Lỡ “phải lòng” siêu phẩm “Love, Death and Robots”, nhanh tay bỏ túi ngay 6 bộ phim hoạt hình chất lừ sau đây
Nếu chưa thấy “đã” sau khi kết thúc 18 tập “ Love, Death and Robots” thì những bộ phim hoạt hình sau chính là lựa chọn tiếp theo để bạn “cày cuốc”.
Với cốt truyện ấn tượng, đồ họa phá cách và không ngại đụng đến những chủ đề nhạy cảm, Love, Death and Robots ( Tình Yêu, Cái Chết Và Người Máy) nhanh chóng trở thành tựa phim hoạt hình 18 (dành cho người trên 18 tuổi) ăn khách bậc nhất trên Netflix. Tuy nhiên, thời lượng chỉ 7-15 phút mỗi tập hẳn sẽ khiến nhiều người hụt hẫng khi kết thúc quá mau chóng. Thế thì chờ gì mà không “cày” tiếp những series tăm tối không kém.
1. The Animatrix ( Thế Giới Ma Trận, 2003)
“The Animatrix” chính là phần ngoại truyện của bộ ba phim “Matrix”.
Ra mắt từ năm 1999, The Matrix của chị em nhà Wachowski được xem là một tượng đài của dòng phim Cyberpunk (thể loại viễn tưởng lấy bối cảnh tương lai với công nghệ cao trái ngược với cuộc sống tệ hại của con người). Với mức độ đồ sộ mà thế giới tương lai này mang lại, trilogy (bộ ba phim) kết thúc vào năm 2003 chưa đủ sức giải đáp hết mọi thắc mắc của khán giả.
Mỗi tập phim là một phong cách khác nhau.
Do đó mà chị em nhà Wachowski cùng 7 đạo diễn hàng đầu của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc để bắt tay nhau cho ra mắt The Animatrix. Hệt như Love, Death and Robots, 9 tập phim The Animatrix đều mang một nét đồ họa và câu chuyện khác biệt nhưng tụ chung đều xoay quanh cuộc chiến giữa người và máy hay những gì xảy ra trong Ma Trận. Phim cũng không kém cạnh trong việc mô tả bạo lực, vọng dục và chết chóc một cách trần trụi nhất.
2. Batman: Gotham Knight (Người Dơi: Hiệp Sĩ Gotham, 2008)
Batman trong phim xuất hiện với đủ mọi tạo hình.
Batman: Gotham Knight là một minh chứng rõ nét cho thấy DC chỉ nên thực hiện những bộ phim lẻ theo phong cách riêng thay vì xây dựng một vũ trụ điện ảnh chung thiếu sức sống. Khi fan còn lạ lẫm với thể loại Anthology, hãng đã cho ra mắt một series hoạt hình 6 tập với sự góp mặt của một loạt studio đình đám Nhật Bản gồm Studio 4C, Madhouse, Bee Train và Production I.G.
Thậm chí có tập phim còn ghê rợn như ác quỷ.
Hình ảnh Batman quen thuộc được bộ phim thay đổi theo 6 phong cách riêng biệt, từ siêu anh hùng cơ bắp kiểu Mỹ thường thấy cho đến “soái ca” tóc 2 mái Nhật Bản hay thậm chí là con quái vật siêu thực. Nhưng trên hết, tất cả đều giữ chung được nét tăm tối, bạo lực và có phần ghê rợn của siêu anh hùng áo đen này.
3. Loạt phim Genius Party (Tổ Chức Thiên Tài)
“Genius Party” có lẽ chính là “anh trai” của “Love, Death and Robots”.
Được thực hiện bởi Studio 4C, Genius Party là hai phần phim gồm 12 câu chuyện ngắn với đủ mọi đề tài kì lạ. Có tập, người xem được chứng kiến một cậu bé với thiết bị có thể giúp mọi nét vẽ trở thành hiện thực, nhưng đó lại là một phần kế hoạch bí ẩn của một chủng tộc đến từ tương lai. Tập phim khác lại xoay quanh một nhóm cướp đến đảo người khổng lồ để tìm kho báu.
