Lộ sáng sự thật sốc về nhà ma ám ở Hà Nội
Lần theo những ngôi nhà ma ám nhuốm đầy màu sắc rùng rợn, tiếng khóc, tiếng cười rùng rợn “dựng tóc gáy, sởn da gà”, nhiều tình tiết mới được hé lộ.
Chủ đề nhà bị ma ám, hồn ma đòi trả nhà nhuốm màu sắc u ám, huyền bí đã tốn không giấy mực và được mổ xẻ đủ chiều cạnh. Chỉ cần lên Google search “nhà ma ám Hà Nội”, lập tức có hàng nghìn kết quả hiện ra. Không ít ngôi nhà ở giữa chốn thị thành tấp nập vướng phải lời đồn có ma quỷ khiến chủ nhân khiếp sợ không dám ở như nhà tại 138 Hàng Trống hay nhà ở ngõ 392 Bạch Mai… Những ngôi nhà đó hiện nay ra sao? Thực hư câu chuyện đó như thế nào cần một lời giải thích đáng.
Lời đồn ma quỷ
Theo lời đồn thổi, ngôi nhà tại ngõ 392 Bạch Mai rao bán cả nửa năm không ai mua vì có ma ám, ngay cả dân trong ngõ cũng không ai dám bén mảng tới căn nhà. Vợ chồng chủ nhà đi xem bói cũng biết nhà có ma, đã mời thầy về cúng yểm bùa xong không được, thành ra đành chuyển qua cho thuê. Tuy nhiên, những người đến thuê nhà hoặc chuyển đi gấp hoặc nửa đêm ngủ mơ có người phụ nữ tóc trắng đến đứng ở đầu giường đòi trả lại nhà nên cũng không trụ được ở đây lâu.
Trên thực tế, nhiều địa chỉ khác ở Hà Nội cũng gây tò mò cho nhiều người vì những bí hiểm xung quanh chúng. Ngôi nhà 138 Hàng Trống đối diện Hồ Gươm nổi tiếng ghê rợn với hồn ma vất vưởng, ngày rằm hàng tháng lại có tiếng phụ nữ la hét như đang bị hành hạ đau đớn lắm…, rồi thỉnh thoảng người ta lại nhìn thấy 1 người đàn bà tóc rất dài và đen, không nhìn rõ mặt hay ngồi trên nóc nhà ôm cây đa mà khóc lóc thảm thiết. Một cây đa mọc giữa nhà đâm thủng cả nóc và rễ thì lơ lửng giữa gác 2, một cây đa không có đất mà vẫn xanh mơn mởn.
Không dừng ở đó, nhiều người bán tin bán nghi, mỗi lần đi qua cũng ngó vào ngôi nhà tại địa chỉ 300 Kim Mã, vì nơi đây cũng từng nhuốm màu kỳ bí, với lời đồn ngôi nhà bỏ hoang, thi thoảng lại có ánh đèn leo lét và bóng người trông rất đáng sợ.
Dù có nhiều lý giải khác nhau, có người tin, có người không tin vào chuyện tâm linh nhưng những lời đồn đại vẫn tiếp diễn .
Tận mục và sự thật… hé lộ
Mang câu chuyện với nhiều chi tiết ly kì và ghê rợn đó đến ngõ 392 Bạch Mai (ngõ Thuận Thành trước đây) để tìm hiểu, PV khá bất ngờ vì tại nơi xuất phát tin đồn, nhiều người dân được hỏi, trả lời không biết hoặc chưa từng nghe đến ngôi nhà nào như vậy? Con ngõ nhỏ nhà cửa san sát, kéo dài và ăn thông sang ngõ 402 Bạch Mai tấp nập và chật chội. PV tìm kiếm một ngôi nhà khóa trái cửa nẻo, bỏ hoang nhưng tuyệt nhiên không thấy.
Ngõ 392 Bạch Mai – nơi có tin đồn rùng rợn về hồn ma về đòi nhà. Ngõ nhỏ, nhà cửa san sát và tấp nập.
