Lộ rõ tham vọng
Việc làm sai trái của Trung Quốc in hình “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu điện tử cấp cho công dân nước này đang làm dấy lên sự phản ứng trên khắp toàn cầu. Tiểu xảo lem nhem này không xứng với vị thế của một nước lớn, có trách nhiệm và muốn được tôn trọng.
Trung Quốc thường xuyên diễu võ dương oai trên Biển Đông
Không khó khăn để có thể nhận thấy mục đích của hành động mà báo chí thế giới mô tả là tiểu xảo khi Trung Quốc đưa “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu điện tử. Đơn giản là khi cơ quan xuất nhập cảnh của nước ngoài đóng dấu thông quan vào quyển hộ chiếu của công dân Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ coi đó là sự thừa nhận với đòi hỏi chủ quyền lãnh hải của mình liên quan đến “đường lưỡi bò”. Nó cũng dễ gây hiểu lầm với nhiều người rằng vùng Biển Đông rộng lớn nằm trong “đường lưỡi bò” là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Video đang HOT
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tìm cách quốc tế hóa yêu sách “đường lưỡi bò”. Năm 2008, khi là nước chủ nhà Olympics và Paralympics, Trung Quốc cũng đã vẽ bản đồ có “đường lưỡi bò” lên trang web chính thức của đại hội. Chỉ sau khi gặp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc mới buộc phải gỡ bản đồ sai trái này. Các nhà khoa học của Trung Quốc cũng đã tận dụng việc xuất bản các bài viết của họ trên các tờ báo và tạp chí quốc tế để quảng bá cho “đường lưỡi bò”.
Chính vì thế, việc Trung Quốc in hình “đường lưỡi bò” và một số vùng lãnh thổ tranh chấp lên hộ chiếu điện tử được báo chí thế giới mô tả là bước đi trong chiến lược của nước này buộc các quốc gia trên thế giới và trong khu vực phải thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc với các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Hành động đó đương nhiên vấp phải những phản ứng giận dữ từ cộng đồng quốc tế và khu vực.
Trung Quốc lẽ ra hoàn toàn có thể đàng hoàng có gương mặt nước lớn nếu hành xử có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Tiếc thay, những nội dung sai trái được phổ biến rộng rãi qua tấm hộ chiếu điện tử của đất nước này cấp cho công dân của họ, và nhiều việc làm trước đó đã không chỉ làm xấu đi hình ảnh Trung Quốc, mà còn làm thế giới cảnh giác, nhìn rõ thấy chân tướng những lời nói hoa mỹ về “hòa bình, thân thiện, cùng thắng”. Hóa ra những lời hoa mỹ của họ chỉ là sự ảo thuật tung hứng ngôn từ, nhưng không thể che được tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Chỉ với một bức hình sai trái trên tấm hộ chiếu của quốc gia này không thể ngang nhiên và ngược ngạo đổi trắng, thay đen chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia khác. Cho nên, chân tướng của những lời hoa mỹ càng lộ ra khi Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trấn an rằng: “Sổ hộ chiếu có hình bản đồ do Trung Quốc phác thảo không nhắm mục tiêu đến một quốc gia nào cụ thể”. Nhưng ai cũng hiểu, “đường lưỡi bò” thè lè hiện diện ở hàng loạt hộ chiếu điện tử Trung Quốc hàm chứa tham vọng quá lộ liễu độc chiếm Biển Đông qua phác thảo bản đồ bừa bãi không kinh độ, vĩ độ nào cụ thể.
Tuy nhiên, không phải mọi người Trung Quốc đều nghĩ và đồng tình với cách làm của nhà đương cục Trung Quốc. Ngay ở Trung Quốc, cũng có nhiều tiếng nói bất bình trước cách hành xử làm xấu mặt một cường quốc và đòi hỏi Trung Quốc cần hành xử có trách nhiệm hơn, tôn trọng luật pháp quốc tế hơn. Bởi vậy, việc Trung Quốc hủy bỏ ngay những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên, là cần thiết. Hủy bỏ ngay những gì sai trái để lấy lại danh dự và thể hiện trách nhiệm nước lớn trước cộng đồng quốc tế.
Theo ANTD
Ông Obama "hạ gục" ông Romney bằng chính sách đối ngoại
Trong cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ tối 22.10 (giờ Mỹ), ông Barack Obama một lần nữa lại giành phần thắng trước ông Mitt Romney.
Hai ứng của viên tổng thống Mỹ tranh luận trên truyền hình.
Ông Barack Obama áp đảo đối thủ của mình bằng việc cảnh báo chính sách đối ngoại của ông Mitt Romney là "khinh suất và sai lầm", đe dọa nền an ninh cũng như sự thịnh vượng của nước Mỹ trong tương lai.
