Lo nứt cầu, các bô lão cử người chặn xe quá tải
“Quá bức xúc nên chúng tôi đã họp nhau để ngày ngày cử người ra chặn xe, bảo vệ cầu” – ông Lê Cao Sơn (hội viên Chi hội người cao tuổi xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) bực bội.
Chiếc cầu bắc qua suối dẫn vào thôn Bãi Dài, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội được thiết kế với giới hạn chịu tải là 13 tấn. Thế nhưng trong nhiều tháng qua, hàng loạt xe tải vận chuyển đất đá nặng hàng chục tấn vẫn nối đuôi nhau di chuyển qua cầu. Trước tình trạng này, người dân có trách nhiệm đã lập barie chặn xe, trong khi cơ quan quản lý và chính quyền địa phương đùn đẩy trách nhiệm, chậm trễ đưa ra các giải pháp đảm bảo an toàn.
Người dân lập barie cấm xe bằng tre và cau
Video đang HOT
Đường chưa xong, cầu đã hỏng
Liên tiếp trong những ngày qua, Báo An ninh Thủ đô nhận được nhiều ý kiến phản ánh của người dân ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, về việc cầu Bãi Dài và đoạn đường liên xã từ Suối Ngọc Vua Bà đi khu Gia binh Lục quân đang ngày ngày phải oằn lưng gánh chịu hàng chục xe siêu trường, siêu trọng vận chuyển đất cát vượt quá giới hạn chịu tải. Sự việc này không chỉ ảnh hưởng chất lượng con đường, gây nứt gãy cầu mà còn làm đảo lộn cuộc sống thường nhật của người dân địa phương. Chỉ tay vào những vết nứt trên cầu Bãi Dài, ông Trần Văn Hữu – Bí thư chi bộ thôn Bãi Dài, xã Tiến Xuân cho biết: việc xe trọng tải lớn vận chuyển đất cát san nền chạy qua khu vực này diễn ra từ trước Tết Quý Tỵ. Từ đó đến nay, toàn tuyến đường liên xã bị cày xới, nắng bụi, mưa lầy khiến các phương tiện không thể di chuyển. Riêng cầu Bãi Dài do liên tục bị quá tải nên mặt cầu đã bị nứt gãy, bong tróc. “Quá bức xúc nên chúng tôi đã họp nhau để ngày ngày cử người ra chặn xe, bảo vệ cầu” – ông Lê Cao Sơn (hội viên Chi hội người cao tuổi) bực bội.
Theo tìm hiểu của PV Báo ANTĐ, cầu Bãi Dài được xây dựng năm 2006 (khi Tiến Xuân vẫn thuộc tỉnh Hòa Bình). Trước đó, để đi vào thôn, mọi phương tiện đều phải đi qua lòng suối. Đầu năm 2011, cơ quan chức năng huyện Thạch Thất kiểm tra kết cấu cầu và giao thông toàn tuyến nên đã cắm biển báo giới hạn trọng tải cầu là 13 tấn, đồng thời có công văn giao cho UBND xã Tiến Xuân và Thanh tra giao thông huyện kiểm soát tình hình giao thông tại đây. Cũng vào thời điểm này, dự án nâng cấp cải tạo đường Suối Ngọc Vua Bà – Gia binh Lục quân có tổng chiều dài gần 4 km (đi qua cầu Bãi Dài) được triển khai. Khi nắn và mở rộng đường phải bạt núi, do đó đã thừa khối lượng lớn đất đá. Vì vậy, các dự án xây dựng gần đó đã thuê các công ty vận tải sử dụng xe siêu trường, siêu trọng đến vận chuyển. Theo ông Đỗ Minh Kế, Trưởng thôn Bãi Dài, vì xe tải chạy liên tục từ 4h sáng đến 20h nên môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong khi tiến độ nâng cấp đường liên xã cũng bị ảnh hưởng. Để chia sẻ những bức xúc với PV, người dân địa phương đã cung cấp nhiều ảnh, clip cho thấy việc đi lại khó khăn mỗi khi trời mưa. Không chỉ học sinh phải đi bộ đến trường, xe máy bị trơn trượt… mà ngay cả một số loại ô tô đời mới cũng “chết dí” vì những ổ trâu, ổ voi do xe tải tạo nên.
Đường liên xe chạy qua thôn Bãi Dài bị cày xới do xe tải
Trách nhiệm thuộc về ai?
Mang những bức xúc của người dân địa phương đến gặp chính quyền cơ sở, ông Bùi Văn Tình – Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân cho biết, ngày 5-3, UBND xã phối hợp với các ngành ra quyết định cấm các phương tiện quá khổ, quá tải vận chuyển đất cát qua cầu Bãi Dài và giao trách nhiệm phát hiện, tạm giữ xe vi phạm cho thôn. Mặc dù từ trước đó, Chi hội người cao tuổi thôn đã nhiều ngày lập chốt, dùng thân tre, cau làm barie cấm xe qua cầu. Khi được hỏi về việc thiếu kiểm tra, để diễn ra tình trạng xe quá tải chạy trong thời gian dài gây nứt cầu, hỏng đường, đại diện chính quyền cơ sở giải thích: cuối năm 2012, UBND xã đã chỉ đạo lực lượng chức năng tuần tra, qua đó tạm giữ và xử lý 3 xe ô tô quá khổ, quá tải. “Thẩm quyền quản lý cầu thuộc UBND xã nhưng trách nhiệm xử lý vi phạm thuộc lực lượng chức năng cấp trên” – ông Tình giải thích và cũng nói thêm, quan điểm của địa phương cũng muốn ngăn chặn nhưng “có những vấn đề tế nhị” như việc xử lý có lúc gặp phải chỉ đạo (qua điện thoại) của cấp trên nên dẫn đến việc xe vừa bị tạm giữ xử phạt buổi sáng thì buổi chiều đã chạy bình thường (?!)