Bác Đ – Tổ trưởng khu dân dân cư 392 Bạch Mai cho biết: “Tôi quản lý ở đây đã lâu, nhưng chưa nghe thấy có nhà nào bị như vậy cả, có lẽ do người ta chỉ thêu dệt vì cạnh tranh khi buôn bán nhà để hạ giá xuống thôi. Nếu có ma thật thì chả ai dám ở đây cả, trong khi người đến đây mua, thuê nhà vẫn đông lắm, giờ ai còn tin vào chuyện ma quỷ nữa”.
Video đang HOT
Bác T sống tại đây từ những năm 1956 cho biết, trước đây rất lâu, cuối ngõ 392 Bạch Mai (hay còn gọi là ngõ Thuận Thành A) nối sang ngõ 402 (ngõ Thuận Thành B) có một nấm mộ hoang, hình tròn, không có chủ. Khi san lấp để xây nhà đã được chuyển đi cải táng. Nấm mộ này được đồn là rất thiêng, nếu phạm vào đó sẽ bị tai họa. Thế nhưng, thực tế đến nay, nhà cửa mọc lên san sát chẳng còn chút vết tích của bãi đất, người dân sinh sống và làm ăn rất tốt. Tôi ở đây đã lâu mà chưa từng nghe đến tin đồn về ma quỷ nào quấy nhiễu người sống cả, an ninh trật tự đảm bảo. Có thể là do người sống tự kỷ ám thị, đâm ra nghĩ trong nhà có ma mà thôi, lâu dần đồn thổi thành câu chuyện như vậy”.
Ngõ 402 Bạch Mai (hay ngõ Thuận Thành B), nối thông với ngõ 392, điểm giao cắt của hai ngõ từ xưa có nấm mộ hoang – được đồn là rất thiêng.
Lần theo những câu chuyện đến địa điểm nổi tiếng ma ám khác ở Hà Nội vẫn còn nhiều uẩn khúc và sự thật có phải chúng đã được thêm nếm rất nhiều gia vị để hấp dẫn người nghe?
Ngôi nhà ở đất vàng 138 Hàng Trống hiện được thay thế bởi một tòa nhà lớn và hiện đại. Hiện công trình đang được xây dựng, không ngớt người qua lại. Trong khu nhà có khoảng 10 công nhân xây dựng ở tại công trình. Khi được hỏi, họ cũng như người dân quanh đây khẳng định chưa từng nhìn thấy điều gì ma quái. “Ở đây cả ngày ồn ào, biết bao nhiêu người như vậy, ma quỷ mà có thật cũng phải sợ người thôi. Suốt 7 – 8 năm rồi nhưng mình chưa nghe thấy âm thanh gì lạ”, một người dân sống cạnh tòa nhà cho biết.
Một công trình mới, hiện đại đã “mọc” lên tại 138 Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Ngôi nhà 300 Kim Mã cũng được bác Nguyễn Văn Trung, một trong 3 người bảo vệ tòa nhà này gần chục năm nay chia sẻ, bác thường xuyên ngủ lại trong ngôi nhà mà không thấy có ma quỷ gì. Tất cả chỉ là lời đồn đại. Sân trước hiện vẫn thắp đèn sáng và thi thoảng các cụ già đi tập thể dục vẫn ngồi nghỉ trước cổng, chị hàng nước vẫn thản nhiên ngồi đây bao ngày tháng. Những lời đồn thổi vô căn cứ chỉ khiến cho bác và những người ở đây bị làm phiền bởi những câu hỏi tò mò “nhà có ma hay không?”.
Ngôi nhà 300 Kim Mã sáng đèn từ 5h chiều và vẫn có người ra vào.
Những tin đồn không biết xuất hiện từ đâu, cứ thế thêu dệt ngày càng dày thêm, gây hoang mang cho người dân và tạo điều kiện cho những trò mê tín dị đoan được cơ hội trục lợi, người tin – kẻ không tin, xong trong thời buổi “tấc đất tấc vàng” mà những ngôi nhà này bị hoang phế bởi các tin đồn ma mỵ vô căn cứ thì quả là điều cần cân nhắc.
