Lộ rõ âm mưu khống chế và độc chiếm Biển Đông
Hơn 20 năm sau khi chiếm đóng trái phép Gạc Ma của Việt Nam, Trung Quốc đang cải tạo biến rạn san hô ngầm trở thành đảo nhân tạo quy mô với sân bay, quân cảng. TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ cho rằng Trung Quốc muốn tạo dựng một chỗ đứng để thực hiện âm mưu khống chế và độc chiếm Biển Đông, làm chỗ dựa cho các hoạt động khai thác tài nguyên và kiểm soát tuyến hàng hải quốc tế từ eo biển Malaca qua Biển Đông; có nguy cơ gây ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại hàng hải quốc tế ở khu vực này.
- Trung Quốc đang gấp rút tiến hành xây dựng sân bay, quân cảng trái phép tại bãi đá Gạc Ma. Theo ông việc này nguy hiểm như thế nào và tại sao Trung Quốc lựa chọn Gạc Ma?
- Gạc Ma thuộc nhóm bãi cạn nằm ở Tây Bắc của Trường Sa, ảnh hưởng lớn tới hoạt động quân sự, an ninh, quốc phòng và kinh tế của Việt Nam. Bãi đá này nằm gần bờ biển miền Trung của Việt Nam, nơi chúng ta có rất nhiều căn cứ và cơ sở kinh tế, quốc phòng, an ninh. Nó cũng nằm trên con đường từ đất liền của Việt Nam ra Trường Sa, nơi chúng ta liên tục có các chuyến đi ra quần đảo này để tiếp tế lương thực và các hàng hóa khác cho dân cư và lực lượng bảo vệ ở Trường Sa. Đó là tuyến đường huyết mạch nối với đất liền.
Gạc Ma cũng nằm gần khu vực chúng ta đang thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa. Trên quy mô khu vực, Gạc Ma cũng rất có ý nghĩa về mặt địa chiến lược. Trung Quốc muốn tạo dựng một chỗ đứng để thực hiện âm mưu khống chế và độc chiếm Biển Đông, làm chỗ dựa cho các hoạt động khai thác tài nguyên và kiểm soát tuyến hàng hải quốc tế từ eo biển Malaca qua Biển Đông. Điều này có nguy cơ gây ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại hàng hải quốc tế ở khu vực này. Hơn thế nữa, nếu Trung Quốc xây dựng được ở Gạc Ma thì họ cũng có thể làm điều đó với các bãi cạn khác như Vành Khăn, Cỏ Mây hay các bãi khác gần đất liền của Philippines, Malaysia, Brunei…
- Việc Trung Quốc xây dựng đường băng ở đảo Gạc Ma cũng là bước đi để thực hiện ý đồ xây dựng vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)?
- Mọi người đều biết, những hoạt động của Trung Quốc là hoàn toàn trái với Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS). Bởi vì, Công ước quy định các nước không thể đòi chủ quyền các bãi đá ngầm và “bãi đá không duy trì sự định cư của con người hay không có đời sống kinh tế sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa”. Việc Trung Quốc cải tạo đất để xây đảo nổi ở Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam rõ ràng để đưa công dân Trung Quốc tới đây định cư; khi có các hoạt động kinh tế, Trung Quốc sẽ viện “thực tế mới” này để khẳng định chủ quyền bất hợp pháp và quản lý khu vực “đặc quyền kinh tế” 200 hải lý tính từ đảo nổi mới dựng ra và qua đó, Trung Quốc sẽ có thêm cơ sở để hiện thực hóa bản đồ “đường lưỡi bò” vô lý, hoàn toàn trái ngược với luật pháp quốc tế… và đương nhiên, tiếp theo những hoạt động này là gì, chắc chắn mọi người đều đã quá rõ: Khu nhận diện phòng không (ADIZ) cũng là việc sẽ làm vì họ muốn không chế cả vùng trời trên Biển Đông…
Về địa chiến lược, quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, một khi xây được căn cứ quân sự ở Gạc Ma, Chữ Thập và đưa radar ra khu vực này thì bán kính tác chiến của quân đội Trung Quốc ở khu vực Biển Đông sẽ khoảng 700, 800 km nên hình thành mối uy hiếp chiến lược về mặt quân sự đối với các nước xung quanh Biển Đông. Nói theo thuật ngữ cờ vây, Trung Quốc vừa chiếm được đất vừa chiếm được thế.
Từ những diễn biến đó khiến dư luận lại một lần nữa được chứng kiến sự khác biệt giữa mưu đồ của Trung Quốc khi họ đã và đang triển khai thực hiện những “dự án chiến tranh” phi pháp nói trên so với những tuyên bố, hứa hẹn, thậm chí cả việc tha thiết kêu gọi các nước trong khu vực cần phải tôn trọng “sự thật lịch sử”, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng thương thảo đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan, tôn trọng nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông của Trung Quốc và Asean… mà Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa mới tung hô trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Julia Bishop khi công du tới Úc hôm 7-9 (Theo Thời báo Hoàn Cầu ngày 8-9 đưa tin). Che giấu những hành động phi pháp trên thực tế để dễ bề đánh lùa dư luận, đó mới chính là điều nguy hiểm nhất mà chúng ta cần cảnh giác ứng phó.
