“Lộ sáng” loạt nữ lãnh đạo dùng bằng giả
Chỉ trong một thời gian ngắn, tại một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai đã liên tiếp phát hiện nhiều nữ cán bộ, lãnh đạo cố tình giấu nhẹm trình độ của mình để thăng quan tiến chức. Có người đã leo cao vào vị trí lãnh đạo trong Văn phòng Tỉnh ủy.
Không học hết cấp 3 vẫn làm lãnh đạo
Bản tường trình của bà Thảo.
Mới đây, sự việc bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật Trần Thị Ngọc Thảo, 44 tuổi, quê Lâm Đồng), đã mạo danh tên chị gái mình suốt 20 năm để thăng tiến trên con đường quan lộ khiến dư luận dậy sóng (Ái Sa là tên của chị gái bà Thảo).
Cụ thể, bà Thảo đã dùng bằng cấp III của bà Ái Sa để học trung cấp, liên thông lên đại học và hiện đang chuẩn bị được cấp bằng Thạc sỹ. Trước khi bị phát hiện mạo danh, bà Thảo đã nhanh chóng leo đến chức Trưởng phòng quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Trước thông tin này, dư luận không thể tin nổi rằng, tại sao sau hàng chục năm trời với nhiều lần phải thẩm định hồ sơ trong quá trình công tác, bà Ái Sa (giả) không bị cơ quan nào phát hiện. Mãi đến khi có đơn tố cáo, phía Tỉnh ủy Đắk Lắk mới kiểm tra, phát hiện sự thật động trời này.
Đang loay hoay xử lý vụ bà Ái Sa (giả), Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk tiếp tục chấn động khi nảy sinh trường hợp bà B.T.T (hiện là Phó phòng Hành chính) cũng chưa học hết cấp 3.
Khi sự việc bà Ái Sa (giả) cố tình che dấu sự thật hàng chục năm trời vẫn bị tố cáo ra ánh sáng, bà T. đã đã phải báo cáo với Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk về trường hợp của mình.
Video đang HOT
Cả 2 nhân vật nữ này đã “đồng hành” với nhiều đời lãnh đạo Văn phòng tỉnh ủy Đắk Lắk, thậm chí còn leo cao đến các vị trí lãnh đạo trong Văn phòng Tỉnh ủy khiến nhiều người mơ ước.
Cách chức nữ Chủ tịch xã và Hiệu trưởng mầm non dùng bằng giả
UBND xã Đắk Sin – nơi bà Hoàng Thị Quyên công tác.
Tại Đắk Nông, vào ngày 17/10, UBND huyện Đắk R’Lấp đã ra quyết định cách chức Chủ tịch xã Đắk Sin đối với bà Hoàng Thị Quyên vì sử dụng bằng cấp giả.
Trước đó, người dân đã làm đơn tố cáo bà Quyên sử dụng bằng cấp giả để đi học và công tác.
Kết quả xác minh cho thấy, bà Quyên đã dùng bằng tốt nghiệp THPT giả. Bà Quyên cũng đã bị Huyện ủy Đắk R’lấp tiến hành cách hết các chức vụ trong Đảng.
Tại Gia Lai, ngày 18/10, tiến sĩ Nguyễn Thái Bình – Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Gia Lai đã ký quyết định đề nghị thu hồi bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận Chính trị – Hành chính, hệ tại chức của bà Hoàng Thị Huê. Lý do bà Huê bị thu hồi bằng Trung cấp lý luận Chính trị – Hành chính vì đã sử dụng bằng THPT giả để học hành.
Trước đó, sau khi có thông tin bà Huê sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả, Ủy ban kiểm tra Huyện ủy K’bang đã tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với bà Huê.
Kết quả cho thấy bà Huê đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả để lập hồ sơ học và được cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận Chính trị – Hành chính. Hiện, bà Huê đã bị cách chức Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Lơ Ku.
Sông Cài
Theo infonet
Nữ trưởng phòng đánh tráo nhân thân: Lộ thêm nhiều điểm bất thường
Nhiều điểm bất thường trong hồ sơ tàng trữ liên quan đến nữ Trưởng phòng đánh tráo nhân thân tại Tỉnh ủy Đắk Lắk- bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) mà phóng viên Tiền Phong vừa phát hiện được, cho thấy cần có sự vào cuộc của cơ quan điều tra.
