Lò sấy lúa “hốt” chục triệu mỗi ngày
Bước sang đầu tuần tháng 3, giá lúa liên tục giảm, nếu so với trung tuần tháng 2, nông dân mất từ 400 – 500 đồng/kg lúa. Trong bối cảnh này, thương lái và nông dân đều “méo mặt”, chỉ riêng các ông chủ lò sấy lúa tươi cười “hốt” chục triệu mỗi ngày.
Điểm đầu tiên chúng tôi ghé thăm là cơ sở sấy lúa của ông Trần Văn Lụa ngụ xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Mặc dù cơ sở sấy lúa của ông Lụa có công suất thiết kế 25 tấn lúa/mẻ, tuy nhiên nhiều thương lái vẫn kiên trì, xếp hàng chờ 17 -18 giờ để đến lượt mình.
Giải thích về lí do này, ông Sáu Lụa cho biết: “Mình sấy lúa đúng kỹ thuật như DN lắp ráp lò hướng dẫn nên lúa đạt ẩm độ đúng yêu cầu, thương lái xay gạo đạt nên họ tin tưởng chọn mình, không bỏ đi nơi khác là vậy.”
Nhìn chung các lò sấy đều hướng đến bán tự động để giảm chi phí nhân công
Ngoài ra, ông Sáu Lụa cho biết thêm, khi lúa được sấy đây, nhiều nhà máy chà gạo sẵn sàng thu mua cao hơn bên ngoài từ 30 – 40 đồng/kg lúa. Do đó, đây cũng là lí do các thương lái địa phương không bỏ ông được.
Theo ông Sáu Lụa, hiện tại tiền công sấy lúa đối với các giống lúa thông thường (IR 50404,…) 180.000đồng/tấn lúa; đối với các giống lúa thơm, hạt dài có giá từ 190.000/tấn lúa (giá cao vì ông còn sử dụng nhận công bóc vác lúa lên xuống). Do vào chính vụ nên cả tháng nay ông phải thuê thêm nhân công để làm luôn cả ban đêm, tuy nhiên cơ sở sấy lúa vẫn luôn trong tình trạng quá tải
Còn tại lò sấy lúa của ông Võ Văn Hưởng (ấp Mỹ Thị B, xã Mỹ An, H. Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) cũng đang trong tình trạng “vã mồ hôi” làm việc, nhưng lượng ghe lúa neo đậu dưới sông vẫn không giảm. Hễ ghe này xuống lúa đầy, vừa xuất bến thì ghe khác lắp vào. Lúa lên, lúa xuống hối hả cả ngày và đêm.
Mỗi khi bước vào vụ thu hoạch, các lò sấy lúa ở ĐBSCL phải làm việc luôn cả ban đêm
Video đang HOT
Ông Hưởng cho biết: “Do có “ăn thua” với nhau rồi nên có vào chính vụ, đông thế nào mình cũng không tăng giá tiền công sấy với các thương lái.” Với 8 lò sấy với công suất thiết kế khoảng 250 tấn lúa/24 giờ. Như vậy, nếu tình trung bình 150.000 đồng/tấn lúa thì ông Hưởng thu về khoảng 30 triệu đồng. Khi trừ đi chi phí, ông Hưởng bỏ túi hơn 20 triệu đồng/24 giờ.
Trong các lò sấy chúng tôi đến ghi nhận thì cơ sở sấy lúa của anh Trương Văn Chính (ấp Mỹ Trung, xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè – Tiền Giang) là qui mô và hiện đại nhất. Hiện tại anh Chính đang sở hữu 12 lò sấy cải tiến, trung bình mỗi ngày sấy 500 tấn lúa, năng suất mỗi năm trên 120.000 tấn lúa. Vì thế khi trò chuyện với chúng tôi điện thoại anh Chính reo liên tục do các thương lái hối thúc,…mặc dù dưới sông có trên 30 ghe lúa đang neo đậu, chờ đến lượt sấy.
Anh Chính cho biết: “Trước đây tôi đi mua lúa gạo và có đất nhà 10 ha nên quyết định xây dựng lò sấy lúa để tự “cứu mình” khi trời mưa bão. Dần dà thấy xu hướng người dân thích bán lúa tươi tại đồng ngày càng cao nên tôi quyết định đầu tư 12 lò sấy lúa cải tiến bán tự động. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên tôi đang lắp ráp thêm 6 lò nữa.”
