Lộ rõ ý đồ của TQ khi đưa dàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam
Trung Quốc mới đây đã trái phép đưa giàn khoan vào thềm lục địa của Việt Nam. Giàn khoan này được hộ tống bởi khoảng 80 tàu, vốn đã đâm và phun vòi rồng vào các tàu của Việt Nam, khiến căng thẳng trong khu vực lên mức cao nhất trong nhiều năm qua.
Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc.
Hãng thông tấn AP đã có bài viết vạch mặt các ý đồ của Trung Quốc khi đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam. Dưới đây là nội dung bài viết này.
1. Tại sao Trung Quốc làm vậy?
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông và đã bắt đầu hành động về các kế hoạch nhằm khoan thăm dò dầu mỏ và khí đốt bên dưới các vùng biển này. Các động thái này của Bắc Kinh có thể là một phép thử đối với khả năng và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, cũng như khẳng định của Washington về tự do hàng hải tại khu vực vốn được xem là “vùng biển nóng” của thế giới.
2. Giàn khoan đặt ở đâu?
Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan tại vùng biển cách bờ biển Việt Nam chỉ khoảng 120 hải lý. Việt Nam khẳng định rằng vùng biển này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của mình. Còn lập luận của Trung Quốc dựa trên tuyên bố đơn phương về chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông.
Video đang HOT
3. Các lý lẽ pháp lý là gì?
Động thái của Trung Quốc đi ngược với tình thần của các công ước Liên hợp quốc và các thỏa thuận mà Bắc Kinh đã ký kết với các quốc gia Đông Nam Á, vốn kêu gọi các nước không đơn phương tiến hành các hành động làm leo thang tranh chấp hoặc làm tổn hại tới một nghị quyết đối với các tuyên bố chủ quyền tranh chấp. Bắc Kinh đã phớt lờ các cam kết trong quá khứ, đồng thời bác bỏ các kêu gọi về trung gian hòa giải.
4. Tại sao diễn ra vào thời điểm này?
Trung Quốc bao biện rằng giàn khoan là bước đi thông thường và hợp lô-gích của một chương trình thăm dò dầu mỏ được lên kế hoạch từ lâu. Tuy nhiên, việc triển khai giàn khoan diễn ra ngay sau chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong đó ông chỉ trích các động thái của Trung Quốc đối với các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông. Bên cạnh kế hoạch của Mỹ nhằm tăng cường sự hiện diện tại châu Á, các bình luận của ông Obama đã khiến Bắc Kinh hoàn toàn không hài lòng.
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan cũng diễn ra ngay trước hội nghị thượng đỉnh vào cuối tuần này của ASEAN, cũng bao gồm Việt Nam và Philippines, vốn có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó, Bắc Kinh thường xuyên bị cáo buộc can thiệp vào ASEAN, chủ yếu là để thực hiện chiến lược ngăn cản khối này đi đến một mặt trận thống nhất nhằm chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
5. Mục tiêu cốt lõi của Trung Quốc là gì?
Mục tiêu cốt lõi của Trung Quốc là để hất Mỹ khỏi vị thế cường quốc quân sự chiếm ưu thế trong khu vực và lôi kéo các láng giềng vào quỹ đạo kinh tế và văn hóa của Bắc Kinh. Các biện pháp bằng vũ lực nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông giúp Trung Quốc xây dựng tầm ảnh hưởng và ít có khả năng Bắc Kinh chịu lùi bước trước những khiếu nại và không nhượng bộ trong các vấn đề lãnh thổ.
6. Việt Nam phải làm gì?
Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để chống lại Trung Quốc với tư cách là một kẻ xâm lược – các cáo buộc vốn nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trong khu vực và cả Mỹ. Giống Philippines, Việt Nam có thể theo đuổi một thách thức pháp lý chống lại các tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc để giúp buộc Bắc Kinh phải rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa Việt Nam.
An Bình
Theo Dantri
Nghi vấn 2 ca nô bỏ mặc tàu chìm ở Cần Giờ
Nhiều người trên 2 chiếc canô đi phía sau tàu HP 29 cho biết họ có nhìn thấy con tàu này gặp nạn nhưng do thời tiết xấu nên không thể tiếp cận để cứu hộ.
Là một trong số những người sống sót sau 6 giờ vật lộn trên biển, anh Nguyễn Văn Cương cho biết, ngoài chiếc tàu H29 chở anh và đồng nghiệp, khi xuất bến ở Tiền Giang còn có 2 chiếc khác chở nhân viên về Vũng Tàu.
Khoảng 19h, khi tàu của anh Cương đến vùng biển Cồn Ngựa (xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP HCM) đã bị một cơn sóng to đánh lật úp. Ngoài một phụ nữ bị kẹt trong khoang tàu, 29 người khác rơi xuống biển nhưng sau đó bơi ngược lại bám quanh xác con tàu. Cách đó khoảng 500 m có hai tàu khác đi ngang qua mà theo anh Cương có thể là những tàu đi cùng đoàn đi phía sau. "Mọi người kêu cứu rất to, thấy có dấu hiệu các tàu này dừng lại, mọi người rất mừng. Nhưng sau đó không hiểu sao họ đi tiếp về phía Vũng Tàu mà bỏ mặc chúng tôi", anh Cương nói.
Chiếc tàu 29H được tìm thấy tại vùng biển Cần Giờ. Ảnh: Duy Công.
