Lò phản ứng hạt nhân mới của Mỹ cần loại nhiên liệu chỉ Nga mới có
Ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ đang gặp vấn đề khi các lò phản ứng năng lượng nguyên tử mới cần loại nhiên liệu uranium chỉ Moskva mới có thể cung cấp.
Phối cảnh dự án Nhà máy Lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ NuScale, Mỹ. Nguồn: Đại học bang Oregon
Đài RT dẫn nguồn tin Reuters cho biết, các công ty Mỹ có thể thất bại trong việc khởi động các nhà máy điện hạt nhân thế hệ tiếp theo với Lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) mới nếu không có nguồn cung cấp uranium của Nga.
Theo các nhà phát triển, các lò phản ứng tiên tiến nói trên hiệu quả hơn gấp 3 lần so với các phiên bản thông thường, chúng tiêu thụ ít nhiên liệu hơn và rất quan trọng đối với chương trình quốc gia của Mỹ về đáp ứng mức phát thải ròng khí nhà kính bằng không.
Các SMR cần loại Uranium Làm giàu thấp Thử nghiệm cao (HALEU), được làm giàu ở mức lên đến 20%, so với khoảng 5% đối với uranium cung cấp năng lượng cho hầu hết các nhà máy hạt nhân.
Nhiên liệu HALEU có một số ưu điểm giúp cải thiện hiệu suất của lò phản ứng. Nồng độ U-235 phân hạch cao hơn có nghĩa là các tổ hợp nhiên liệu và lò phản ứng có thể nhỏ hơn, và các lò phản ứng không cần tiếp nhiên liệu thường xuyên, trong khi khối lượng chất thải tạo ra không lớn. Điều này làm cho nhiên liệu HALEU trở nên hoàn hảo cho các thiết kế SMR và lò phản ứng siêu nhỏ.
Video đang HOT
Nhưng công ty duy nhất hiện đang kinh doanh thương mại loại uranium này là Tenex – một công ty con của tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom thuộc sở hữu nhà nước của Nga.
Tenex không chỉ độc quyền về nhiên liệu HALEU mà còn được chỉ định là tổ chức duy nhất được phép ký kết các giao dịch ngoại thương liên quan đến việc nhập khẩu các tổ hợp nhiên liệu chiếu xạ vào Nga để tái chế.
Mặc dù Tenex không phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây và là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng nhiên liệu hạt nhân toàn cầu, nhưng các công ty X-energy và TerraPower của Mỹ, có hợp đồng với chính phủ Mỹ về phát triển các lò phản ứng tiên tiến, lại ngần ngại mua uranium của Nga.
Jeff Navin, giám đốc đối ngoại của TerraPower (công ty có chủ tịch là tỷ phú Bill Gates), cho biết: “Chúng tôi chưa gặp vấn đề gì về nhiên liệu cho đến vài tháng trước. Sau khi xung đột tại Ukraine bắt đầu, chúng tôi không cảm thấy thoải mái khi làm ăn với Nga”.
Công ty duy nhất hiện đang kinh doanh thương mại loại nhiên liệu HALEU là Tenex của Nga.
Các công ty ở Mỹ và châu Âu có kế hoạch sản xuất HALEU trên quy mô thương mại nhưng ngay cả trong những tình huống lạc quan nhất, họ cho biết sẽ mất ít nhất 5 năm kể từ thời điểm họ quyết định tiến hành.
Người phát ngôn của Bộ Năng lượng Mỹ nói với Reuters: “Chúng tôi hiểu sự cần thiết phải hành động khẩn cấp để khuyến khích việc thiết lập nguồn cung cấp bền vững HALEU theo định hướng thị trường”.
Để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Tenex, đầu năm nay, Quốc hội Mỹ đã quyết định chi 45 triệu USD cho Chương trình Khả dụng Nhiên liệu Hạt nhân Tiên tiến để giúp thúc đẩy việc thương mại hóa HALEU ở Mỹ. Quốc hội cũng quyết định dành ra 700 triệu USD để hỗ trợ đảm bảo tính sẵn có của HALEU cho cả nghiên cứu và sử dụng thương mại, cấp phép các cơ sở sản xuất và thiết lập kho dự trữ HALEU.
Không rõ nguồn nguyên liệu nào có thể thay thế HALEU của Nga vốn cần thiết để cung cấp nhiên liệu cho 9 trong số 10 lò phản ứng tiên tiến, được chính phủ Mỹ cấp chi phí phát triển.
Vào năm 2019, chính phủ Mỹ đã trao hợp đồng chi phí chung về xây dựng một cơ sở cho Centrus, công ty duy nhất bên ngoài Nga có giấy phép sản xuất loại uranium nói trên. Nhưng dự án này, dự kiến bắt đầu vào năm nay, đã bị hoãn lại cho đến năm 2023 và sẽ mất ít nhất 5 năm trước khi có thể bắt đầu sản xuất. Thêm nữa, công suất 13 tấn HALEU của nó sẽ chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu của Mỹ. Các nhà sản xuất uranium làm giàu tiềm năng khác thì năng lực còn kém xa hơn.
Reuters cho biết, nhu cầu cấp thiết về nhiên liệu thậm chí đã khiến chính phủ Mỹ phải cắt giảm một số kho dự trữ uranium cấp độ vũ khí, nhưng quá trình đó cũng cần có thời gian.
Trong khi đó, thời hạn cho hai phiên bản thử nghiệm của các lò phản ứng tiên tiến mà X-energy và TerraPower phát triển đã được ấn định vào năm 2028. Trong trường hợp không có nguồn HALEU đáng tin cậy thay thế, ngành công nghiệp hạt nhân mới của Mỹ sẽ không thể sớm “cất cánh” mà không có nguồn cung cấp của Nga.
Khí methane rò rỉ từ sự cố Dòng chảy phương Bắc ít hơn so với lo ngại
Sự cố rò rỉ hai đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 vận chuyển khí đốt từ Nga sang Đức đã thải ra khoảng 70.000 tấn khí methane - loại khí thải tự nhiên của ngành công nghiệp dầu khí góp phần gây biến đổi khí hậu.
Lượng khí methane rò rỉ này thấp hơn so với con số giới chuyên môn dự báo.
Khí đốt rò rỉ từ đường ống dẫn Dòng chảy phương Bắc chạy dưới ngày 28/9/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Các nhà nghiên cứu thuộc Ủy ban Năng lượng nguyên tử và Năng lượng thay thế của Pháp bất ngờ trước dữ liệu trên bởi theo ước tính ban đầu của cơ quan này, lượng khí methane rò rỉ từ sự cố trên căn cứ vào lượng khí đốt và áp lực trong đường ống tại thời điểm xảy ra sự cố, có thể cao gấp nhiều lần so với con số trên. Điều này đã khiến giới nhà khoa học đặc biệt lo ngại về hệ lụy của sự cố này đối với môi trường và biến đổi khí hậu.
Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu khoa học môi trường và biến đổi khí hậu, ông Philippe Ciais cho biết lượng khí methane rò rỉ từ sự cố trên tương đương 2% lượng khí thải carbon của Pháp hoặc lượng khí thải của riêng thủ đô Paris trong 1 năm. Theo ông, thông tin trên đáng mừng, song vẫn cần kiểm chứng từ nhiều nguồn khác nữa.
Khí thải methane gây hiệu ứng nhà kính và là nguyên nhân lớn thứ hai chỉ sau CO2 gây biến đổi khí hậu. Methane có khả năng giữ nhiệt cao hơn CO2 nhưng phân hủy trong khí quyển nhanh hơn. Năm ngoái, trên 100 nước đã đưa ra "Cam kết methane toàn cầu", theo đó đến năm 2030 quyết tâm giảm 30% lượng khí thải methane góp phần chống biến đổi khí hậu.
Iran nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân, dập tắt chiến dịch tâm lý chống Tehran Người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) kiêm Trưởng phái đoàn đàm phán hạt nhân của nước này, ông Mohammad Eslami, ngày 24/9 thông báo sẽ gặp Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi vào tuần tới, đánh dấu nỗ lực của Tehran nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân đang bị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin

Israel tuyên bố 'toàn lực' tiến quân vào Dải Gaza để tiêu diệt Hamas

Người ủng hộ ông Trump cũng phản đối món quà máy bay Boeing từ Qatar

Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19

Cựu Tổng thống Philippines Duterte thắng cử dù đang bị giam giữ

Ông Trump nói gì về vụ nhận máy bay Boeing siêu sang từ Qatar?

Tổng thống Trump đến nhóm nước giàu nhất Vùng Vịnh

Khi thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt

Căng thẳng cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Philippines

Malaysia tìm giải pháp sau khi voi con bị xe tông chết vì băng ngang xa lộ

Giáo hoàng Leo XIV gọi điện cho Tổng thống Ukraine, chưa có kế hoạch thăm Mỹ

Trung Quốc công bố sách trắng về an ninh quốc gia trong thời đại mới
Có thể bạn quan tâm

3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà
Trắc nghiệm
00:35:39 14/05/2025
NSƯT Hoài Linh xuất hiện, bật khóc nức nở, lý do là gì?
Sao việt
23:48:50 13/05/2025
Khởi tố tài xế ô tô gây tai nạn làm chết người
Pháp luật
23:45:27 13/05/2025
1 mỹ nhân Việt bất ngờ tuyên bố: Từ nay tôi không muốn làm "bé ba" nữa
Hậu trường phim
23:40:52 13/05/2025
2 ngọc nữ "con nhà nòi" hàng đầu Hàn Quốc: Nhan sắc được cả thế giới ngợi ca, đời thực còn "xịn" hơn phim
Sao châu á
23:27:55 13/05/2025
Ca sĩ Hiền Hồ và chặng đường đầy thử thách lấy lại hình ảnh
Nhạc việt
23:01:13 13/05/2025
Phát hiện 1 tấn thịt lợn 'xuất huyết ngoài da' chuẩn bị lên lò quay
Tin nổi bật
22:51:25 13/05/2025
Phim mới của Lee Min Ho và Jisoo gây tranh cãi
Phim châu á
22:34:31 13/05/2025
Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?
Lạ vui
22:31:07 13/05/2025
Nghi vấn Elon Musk là cha 2 con sinh đôi của Amber Heard
Sao âu mỹ
22:29:11 13/05/2025