Điểm yếu của phim là đồ họa rập khuôn.
Về độ đa dạng, sáng tạo và điên rồ thì Genius Party và Love, Death and Robots “kẻ tám lạng, người nửa cân” nhờ sự tham gia của 12 đạo diễn khác nhau. Điểm yếu duy nhất của series này là phong cách vẽ rập khuôn do chỉ được thực hiện bởi một hãng phim.
4. Ghost in the Shell (Vỏ Bọc Ma, 1995)
Ghost in the Shell bản hoạt hình từng là bom xịt khi ra mắt phòng vé năm 1995. Tuy nhiên, bộ phim sau đó lại được đông đảo khán giả yêu thích và thu về hơn 30 triệu USD tiền bán đĩa cũng như tạo cảm hứng cho chị em Wachowski tạo ra The Matrix hay James Cameron thực hiện Alita: Battle Angel.
Câu chuyện về nữ thanh tra Motoko Kusanagi với bộ não trong chiếc vỏ bọc ma đã thể hiện được tương lai u ám của nhân loại khi quá phụ thuộc vào công nghệ. Phần đồ họa và hành động của phim cũng quá đỗi máu lửa dưới bàn tay nhào nặn của Production I.G. Tiếc thay, phiên bản điện ảnh do Scarlett Johansson thủ vai chính lại vướng scandal “tẩy trắng” diễn viên và thiếu mất tính bạo lực, triết lí cần thiết.
5. Battle Angel (Thiên Thần Chiến Binh)
Phiên bản “Battle Angel” tăm tối hơn phần phim điện ảnh.
Ngoài phiên bản điện ảnh và nguyên tác truyện tranh, cô nàng Alita còn góp mặt trong loạt phim hoạt hình ra mắt năm 1993. Với nội dung không mấy khác biệt nhưng Battle Angel được đánh giá là tăm tối và đổ máu hơn hẳn tác phẩm của James Cameron. Trong đó, chất Cyberpunk được thể hiện rõ nét với hình ảnh đường phố Iron City bẩn thỉu, ẩm thấp không khác gì bãi rác thật sự.
Sự chênh lệch sâu sắc giữa nơi đây và Zalem cũng như mức độ khắc nghiệt của cuộc sống khiến những trận đánh trong phim trở nên ác liệt hơn hẳn. Nói cách khác, Battle Angel như một phiên bản nâng cấp cả về giới hạn độ tuổi lẫn triết lí và tính bạo lực so với Alita: Battle Angel.
6. Mardock Scramble: The First Compression (Sức Ép Đầu Tiên, 2010)
“Mardock Scramble” có đủ mọi yếu tố gây sốc mà khán giả cần.
Mardock Scramble xoay quanh cô gái điếm Rune Balot tại một thành phố tương lai tên Mardock City. Một ngày nọ, lão chủ Shell quyết định thủ tiêu cô nàng bằng một vụ nổ. May mắn thay, Rune được Tiến sĩ Easter cứu sống bằng cách biến đổi cơ thể thành người máy. Nữ nhân vật được luấn luyện để trở thành sát thủ chuyên nghiệp với mục đích tiêu diệt gã chủ cũ tàn bạo.
Với nội dung không mấy mới mẻ nhưng Mardock Scramble lại không hề thua kém Love, Death and Robots trong khoản xây dựng bối cảnh tương lai với công nghệ cao tăm tối, những cảnh bắn giết bạo lực và đổ máu hay mô tả vọng dục đến mức trần trụi. Tuy được ít người biết tới, bộ phim lại được các nhà phê bình đánh giá là một trong những tác phẩm Cyberpunk xuất sắc nhất của Nhật Bản.
Love, Death and Robots hiện đang chiếu trên hệ thống Netflix.
Theo trí thức trẻ
"Love, Death and Robots": Vòng lặp chết chóc và cám dỗ của bạo lực, vọng dục
Tâp phim thư ba cua loat hoat hinh 18 "Love, Death and Robots" mang tên "The Witness" là một bộ phim hoạt hình vô cùng xuất sắc, trên phông nền của bạo lực và vọng dục.