Trước sự băn khoăn của công chúng về vụ tiến thân hy hữu của người phụ nữ suốt 20 năm che giấu được thân phận với họ tên thật là Trần Thị Ngọc Thêm, phóng viên Tiền Phong tiếp tục đến các cơ quan chức trách để tìm hiểu vấn đề.
Tại UBND phường Tự An, và Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP Buôn Ma Thuột, phóng viên đã tìm thấy các thông tin bất thường từ hồ sơ lưu trữ.
Giấy chứng nhận kết hôn đăng ký ngày 20/9/2000
Hồ sơ tư pháp lưu tại UBND phường Tự An ghi Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông bà Lê Thanh Sơn-Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) được cấp ngày 20/9/2000. Còn theo bản khai khác cũng tại phường này, vào ngày 14/10/2002 ông Lê Thanh Sơn viết "Năm 1997 tôi kết hôn cùng Trần Thị Ngọc Ái Sa ...".
Công văn số 3106-CV/VPTU ký ngày 7/10/2019 do Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cung cấp cho báo chí để "phối hợp thông tin việc xử lý vi phạm đối với cán bộ, đảng viên", căn cứ vào kết quả xác minh trên địa bàn tỉnh, lời tự khai và bản tường trình viết ngày 12/9 của bà Sa (giả), thì "từ năm 1997 đến năm 1999", bà Sa (giả) đã lấy chồng, sinh sống với gia đình nhà chồng tại đường Thăng Long, thành phố Buôn Ma Thuột ..."
Thế nhưng trong tàng thư lưu tại Đội Quản lý hành chính Công an TP Buôn Ma Thuột, trong một Bản khai nhân khẩu, Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) lại khai: 1989-1998 ở Đà Lạt; 1998-2001 ở xã Ea Na huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk làm nội trợ; từ 2001-nay ở nhà số 47 Thăng Long- BMT làm kế toán.
"Giấy chứng nhận chuyển đi" số 519 vào ngày 6/2/2002 ghi tên Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả), được "giải quyết nhập theo chồng" từ xã Ea Na huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) về phường Tự An- TP Buôn Ma Thuột, chuyển một mình, không kèm ai, với chữ ký con dấu của đầy đủ cơ quan Công an các cấp xã, huyện, tỉnh. Kèm theo đó, là Giấy bảo đảm đăng ký hộ khẩu do ông Lê Văn Kh chủ hộ, bố chồng bà Sa (giả), ký ngày 29/8/2002 đồng ý cho con dâu và cháu nội được nhập tịch vào sổ hộ khẩu gia đình.
Trong sổ hộ tịch của phường, trang ghi thông tin về giấy đăng ký kết hôn cấp ngày 20/9/2000 cho Lê Thanh Sơn và Trần Thị Ngọc Ái Sa, thì địa chỉ bà Sa khi kết hôn là 120/14 phường Lộc Sơn tỉnh Lâm Đồng. Còn trong "Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu" có đóng dấu ký tên xác nhận của Trưởng Công an xã Ea Na, thì vào ngày 22/1/2002 bà Sa mới cắt khẩu từ xã này chuyển về nhà số ... đường Thăng Long- phường Tự An với lý do "Lấy chồng".
Những khai báo bất thường này liên quan thế nào tới "quy trình" đánh tráo nhân thân của Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả), người đã giấu kín họ tên thật là Trần Thị Ngọc Thêm suốt 20 năm để thăng tiến và được đặt vào vị trí lãnh đạo một phòng trong Tỉnh ủy Đắk Lắk? Vấn đề này cần được cơ quan điều tra vào cuộc để xác minh cho rõ.
Theo HOÀNG THIÊN NGA (Tiền phong)
Vì sao nữ trưởng phòng Tỉnh uỷ mượn bằng tiến thân khai tên là Ngọc Thảo? Ngoài việc tiết lộ nữ trưởng phòng Hành chính - Quản trị có tên thật là Ngọc Thêm, đại diện Tỉnh ủy Đắk Lắk còn lý giải nguồn gốc cái tên Ngọc Thảo. Việc bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, Trưởng phòng Hành chính - Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk được phát hiện có tên thật là Trần Thị Ngọc...