Video đang HOT
- Có thể nói việc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma (thuộc Việt Nam) của Trung Quốc là bước đi đầy thô bạo nhằm hiện thực hóa ý đồ độc chiếm Biển Đông mà Trung Quốc đang thèm khát?
Hoạt động xâm phạm của Trung Quốc ở khu vực Gạc Ma không phải là mới mà đã được Trung Quốc tổ chức triển khai ngay sau khi họ dùng vũ lực để xâm chiếm 6 thực thể ở Tây Bắc quần đảo Trường Sa năm 1988. Tại thời điểm này, Việt Nam đã cực lực phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc và tiếp sau đó, đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc Trung Quốc xây dựng các công trình quân sự ngay trên một bộ phận lãnh thổ Việt Nam trong quần đảo Trường Sa. Nhắc đến thời điểm lịch sử này, người Việt Nam chúng ta mãi khắc sâu lời thề với đất nước, với tổ tiên, đồng bào, đồng chí đã hy sinh xương máu để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng này: “…Hôm nay kỷ niệm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo chính của quần đảo Trường Sa, có mặt đông đủ đại diện các Tổng cục, các Quân chủng, đại diện tỉnh Phú Khánh, chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn các cán bộ chiến sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau “quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta” (Phát biểu của Đại tướng Lê Đức Anh, Ủy viên BCT, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhân lễ kỷ niệm 33 năm Ngày truyền thông Hải quân VN (17-5-1955/17-5-1988, tại đảo Trường Sa lớn).
- Chân thành cảm ơn ông!
Huyền Khánh (Thực hiện)
Theo ANTD
Điều thêm giàn khoan Nam Hải số 9: TQ mưu tính ý đồ gì?
Tiến sĩ Trần Công Trục nhận định đây là bước đi nguy hiểm. Việt Nam cần chủ động có các phương án ứng phó và cần nhanh chóng có biện pháp đấu tranh pháp lý.
Trong lúc tình hình Biển Đông đang diễn biến căng thẳng do Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc lại tiếp tục có hành động có thể khiến căng thẳng leo thang với việc điều thêm giàn khoan xuống hoạt động ở khu vực Biển Đông.
Giàn khoan"Nam Hải số 9" của Trung Quốc. Ảnh: Shipspotting
Giàn khoan thứ hai này có tên "Nam Hải số 9" nặng hơn 21.000 tấn, chiều dài 600m, tốc độ di chuyển khoảng 4 hải lý/giờ. Hiện g iàn khoan "Nam Hải số 9"đang di chuyển tới vị trí có tọa độ 1714.1 vĩ độ Bắc, 10931 vĩ độ Đông trên Biển Đông.
Giàn khoan thứ 2 đặt cửa vịnh Bắc Bộ: Thủ thuật thủ đoạn của TQ!
Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Công Trục - Nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ, về những động thái mới này.
PV: Trong khi dư luận quốc tế và Việt Nam mạnh mẽ lên án việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 thì Trung Quốc lại tiếp tục điều thêm giàn khoan thứ hai. Ông có nhận định gì về ý đồ của Trung Quốc qua động thái này?
TS Trần Công Trục
TS Trần Công Trục: Tôi không bất ngờ về những động thái mà Trung Quốc tiến hành trong thời gian vừa rồi. Trung Quốc đã tính toán mọi điều kiện quốc tế, khu vực và sự phản ứng của các nước để họ thực hiện ý đồ của mình. Sự việc này nhằm nhiều mục đích khác nhau, nhưng một trong những mục đích quan trọng lần này là nhằm vào vấn đề kinh tế, khai thác tài nguyên ở khu vực trong phạm vi mà họ yêu sách. Trước hết họ làm trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và vùng biển gần đó.
Rõ ràng chúng ta biết giàn khoan Hải Dương 981 mà họ đang làm, đang tồn tại với rất nhiều di chuyển, nhiều động thái và đặc biệt là với một lực lượng rất lớn để hộ tống với một quyết tâm rất lớn, tiêu tốn một ngày hàng trăm triệu đô la Mỹ. Trong tình hình Việt Nam và quốc tế có những phản ứng mạnh mẽ mà họ vẫn không dừng lại, tiếp tục đặt một giàn khoan tương tự ở phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa. Theo thông tin ban đầu tôi cũng đối chiếu và so sánh thì khu vực này nằm ở phạm vi cửa Vịnh Bắc Bộ mà hai bên còn đang đàm phán để phân định ranh giới.