Ngay sau một tập phim có phần tươi sáng và hài hước là Three Robots, Love, Death and Robots ( Tình Yêu, Cái Chết Và Người Máy) ngay lập tức lôi khán giả trẻ về với thế giới u tối với đầy những mảng màu loang lỗ với The Witness (Tạm dịch: Nhân Chứng). Đây cũng là một trong những tập phim có phần đồ họa ấn tượng nhất cả series.
Trailer "Love, Death and Robots"
Câu chuyện của The Witness bắt đầu khi Zawora đang trang điểm để đến chỗ làm thì bất ngờ chứng kiến một vụ án mạng từ khách sạn đối diện. Khi ý thức được kẻ lấy mạng người đã nhận ra mình, cô lao khỏi nhà và gọi cảnh sát để cầu cứu nhưng không thành công. Nút thắt bắt đầu từ đây khi tên ác nhân nhận ra cô gái bên kia ô cửa sổ y hệt kẻ mình vừa lấy mạng và quyết định đuổi theo để tìm kiếm câu trả lời.
Bộ phim tiếp tục bẻ theo một hướng khác khi gã đi theo Zawora đến một ngôi nhà chứa các hoạt động vọng dục phi pháp. Cả hai bắt đầu trò mèo vờn chuột trong ánh đèn nhấp nháy với ánh sáng nhấp nháy và những mảng màu lòe loẹt đến nhức mắt.
Trong 18 tập phim của Love, Death and Robots, The Witness hẳn phải nằm trong số những tập phim được yêu thích nhất bởi câu chuyện ấn tượng và đồ họa đẹp mắt. Được sáng tạo bởi Alberto Mielgo, một trong những người đã góp phần tạo nên siêu phẩm hoạt hình đạt giải Oscar Spider-Man: Into the Spider-Verse, không ngạc nhiên khi tập phim hút mắt người xem bằng những thước phim hoạt hình 3D tráng lệ.
Dù thời lượng chỉ hơn 10 phút, The Witness gay cấn và ám ảnh không kém gì một bộ phim dài hai tiếng thông thường. Phim có đủ những cảnh 18 trần trụi, với cơ thể phụ nữ được tạo hình tỉ mỉ đến từng chi tiết. Không thể thiếu những cảnh đuổi bắt kịch tính cùng với bạo lực dữ dội. Thành phố với ánh đèn neon trên đầu Zawora cũng khiến người ta liên tưởng đến một Ghost In The Shell đậm chất Cyberpunk u ám.
Không chỉ về mặt hình ảnh, nội dung của The Witness cũng chứa đựng đầy những bất ngờ. Phim mở đầu bằng cảnh một kẻ lấy mạng người nhìn thấy một người giống hệt nạn nhân trong ô cửa đối diện và kết thúc cũng với hình ảnh tương tự nhưng vai trò của cả hai đã bị hoán đổi cho nhau. Tới đây, ta đều biết rằng một cuộc rượt đuổi khác sẽ lại diễn ra và cứ thế, họ mãi đắm chìm trong vòng lặp bất tận của bạo lực và vọng dục.
Phải chăng đây chính là thế giới tương lai mà ta đang hướng tới? Nhân loại rồi sẽ mãi luẩn quẩn trong vòng lặp chết chóc, thù hận và nhục dục sao? Dù không thể so với các bộ phim bom tấn nhưng ý nghĩa và sự ám ảnh mà The Witness mang đến thì không hề thua kém bất kì tác phẩm hoàn chỉnh nào.
Love, Death and Robots hiên đang đươc chiêu trên kênh Netflix.
Theo trí thức trẻ
Vì sao hiện tượng phim hoạt hình 18+ "Love, Death and Robots" của Netflix lại có sức "gây mê" đến thế? Trong một mùa phim truyền hình đầu năm đầy ảm đạm, "Love, Death and Robots" bỗng nhiên trở thành một hiện tượng khi thổi bay trí não của người xem. Những ngày giữa tháng 3, cộng đồng mạng bỗng nhiên xôn xao vì loạt phim hoạt hình mang tên Love, Death and Robots ( Tình Yêu, Cái Chết Và Người Máy). Series tiếp...