cân nhắc thêm”, bà Sands nói.
Còn theo Bộ Quốc phòng Đan Mạch, chỉ 30 tiêm kích F-16 đang được quân đội nước này sử dụng.
Video đang HOT
Ngoài ra, bà Sands cũng nhấn mạnh tới việc năng lực trinh sát và sức mạnh không quân của NATO hiện không đủ để hoạt động ở khu vực Bắc Cực. Do đó, Washington hối thúc Copenhagen hoàn thành lời hứa trong vòng 3 năm nhằm tăng cường năng lực phòng thủ và trinh sát.
Lời bình luận của đại sứ Sands liên quan tới bản báo cáo năm 2016 từ Bộ Quốc phòng Mỹ về những nhiệm vụ triển khai tại Bắc Cực, khu vực mà Washington quan ngại về sự hiện diện của quân đội Nga.
Chi tiêu quân sự hiện là vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng tới quan hệ giữa Mỹ và Đan Mạch. Theo đó, Washington đã yêu cầu các quốc gia thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên ít nhất là 2% GDP.
Dù Đan Mạch đã đồng thuận thông qua một khoản chi tiêu trị giá gần 5,2 tỷ USD để tăng ngân sách quốc phòng từ 1,35% lên thành 1,5% GDP vào năm 2023, nhưng con số này vẫn chưa đạt được mục tiêu mà Mỹ đề ra là 2% GDP.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Trine Bramsen lại nhấn mạnh rằng hiện quốc gia này không có kế hoạch mua thêm các chiến đấu cơ.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn từ năm 2023 – 2027, Đan Mạch sẽ tiếp nhận tổng cộng 27 chiếc F-35 do Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất. Trước đó, thương vụ mua tiêm kích F-35 của Mỹ đã gây ra làn sóng tranh cãi chính trị dài ngày tại Đan Mạch liên quan tới vấn đề tiếng ồn của động cơ máy bay.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet.vn
X-37B tiếp sức không tưởng cho F-35
Với chương trình đầy tham vọng đang được Không quân Mỹ thực hiện sẽ khiến những tiêm kích thế hệ 5 F-22 và F-35 có tầm giám sát không bị hạn chế.
Theo Defense News, để có được khả năng đặc biệt này, sẽ được tích hợp khả năng liên kết và trao đổi thông tin với thiết bị bay không gian X-37B.
"Quá trình tích hợp nói trên đang được thực hiện. Sau khi kết nối, X-37B có thể đóng vai trò như vệ tinh lâm thời kết nối và trao đổi mọi thông tin giữa các máy bay tàng hình F-22 và F-35 với mọi phương tiện tác chiến trong khu vực kiểm soát", Thiếu tướng David Kumashiro thuộc Không quân Mỹ cho biết.
Tiêm kích tàng hình F-35.
Sự kết hợp trên cho phép các phi công máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có khả năng nhận định không gian toàn cảnh trên chiến trường và khoảng cách tốt hơn trước rất nhiều bằng các ảnh vệ tinh theo mốc thời gian thực.
Chương trình của Không quân Mỹ được một tờ báo khác của nước này là New York Times tiết lộ rằng, thực chất Mỹ đang từng bước biến tiêm kích F-35 thành vũ khí phòng thủ tên lửa hơn là khả năng chiến đấu thông thường.
Những thông tin từ X-37B kết hợp với hệ thống cảm biến trên F-35 cho phép giám sát, theo dõi các vụ phóng tên lửa đạn đào toàn cầu và truyền thông tin đến hệ thống phòng thủ tên lửa truyền thống. Máy bay chiến đấu F-35 cũng sẽ được trang bị thêm tên lửa chống tên lửa đạn đạo.
Việc Mỹ tham vọng biến F-35 thành hệ thống phòng thủ tên lửa bay là một bước đi chiến lược của Lầu Năm Góc. Máy bay F-35 có đủ các cảm biến để theo dõi và hỗ trợ tiêu diệt được tên lửa hành trình của đối phương, đặc biệt là khi chúng được tích hợp tính năng kết nối thông tin với X-37B.
Đó là một tính năng đã được trang bị từ lúc sản xuất dòng máy bay này. Và trong tương lai gần, nó sẽ được trang bị các phương tiện để bắn hạ chính các tên lửa đạn đạo ấy trong giai đoạn tăng tốc.
Như vậy, chiếc F-35 sẽ trở thành những mối đe dọa thực sự với các tên lửa đạn đạo nhằm vào nước Mỹ. Không lực Mỹ đang có trong biên chế 119 chiếc F-35A Lightning II, theo kế hoạch dài hạn họ sẽ tiếp nhận tổng cộng 1.763 máy bay loại này.
Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ đang vận hành 57 chiếc F-35B, đây là phiên bản tiêm kích F-35 có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng để triển khai trên tàu đổ bộ tấn công, họ sẽ nhận tất cả 353 chiếc trong dài hạn.
Không quân Hải quân Mỹ mới chỉ sở hữu 26 tiêm kích F-35C, đây là biến thể cất cánh đường băng ngắn để triển khai trên tàu sân bay, trước mắt sẽ có khoảng trên 260 chiếc được chế tạo.
Nếu Mỹ thành công trong việc nâng cấp F-35 trở thành vũ khí phòng thủ tên lửa đạn đạo thì hải lục không quân của Mỹ đều sở hữu đến 2.000 chiếc máy bay có khả năng công thủ toàn diện. Với tham vọng này, Mỹ đã hình thành cho mình một tấm khiên che kín nước Mỹ trước các đòn đánh từ nước ngoài.
Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt
Mỹ bất ngờ hạ giá F-35 khiến Su-35 ế ẩm? Mỹ vừa công bố mức giá bán bất ngờ dành cho những lô 35 tiếp theo - mức giá đủ khiến những khách hàng muốn mua Su-35 Nga phải cân nhắc lại. Theo Trung tướng Eric Fick, Giám đốc điều hành Chương trình F-35, trong các lô 12 cho đến lô 14 của hợp đồng mới, chiến đấu cơ tàng hình F-35 tiếp...