Họ đang tính toán để thực hiện việc thăm dò nghiên cứu định ra việc khai thác nguồn tài nguyên trong phạm vi này. Đây là nơi ẩn chứa nhiều nguồn tài nguyên mà người ta cho rằng ai có thể khai thác, đánh giá được nguồn tài nguyên này thì có thể làm chủ được nguồn tài nguyên của tương lai nhân loại. Vì đây là nơi ẩn chứa nhiều băng cháy (loại năng lượng tương lai mạnh hơn và có thể thay thế dầu mỏ - PV) mà giàn khoan khổng lồ này khoan sâu đến 3000 mét đang nhằm vào nguồn tài nguyên mà loài người đang hướng đến.
PV: Ông nhận định mức độ nghiêm trọng của sự việc này thế nào?
TS Trần Công Trục: Đây là bước nữa khiến chúng ta khẳng định được rằng một trong những mục tiêu quan trọng mà Trung Quốc nhằm vào chính là nguồn tài nguyên chứa đựng trong thềm lục địa này.
Họ sẽ tính toán rất tinh vi để thực hiện bằng được và tính các vị trí để đặt giàn khoan về mặt chuyên môn có thể khai thác được và về mặt pháp lý có thể né tránh những phản ứng của dư luận và thậm chí cài những bẫy pháp lý mà nếu chúng ta không nghiên cứu cẩn thận thì chúng ta sẽ sa vào để mà gián tiếp hoặc trực tiếp thừa nhận yêu sách vô lý của họ đối với vị trí vai trò của quần đảo Hoàng Sa của chúng ta trong việc mở rộng phạm vi của vụ việc. Đấy là điều tôi xin lưu ý.
Rõ ràng đây là một bước đi cực kỳ nghiêm trọng. Tức là họ có nhiều hoạt động gây quan ngại từ phía Nam rồi chuyển lên phía Bắc. Đây là điều mà chúng ta cần phải có những suy nghĩ và có các phương án cụ thể. Chúng ta cần mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc đấu tranh này.
PV: Trong bối cảnh như vậy, chúng ta nên có những bước đi như thế nào? Việc kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế sẽ đóng vai trò ra sao, thưa ông?
TS Trần Công Trục: Về đấu tranh dư luận, vừa rồi chúng tôi có đánh giá qua sự việc họ đặt giàn khoan Hải Dương 981 thì phản ứng của dư luận về mặt ngoại giao, chúng ta làm khá kịp thời, đúng mức độ cần thiết và rất rõ ràng. Chúng ta đã có những lập trường rõ ràng, thế giới cũng nhận ra điều đó và ủng hộ chúng ta nhiều hơn. Tuy nhiên, phải đẩy mạnh hơn nữa, kịp thời hơn nữa, chủ động hơn nữa. Chứ nếu chúng ta cứ chạy theo sự kiện thì khó có thể phản ứng nhanh.Về đấu tranh dư luận thì phải rộng rãi và chuẩn xác hơn nữa về mặt truyền thông.
Về mặt pháp lý đã đến lúc chúng ta phải nhanh chóng xúc tiến việc kiện Trung Quốc, không nên chần chừ nữa. Bởi vì chúng ta biết rằng không còn là việc Trung Quốc có tính chất thăm dò hay phản ứng gì nữa mà họ làm thực sự rồi. Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế, vi phạm đến chủ quyền lãnh thổ như Gạc Ma là sự vi phạm rất nghiêm trọng. Vì thế chúng ta phải dùng biện pháp đấu tranh pháp lý.
Trên thực địa thì chúng ta tiếp tục đầu tư hơn nữa, động viên các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tiếp tục công việc kiên trì vận động và đảm bảo an toàn cho ngư dân.
Chúng ta cũng phải tính đến những phương án cụ thể về mặt pháp lý như đơn phương kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Có rất nhiều nội dung ta có thể kiện được. Theo tôi kiện để các cơ quan tài phán thụ lý cho mình, có trách nhiệm để xem xét thì chỉ có 2 nội dung ta có thể kiện được. Nội dung thứ nhất là kiện giải thích áp dụng sai Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 trong việc xác định đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa mà họ lấy làm cơ sở yêu sách cho đường lưỡi bò. Đó cũng là kinh nghiệm mà Philippin đã làm. Khả năng kiện thứ hai, chúng ta kiện Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa vì hiện nay họ đang làm mọi chuyện để biến đảo chìm thành đảo nổi với các công trình như sân bay và các hệ thống như căn cứ quân sự gây quan ngại đến an ninh khu vực. Hai cái đó tôi nghĩ chúng ta đơn phương kiện và các cơ quan tài phán và các tổ chức quốc tế có trách nhiệm trong việc thụ lý này.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo VOV Online
Hơn 200 người diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên sông Sáng 15/9, Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên tuyến luồng Sài Gòn - Vũng Tàu, tại cảng Bến Nghé Phú Hữu (quận 9, TPHCM), với sự tham gia của hơn 200 cán bộ, chiến sĩ. Buổi diễn tập với sự tham gia của hơn 200...