Theo Kiến Thức
Nỗi oan những ngôi làng "ma độc" ở Cao Bằng
Cái tên "ma độc" được người dân hay gọi chuyên để chỉ những người đi bỏ thuốc độc hại người để thực hiện lời nguyền trước khi được chọn làm truyền nhân. Theo lời nguyền, mỗi năm "ma độc" phải giết chết được số lượng người nhất định, nếu thực hiện được "ma độc" sẽ ngày càng trở nên giàu có, cây trồng vật nuôi sinh sôi phát triển. Ngược lại, nếu việc bất thành, lời nguyền sẽ phản tác dụng. Nhẹ thì trâu, bò, lợn, gà bị chết, còn nặng thì một trong những thành viên của gia đình sẽ bị mất mạng hoặc ly tán.
Đường vào làng Nà Khiêu
Những chuyện đồn thổi về loài độc dược hại người
Tin đồn về cách bỏ độc giết chết người ở xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng rất đáng sợ. Những kẻ bỏ độc có thể giết chết ai nếu muốn, bằng cách dùng ngón tay tẩm độc sẵn rồi mời nước hoặc rượu. Để không bị nghi ngờ, họ sẽ uống rượu trước rồi mới mời lại khách. Nhưng không ai ngờ rằng, trước khi người khách đón lấy chén rượu thì kẻ bỏ độc đã dùng ngón trỏ bôi lên mép dưới chén.
Kinh khủng hơn nữa, kẻ bỏ độc có thể dùng độc bôi vào các loại cây ăn quả mọc dại ven đường để bẫy người không may ăn phải. Bằng cách này, họ không bị phát hiện và không cảm thấy áy náy khi giết người. Đồng thời con "ma độc" cũng thực hiện được lời nguyền man rợ mỗi năm phải giết chết được số lượng người đã quy định. Ngược lại, nếu không thể thực hiện được thì lời nguyền sẽ phản chủ, nhẹ thì trâu, bò, lợn, gà bị chết, còn nặng thì một trong những thành viên trong gia đình sẽ bị mất mạng.
Theo một số già làng ở xã Đức Hồng cho hay, loài thuốc độc đã ám ảnh người dân vùng sơn cước này từ hàng chục năm nay có hai loại cây: đó là cây màu đỏ và trắng. Hai cây này được những kẻ bỏ độc trồng ở những nơi kín đáo, ẩm thấp, chỗ nào càng bẩn thì độc tính càng cao. Tùy theo từng trường hợp, người hạ độc sẽ dùng một trong hai cây đó để giết người. Trong đám đông, họ không bao giờ dùng loại cây thuốc độc màu đỏ bởi loại này gây chết người ngay tức khắc, không thể cứu chữa kịp thời và dễ bị phát hiện. Với cây thuốc độc màu trắng, nạn nhân sau vài ngày bị dính độc mới bắt đầu phát tác, sau đó toàn thân mất hết sức lực, khản giọng, cơ thể run rẩy... Vì vậy, nạn nhân có thể cứu chữa được nếu gặp được thầy lang "cao tay" nắm giữ cách trị độc.
Nhưng đáng sợ nhất vẫn là cây thuốc "Riu" (theo cách gọi của Tày, Nùng) - một loại độc dược phá hủy nội tạng con người. Những ai xấu số dính phải chất kịch độc này không biết mình đang dần đối mặt với cái chết. Ruột gan nạn nhân sẽ biến chứng, thối rữa trong một thời gian ngắn ngủi, người dính độc chỉ còn nước chết chứ không thể cứu chữa khỏi. Đặc biệt, loại cây độc dược này có khả năng biến hóa khôn lường. Nếu người trúng độc đã từng dùng phương thuốc của thầy lang y này chữa khỏi bệnh, và tiếp theo lại bị "ma thuốc độc" tấn công thì nạn nhân phải tìm đến một thầy thuốc khác mới có thể cứu sống.
Chính vì những tin đồn kinh hoàng như vậy, nhiều người luôn có cảm giác nơm nớp lo sợ, đề cao cảnh giác khi đến các bản ở Đức Hồng. Và càng không có chuyện người lạ dám uống nước, thưởng rượu cùng những người trong xã khi có đám hiểu hỷ.