"Sai lầm và thiếu kinh nghiệm"
Tổng thống Obama mô tả các chính sách đối ngoại của cựu Thống đốc bang Massachussets "đi chệch khỏi các vấn đề chính" và thiếu kinh nghiệm trong các vấn đề an ninh quốc gia. "Tôi biết ngài chưa bao giờ đảm nhiệm vị trí chính thức để thực sự điều hành chính sách đối ngoại. Song mỗi lần ngài đề xuất ý kiến trên một loạt các vấn đề, cho dù đó là Trung Đông, Afghanistan hay Iraq và giờ đây là Iran, ngài đều sai lầm" - ông Obama công kích.
Tổng thống cũng chế nhạo đối thủ, vì ông này phàn nàn rằng Hải quân Mỹ có ít tàu chiến hơn so với năm 1916: "Chúng ta cũng có ít ngựa và lưỡi lê hơn, bởi bản chất quân đội của chúng ta đã thay đổi. Chúng ta đã có được những thứ gọi là tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân. Vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là khả năng của chúng ta là gì" - ông Obama nói. Ứng viên Đảng Dân chủ cũng mỉa mai đối thủ của mình về chuyện hồi đầu năm ông Romney coi Nga là đối thủ địa chính trị số một của Mỹ. "Chiến tranh lạnh đã đi qua 20 năm, song ngài dường như muốn nhập khẩu chính sách đối ngoại của những năm 1980".
Khi nói về mối đe dọa lớn nhất mà nước Mỹ đang đối mặt, ông Obama cho rằng đó là mạng lưới khủng bố, còn ông Romney cho đó là chương trình hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, sau đó cả hai lập tức chuyển sang chủ đề Trung Quốc. Obama xem Trung Quốc là nước cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, song ông Romney thẳng thừng hơn, nói Trung Quốc thao túng đồng tiền và đe dọa sẽ trả đũa.
"Làn sóng hỗn loạn Trung Đông"
Về chính sách đối ngoại, ông Romney không chỉ trích việc Tổng thống Obama xử lý vụ Đại sứ Mỹ thiệt mạng tại Libya - chủ đề đã được nói tới tại buổi tranh luận trước. Thay vào đó, ông Romney cho rằng tình hình ở Trung Đông đang hỗn loạn và nói chiến dịch tiêu diệt trùm mạng lưới khủng bố al-Qaeda của Obama không đủ để đem lại sự ổn định cho khu vực. "Chúng ta không thể làm hỏng con đường của mình trong mớ hỗn độn đó" - Romney nói.
Ngoài ra, ứng viên Đảng Cộng hòa cũng thúc giục ông Obama có hành động mạnh mẽ hơn để chấm dứt bạo lực ở Syria và đòi hỏi siết chặt biện pháp trừng phạt với Iran. Nói về Israel, ông Romney "tố" Obama châm ngòi cho căng thẳng giữa Mỹ và quốc gia đồng minh Do Thái này. Ông mô tả chuyến thăm Trung Đông của Obama là "chuyến công du xin lỗi", làm cho kẻ thù thấy được "điểm yếu" của Mỹ. Đáp lại, ông Obama gọi cáo buộc trên là "lời nói dối trơ trẽn nhất".
Ông Romney cũng chỉ trích ông Obama khi tổng thống từ chối cung cấp vũ trang cho phe nổi dậy chống Tổng thống Syria al-Assad. "Chúng ta cần phải giữ vai trò lãnh đạo ở đó" - ông Romney nói.
Sau buổi tranh luận, một cuộc thăm dò nhanh của CBS News cho thấy 53% tin rằng ông Obama thắng, 23% nói rằng ông Romney ưu thế hơn và 24% cho biết hai người hòa. Điều tra của kênh CNN đưa ra con số khác biệt, với 48% ủng hộ Obama và 40% ủng hộ Romney. Tuy nhiên, kết quả của cuộc tranh luận này sẽ còn phải chờ mới biết liệu nó có tạo nên sức bật cho cả hai ứng viên trong những tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử hay không.
Theo laodong
Thủ tướng Phần Lan bị tấn công hụt Thủ tướng Phần Lan Jyrki Tapani Katainen đã may mắn không bị thương sau khi bị một người đàn ông cầm dao đe dọa hôm 22-10. Vụ tấn công xảy ra khi ông Jyrki đang đi vận động tranh cử ở thành phố Turku, tây nam Phần Lan. Theo ông Kari Mokko, phát ngôn viên của Thủ tướng, người đàn ông trên đang...