Lo sợ bị tấn công phủ đầu bằng hạt nhân, Trung Quốc tính kế
Một báo cáo được công bố hôm 22/10 cho thấy Trung Quốc đang tìm cách phát phát triển kho vũ khí hạt nhân vì lo ngại kho dự trữ hiện tại không đủ mạnh để chống lại một cuộc tấn công phủ đầu.
“Nỗi sợ của họ chủ yếu là do những thách thức mới từ các công nghệ phi hạt nhân mới nổi, như hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí hạt nhân tấn công chính xác tối tân. Các chuyên gia Trung Quốc lo ngại rằng các loại vũ khí hạt nhân của các nước hiện nay đủ tinh vi để gây nguy hiểm cho Trung Quốc trong trường hợp Bắc Kinh bị tấn công hạt nhân phủ đầu”, chuyên gia Tong Zhao tới từ Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Tsinghua (Trung Quốc) cho biết.
Theo ông này, Trung Quốc muốn tạo ra các vũ khí tốt hơn trên các tàu ngầm hạt nhân để đảm bảo họ có thể đáp trả nếu “những kẻ thù tiềm năng” phát động một cuộc tấn công hạt nhân.
Một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Tuyên bố này của ông Zhao được đưa ra không lâu sau khi một số nhà nghiên cứu Mỹ nói rằng Washington có đủ tiềm năng công nghệ dễ dàng làm suy yếu Trung Quốc hoặc thậm chí là Nga nếu Washington muốn vậy.
“Khi nhận định trên được đưa ra, Bắc Kinh ngày càng khó chịu và muốn củng cố lực lượng hạt nhân của mình mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn và được trang bị công nghệ cao hơn”, ông Zhao nói.
Chuyên gia này cho biết không rõ Trung Quốc định trang bị thêm vũ khí hạt nhân cho bao nhiêu tàu ngầm trong hạm đội của mình, nhưng nguyên tắc chung của Bắc Kinh là luôn duy trì 4 tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân và đảm bảo một trong số này sẵn sàng được triển khai mọi lúc khi các tàu còn lại đang trải qua bảo trì.
Video đang HOT
Theo chuyên gia, với tính toán của Trung Quốc, rất có thể số tàu ngầm được trang bị hạt nhân sẽ nâng lên con số 8. Tuy nhiên, ông Zhao nói rằng quá trình tạo ra các tàu ngầm hạt nhân sẽ không đơn giản bởi mặc dù đang sở hữu 186 đầu đạn hạt nhân trên đất liền, Trung Quốc cũng không thể tái sử dụng chúng cho tên lửa của tàu ngầm.
“Điều này là do các tên lửa trên đất liền hiện vẫn là thành phần quan trọng nhất của nỗ lực ngăn chặn hạt nhân của Trung Quốc. Ngay cả khi Trung Quốc sử dụng cùng một loại đầu đạn được lắp trên các tên lửa mặt đất cho các tên lửa phóng đi từ tàu ngầm, họ cũng không thể mạo hiểm làm suy yếu khả năng ngăn chặn đòn tấn công hạt nhân từ đất liền bằng cách di chuyển quá nhiều đầu đạn ra biển”, ông này giải thích.
Cũng trong báo cáo của Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Tsinghua, Tổng thống Trump hôm 22/10 cam kết chi tiêu nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trong việc xây dựng và phát triển kho vũ khí hạt nhân.
“Chúng tôi có nhiều tiền hơn bất cứ ai”, nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh.
Tuyên bố của Tổng thống Trump được đưa ra sau khi ông quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa hạt nhân tầm ngắn và tầm trung ( INF) được ký kết với Liên Xô vào năm 1987. Nhiều chuyên gia cho rằng quyết định này nhằm giúp Mỹ có thể được tự do phát triển vũ khí nhằm kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy với sức mạnh quân sự khó lường.
Theo số liệu được công bố trong Trong báo cáo thường niên 2018 của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc hiện có khoảng 280 đầu đạn hạt nhân, khá thấp so với Mỹ với 6.450 và Nga với 6.850 đầu đạn.
(Nguồn: Sputnik)
SONG HY
Theo VTC
Mỹ bị tố tấn công căn cứ Nga ở Syria 13 bằng máy bay không người lái
Nga cáo buộc quân đội Mỹ đưa hàng loạt máy bay không người lái, do một máy bay trinh sát Poseidon-8 điều khiển từ xa, nhằm gây rối loạn tại căn cứ Nga ở Syria.
Máy bay trinh sát Poseidon-8 của Mỹ.
Theo Daily Star, 13 máy bay không người lái do chính chiếc Poseidon-8 điều khiển, khi đó đang tuần tra ở khu vực Địa Trung Hải. Mục tiêu tấn công là căn cứ không quân Hmeymim, trung tâm chỉ huy các hoạt động quân sự Nga ở Syria.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin nói các máy bay không người lái này đã bị phá hủy khi đang cố gắng xâm nhập vào căn cứ.
"13 máy bay không người lái bay theo đội hình chiến đấu. Chiếc Poseidon-8 của Mỹ hiện diện ở Địa Trung Hải trong suốt 8 giờ", ông Fomin nói.
Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói thông tin trên là rất "báo động".
Ông Peskov không loại trừ khả năng ông Putin sẽ nhắc đến vấn đề này với người đồng cấp Mỹ Donald Trump, khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau vào tháng 11 tới ở Paris, Pháp.
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper mang theo vũ khí của Mỹ.
Bộ Quốc phòng Mỹ hiện chưa bình luận về cáo buộc của Nga. Theo ông Fomin, các máy bay không người lái Mỹ "chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay", trước khi bị hệ thống tác chiến điện tử Nga áp chế và tiêu diệt.
"Dân thường không thể điều khiển bằng tay các máy bay đó. Đó chính là phi công Mỹ ngồi trên máy bay Poseidon-8 điều khiển. Họ có trang thiết bị hiện đại", ông Fomin nói.
Vụ việc xảy ra vào ngày 6.1 năm nay nhưng thông tin Mỹ đứng sau vụ tấn công chỉ mới được Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ. Cáo buộc gây sốc này có thể càng khiến quan hệ Nga-Mỹ bị tổn hại, sau khi ông Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân INF với Nga.
Hiệp ước từ thời Chiến tranh Lạnh nghiêm cấm việc phát triển tên lửa tầm trung và tầm ngắn trang bị đầu đạn hạt nhân. Đáp trả tuyên bố trên, ông Putin cảnh báo các nước đang cho Mỹ cất giữ vũ khí hạt nhân, về khả năng bị Nga giáng đòn hủy diệt nếu xung đột xảy ra.
Theo Danviet
Ngoại trưởng Nga tiết lộ thời điểm Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước hạt nhân INF Ngày 25/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Mỹ sẽ chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trong vòng từ 30-45 ngày tới. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Washington Examiner Phát biểu với kênh truyền hình Russia 24, Ngoại trưởng Lavrov cho rằng viễn cảnh Mỹ rút khỏi INF cùng trở nên...