Anh Nông Văn Khâm - Phó Chủ tịch xã Đức Hồng
Bi kịch những người bị gán mác "ma thuốc độc"
Men theo những con đường rải đá nhấp nhô, gồ ghề đi vào các thôn bản trong xã Đức Hồng, chúng tôi truy tìm tung tích của "ma độc". Hỏi người dân ở bản Nà Khiêu, Nà Ngườm không ai không biết đến hai người tên Hoàng Văn T và C - hai "ma độc" một thời hoàng hành trong xã Đức Hồng, Cao Thăng. Tuy nhiên, công việc tìm kiếm của chúng tôi lại phải dừng lại vì được biết, người tên C đã chuyển vào miền Nam sinh sống và một người đã mất cách đây nhiều năm.
May mắn, anh Trưởng bản Nà Khiêu - Ngân Bá Tạ lại biết khá rõ về chuyện này. Anh chính là truyền nhân của người cha đã mất Ngân Bá Đàmmột thầy lang y nổi tiếng về các bài thuốc chữa bệnh cứu người. Cho đến nay, anh vẫn còn nhớ như in những chuyện xảy ra tại các bản lân cận trong xã.
Theo anh Tạ, những năm 1990, chuyện về tục bỏ độc giết hại đã ám ảnh mọi người dân đến cả ngay trong giấc ngủ. Đi đâu cũng nghe mọi người xôn xao, bàn luận về những cái chết bất thường, không rõ nguyên nhân. Sau khi bàn luận chán chê, cuối cùng người dân lại tìm cách bắt quả tang những người hạ độc.
Và rồi, một thời gian sau dân bản cũng tìm ra "ma độc". Không ai khác đó chính là Hoàng Văn T, người đã đầu độc ông Lục Văn Thước ở bản Nà Ngườm. Theo cái cớ mà người dân khẳng định ông T là người nuôi độc bởi vì có hai lý do. Thứ hai, trong lúc ông Thước đang lên cơn sốt nặng, Hoàng Văn T đã chỉ đường mách nước đến một nhà một thầy lang y đến lấy thuốc về chữa trị. Người dân suy luận logic sự việc, cho rằng Hoàng Văn T lúc đầu đã cố ý hại ông Thước. Tuy nhiên, sau vài hôm Hoàng Văn T cảm thấy áy náy nên đã gián tiếp cứu ông Thước.
Ngay sau khi ông Lục Văn T được chữa khỏi, cả làng đã họp lại và đưa Hoàng Văn T vào nhà văn hóa lập biên bản và đòi giết. Vụ việc còn đưa lên Tòa án huyện giải quyết nhưng không có bằng chứng nên Tòa không xử lý và cho hai bên hòa giải. Tuy nhiên, sau vụ đó cả bản đã cô lập cả gia đình ông Hoàng Văn T, các ngày ma chay, đám cưới của bản không được phép tham gia. Trong thời gian đó, hễ mỗi lần ông T ra ngoài đường là bị thanh niên trong bản xua đuổi, dọa nạt, thậm chí đánh đập. Sau này, vì cô đơn với sự kì thị của dân làng mà ông sinh bệnh chết cách đó không lâu.
Còn người được người dân gọi là "ma độc" C lại chọn cách giải thoát bằng cách cả gia đình chạy vào miền Nam sinh sống. Trong thời gian sống ở bản Pác Bo, xã Cao Thăng (giáp ranh giới với xã Đức Hồng), ông C luôn chịu sự dị nghị, xa lánh của người dân trong vùng. Cũng không ai chứng kiến và dám khẳng định việc ông T nuôi độc, hại người nhưng trong ý nghĩ của người dân nơi đây luôn chất chứa sự nghi hoặc, sợ hãi.