Tường trình với cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Hà Ngọc Phước, Giám đốc Nhà máy sản xuất ống thép dầu khí - PV PIPE cho biết ông có mặt trên một trong ba chiếc canô chở người đi dự đám cưới và có nhận được tin ca nô bị nạn. Theo ông Phước,khoảng 17h40 ngày 2/8, H29 xuất phát trước, hai canô còn lại đi sau khoảng một tiếng. Trên đường đi, đến khoảng 20h10, ông Phước có nhận một cuộc điện thoại từ số máy của anh Cương nhưng không nghe rõ, ông Phước liên lạc lại thì nhận được tin tàu bị nạn.
Ngay sau khi biết tin tai nạn, ông Phước đã báo tin cho những người có trách nhiệm của Công ty cổ phần công nghệ Việt - Séc, đồng thời liên lạc với ông Đinh Văn Quyết và ông Sơn (đều thuộc Công ty cổ phần bến tàu du lịch Vũng Tàu Marina) báo tin tai nạn để họ gọi cứu hộ. Hai người này xác nhận với ông Phước tàu cứu hộ đã rời Vũng Tàu và ông Sơn đi cùng tàu. Đến 21h34, ông Phước lại nhận được tin nhắn của anh Cương với nội dung "có chiếc ca nô thấy tụi em mà nó không ghé". Ông Phước có nhắn lại "tụi em thử coi đúng không", "tàu anh đi đang gặp nguy, tài công nói quay lại là sẽ bị chìm luôn, trấn an anh em bình tĩnh, tàu cứu hộ đang ra". Sau đó, anh Cương nhắn trả lời "OK".
Ngoài ra, tường trình của vị giám đốc này cũng cho nêu, "ngay khi biết được ca nô bị nạn lúc hơn 20h và nhận tin nhắn trên, ông Phước có yêu cầu lái tàu của mình quay đầu lại để cứu người nhưng người này không đồng ý". Sau đó, ca nô của ông Phước về đến Khu công nghiệp Đông Xuyên vào lúc hơn 23h cùng ngày.
Trên chiếc ca nô của ông Phước còn có ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc công ty Cổ phần Việt Sec - đơn vị đóng và bảo trì các con tàu trên.
Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress, ông Đảo cho rằng "không nhìn thấy tàu bị nạn". Vị giám đốc này cho hay, buổi tối 2/8, ông chỉ "tình cờ đi kiểm tra tàu và nghe được thông báo tàu bị nạn từ ông Phước". Lúc xảy ra vụ việc thời tiết trên biển rất xấu. "Mưa gió bão bùng, trời tối om, trong lòng tôi cảm thấy rất lo lắng và bất an khi các tàu đi trong thời tiết thế này. Một lúc sau, tôi nhận được tin báo là con tàu rời Tiền Giang đầu tiên đã gặp nạn", ông Đảo nói.
Ông Đảo ngồi trên con tàu thứ 3 và cũng là con tàu đi cuối cùng nên "khi nhận được thông tin đã lập tức báo cho lãnh đạo biên phòng cấp cứu khẩn cấp". Ông này cũng cho rằng đã tiếp tục báo vào bờ, nhờ mọi người liên hệ với Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, đồng thời báo một số bạn bè thuê tàu, chuẩn bị phao bơi để ứng cứu.
"Vì là con tàu đi cuối cùng nên tôi đề nghị tất cả mọi người ở 2 con tàu đi sau chú ý tìm kiếm xung quanh xem có thấy tàu bị nạn không để ứng cứu, song không thấy. Đến 22h30 tàu của chúng tôi cập bến", ông Đảo nói và cho biết người lái con tàu bị nạn là một thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm. "Có đầy đủ bằng cấp, nhưng có thể do thời tiết quá xấu nên đã không làm chủ được tình huống và có thể lạc đường", ông Đảo thông tin.
Người cầm lái con tàu đi thứ hai- anh Lê Văn Hiếu cho biết, nhận được tin nhắn báo tàu H29 gặp nạn từ ông Đảo nên đã chạy vài vòng tìm kiếm ca nô bị nạn và bảo mọi người cùng quan sát xung quanh. "Một lúc sau thì tôi thấy ca nô H29 nhưng do sóng to gió lớn, trời mưa và tối nên tôi không nhìn rõ ca nô này bị chìm hay chưa. Tôi đã cố tiếp cận nhưng không được. Do lúc này sóng gió lớn, rất nguy hiểm nên tôi phải vượt để cứu nguy cho tàu và mọi người... Khi vào tới bờ, tôi nghe nói mọi người đã gọi được cứu hộ nên yên tâm", anh Hiếu trả lời báo Thanh Niên.
Cảng vụ TP HCM, đơn vị trực tiếp điều vụ tai nạn này cho biết sẽ điều tra, triệu tập những người có liên quan để làm rõ.
Theo VNE
Tạt axit: Không thể khởi tố tội giết người? Luật sư cho biết, mặc dù vụ tạt axit gây hậu quả thương tâm nhưng không thể khởi tố đối tượng Hải về tội giết người vì axit là thứ nguy hiểm nhưng chỉ gây bỏng chứ không gây chết người. Cháu Quỳnh Trang bị bỏng tới 44%, tính mạng bị đe dọa (ảnh: khampha.vn). Vụ tạt axít vào giữa mâm cơm xảy...