Nếu các lò sấy sử dụng băng tải lên, xuống lúa thì 1 tấn lúa sau khi sấy khô có giá từ 120.000 – 150.000 đồng
Ngoài sấy lúa để chà ra các loại gạo thông thường thì cơ sở anh Chính còn chuyên sấy gạo sữa (gạo đục) mỗi mẻ từ 80 – 150 tấn lúa mà vẫn đạt chất lượng cao nhờ điều chỉnh được nhiệt độ thấp và kéo dài thời gian sấy từ 60 – 70 giờ, gấp 3 lần sấy các loại lúa khác. Nhưng bù lại, tiền công sấy lúa loại này cao, giao động từ 250.000 – 300.000 đồng/tấn lúa.
Như vậy, nếu tính riêng sấy các giống lúa thông thường với công suất 300 tấn/24 giờ với giá 150.000 đồng/tấn thì anh Chính thu về khoảng 35 triệu đồng. Nếu trừ hết chi phí cơ sở anh Chính vẫn còn khoảng 25 triệu đồng, chưa tính tiền công sấy gạo sữa cũng xấp xỉ phần này.
Hiện tại khu vực ĐBSCL đang bước vào những ngày thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân nên dù giá lúa lên hay xuống, nông dân, thương lái đều phải “nhờ” đến các lò sấy lúa. Vì thế, trước tình trạng lò sấy lúa ở ĐBSCL đang còn thiếu hụt nên mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, các lò sấy lúa luôn ở trong tình trạng quá tải, “mệt đừ”, chỉ riêng các ông chủ lò sấy thì tươi cười “hốt bạc”.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Hàng trăm xe tải "ẩn náu" né trạm cân
Ngày 10/3, để né trạm cân lưu động trên Quốc lộ 1A địa bàn thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), hàng loạt chiếc xe tải tấp các lề đường, các trạm xăng dầu, nhà dân "ẩn nấp". Chiêu này của các nhà xe đã thực sự gây khó khăn cho lực lượng chức năng.
Ghi nhận của PV Dân trí, sáng ngày 10/3, lực lượng liên ngành tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Thanh tra Cục Quản lý đường bộ 2 tiến hành đặt trạm cân di động trên quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Hồng Lĩnh để xử lý xe quá khổ, quá tải lưu thông qua địa bàn tỉnh.
Thông tin này đã nhanh chóng được cánh tài xế báo, truyền tai cho nhau biết. Gần như ngay sau đó, hàng trăm chiếc xe tải đã đồng loạt tấp vào lề đường, tạt vào trạm xăng dầu, cho xe vào các nhà hoặc tìm đường tránh.
Đến cuối giờ trưa, lợi dụng lực lượng chức năng thay ca ăn cơm trưa, cánh tài xế bắt đầu thi nhau cho xe lao vượt qua trạm cân để tránh bị xử lý. "Chiêu trò" của các tài xế đã khiến các lực lượng tại trạm cân lưu động tại Hà Tĩnh hết sức khó khăn trong việc xử lý.
Dưới đây là hình ảnh hàng trăm chiếc xe tải đồng loạt trốn trạm cân do PV Dân trí ghi lại sáng 10/3:
Hàng loạt xe tải tạt vào đường nhánh để trốn trạm cân
Nhiều xe chọn các cây xăng, quán cơm làm chổ dừng chân để né trạm cân
Cánh tài xế đồng loạt cho xe tải tấp vào lề đường, trạm xăng, nhà dân để trốn các lực lượng chức năng
Hình ảnh vắng vẻ tại vị trí đặt trạm cân
Lợi dụng lúc các lực lượng chức năng thay ca, cánh tài xế đã cho xe vượt trạm cân.
Xuân Sinh - Văn Dũng
Theo Dantri
TPHCM đón đêm mưa trái mùa Cơn mưa trái mùa xảy ra vào đêm 20/2 đem lại giấc ngủ ngon trong bầu không khí mát mẻ cho người dân Sài Gòn. Theo ghi nhận của PV Dân trí, cơn mưa trái mùa xảy ra sớm nhất lúc 8h tối tại quận 12. Sau đó, đến 11h mưa tại quận Bình Thạnh, quá nửa đêm, quận 6, quận 11 và...