Chuyện bắt đầu xảy ra vào cuối những năm 1990. Đây là giai đoạn mà nghiệp bốc thuốc cứu người của ông C đang ở đỉnh cao. Tuy nhiên, danh tiếng ông T bị đánh mất khi bệnh nhân lấy thuốc từ ông về uống mà không khỏi bệnh và bị chết ngay sau đó. Người dân khi thấy chuyện chết chóc mang tính bí ẩn, lạ lùng lại đổ lỗi cho "ma độc". Nhiều người bắt đầu nghi ngờ, xa lánh, thậm chí có người còn thẳng thừng nói rằng, có thể trong quá trình bốc thuốc ông T nhầm với cây thuốc độc nào đó nên mới dẫn đến cái chết của người bệnh nhân ở xã Cao Thăng.
Vì vậy, tin đồn cùng những lời thêu dệt lại được nhiều người bàn cãi. Họ vừa sợ hãi vừa âm thầm theo dõi nhằm bắt quả tang, bóc mẽ chiêu trò của ông T giết người bằng thuốc độc. Và rồi, ngày định mệnh cũng đã xảy đến với ông T. Trong một buổi tối đi ăn cưới ở xã bên, một vị khách ngồi cùng mâm cỗ với ông T bỗng dưng bị đau bụng dữ dội. Lập tức, cả chủ nhà lẫn khách xúm quanh người đàn ông đang nằm ôm bụng. Mọi người liền nghi ngờ trong mâm nhất định đã có người bỏ độc. Một lúc, có người nhảy vào đám đông ồn ào và hét to: "Kẻ bỏ độc chính là ông T, giờ thì không chối cãi được nữa nhé". Lập tức, những con mắt đổ dồn vào ông T. Những người trong mâm rượu cũng đã chứng kiến người khách bị đau bụng đã uống với ông T mấy chén rượu nên đã lôi cổ ra khỏi nhà và đánh tới tấp.
Sau trận đòn "thừa sống thiếu chết", mãi đến sáng hôm sau, ông T mới bò lê lết về đến nhà. Lúc đó, từ làng trên bản dưới khắp nơi đều bàn tán ông T bị "quả báo". Nhiều người còn suy đoán, ông biết cây thuốc trị thương nên mới giữ được mạng sống. Không chịu được những ánh mắt nghi hoặc, khinh ghét, cũng chẳng thể thanh minh được nửa lời, ông T đã cùng gia đình quyết định rời khỏi vùng quê.
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Anh Ngân Bá Tạ cũng khẳng định: "Tôi hành nghề đã nhiều năm nay, nhưng chưa có trường hợp nào mắc bệnh lạ hay trúng độc. Nhiều chuyện thật bi hài đã xảy ra xoay quanh chuyện "ma độc". Vài trường hợp trong lúc nửa đêm đập cửa đùng đùng gọi tôi thức dậy và xông vào nhà với vẻ hoảng hốt nói rằng người nhà đã bị người khác hạ độc, mong đến nhà cứu chữa. Tuy nhiên, khi đến nhà thì "bệnh nhân" đã khỏi bệnh cười đùa nhảy nhót. Hỏi ra mới biết người này hay mắc chứng... tức bụng".
Nhiều khi do nghi ngờ mù quáng mà đã làm mất đi tình cảm thân thiết, sự gắn bó đoàn kết của những người dân trong các bản làng, dẫn đến những sự việc đáng tiếc như vừa kể trên. Tin rằng, trước sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và công tác tuyên truyền nhằm phục vụ cho cuộc sống nhân dân sẽ góp phần nhanh chóng đẩy lùi những hủ tục, mê tín dị đoan để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra, đặc biệt là đề phòng, cảnh giác kẻ xấu lợi dụng.
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
Những cái chết đau đớn ở bản nghèo do nghi 'ma chài' Thấy cậu con trai mới 2 tháng tuổi của mình bỗng dưng sốt cao, vợ chồng Tráng A Lử đã lập đàn, mời thầy cúng về cúng ma nhưng bệnh tình của con vẫn không thuyên giảm... Cúng ma Chài ở các dân tộc (ảnh minh họa) Thấy cậu con trai mới 2 tháng tuổi của mình bỗng dưng sốt cao, quấy khóc...