Phản biện về việc này, ông Phí Đình Phùng – Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Thạch Thất khẳng định, không có bất kỳ chỉ đạo nào từ cơ quan cấp trên nhằm “bật đèn xanh” cho vi phạm. Để dẫn chứng, ông Phùng đã đưa ra nhiều công văn về việc ngăn chặn xe quá tải chạy qua cầu Bãi Dài, được Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Đức Nguyên ký, trong đó chỉ rõ trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông thuộc về UBND xã Tiến Xuân và Thanh tra Giao thông. Đại diện Phòng Quản lý đô thị cũng “tố” chính quyền cơ sở không báo cáo đầy đủ việc xe quá tải làm hư hỏng cầu đường. “Có thể có sự tác động, nhưng không có chuyện chỉ đạo tiếp tay cho vi phạm kéo dài. Có chăng việc xử lý được linh động là do vào đúng thời điểm Ban quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn huyện đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đường Tân Xã” – ông Phùng khẳng định và cho biết, ngay ngày 6-3, huyện chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông đến tuần tra tại khu vực này; và sẽ xây dựng khung sắt giới hạn xe quá khổ, quá tải.
Theo ANTD
"WHO không phải cấp trên Bộ Y tế"
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Văn Bình cho biết, WHO không phải cấp trên của Bộ Y tế, mà là cơ quan hỗ trợ, tư vấn về mặt kỹ thuật (thuốc, sức khỏe, văcxin, dịch bệnh...) phạm vi toàn cầu.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Văn Bình những ý kiến về Quinvaxem, loại văcxin được nghi vấn có liên quan cái chết của 5 trẻ, trong khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có văn bản cho rằng Quinvaxem an toàn.
"WHO không phải cấp trên của Bộ Y tế, mà là cơ quan hỗ trợ, tư vấn về mặt kỹ thuật (thuốc, sức khỏe, văcxin, dịch bệnh...) phạm vi toàn cầu. Bộ Y tế có thể tham khảo khi có vấn đề chưa rõ về kỹ thuật xảy ra ở VN. Tuy nhiên Bộ Y tế vẫn có quyền của mình, kể cả đây là văcxin viện trợ". Ông Bình nói:
* Thưa ông, một số trường hợp tai biến sau tiêm văcxin ở Sri Lanka, Ấn Độ... đều rất giống hiện tượng đã xảy ra ở VN. Tuy nhiên những quyết định của Bộ Y tế lại chưa thấy đủ độ mạnh mẽ và rõ ràng?
- Bộ Y tế đã có những hành động của mình. Chúng tôi dự định gửi mẫu văcxin đi kiểm định độc lập (không thông qua WHO và các bên liên quan) tại Nhật Bản nhưng gặp khó khăn vì Nhật Bản không nhận kiểm định văcxin sản xuất ngoài Nhật, vì thế chúng tôi đang chuẩn bị gửi mẫu đi kiểm định tại Hà Lan. Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) và các sở y tế khu vực có tai biến sau tiêm đã có thông báo tạm ngừng sử dụng ba lô văcxin liên quan tai biến. Cho đến nay, dù chưa có căn cứ chất lượng văcxin liên quan đến tai biến, nhưng cũng chưa có căn cứ để loại trừ, ba lô này vẫn đang bị tạm dừng.
* Tuy nhiên VN vẫn tiếp tục cho tiêm ngừa bằng Quinvaxem thuộc năm lô còn lại, trong khi Sri Lanka và Bhutan rất mạnh mẽ khi cho ngừng văcxin này sau một số trường hợp tai biến sau tiêm. Ông có thấy như vậy là chưa đủ quyết liệt như "quyền" mà Bộ Y tế có?
- Như cuộc họp hội đồng chuyên môn xử lý tai biến sau tiêm văcxin cách đây một tuần, đã có những yêu cầu quan trọng được đặt ra, như cử đoàn đi thẩm định lại điều kiện sản xuất Quinvaxem, gửi mẫu đi kiểm định độc lập, tổ chức đối chất với các bên liên quan về chất lượng văc xin trên cơ sở tài liệu và hồ sơ. Khi chưa có bằng chứng về chất lượng văcxin thì các lô văcxin ngoài lô liên quan tai biến vẫn đang được sử dụng. Nhưng trong trường hợp có thêm phản ứng sau tiêm, vấn đề chuyển đổi sang loại văcxin khác nhất thiết phải đặt ra.
Chích ngừa vắc xin cho trẻ tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM - Ảnh: N.C.T.
* Các thông tin từ nguồn chính thức của WHO cho thấy đã có nhiều ca tai biến sau tiêm Quinvaxem, nhưng trong văn bản mới nhất gửi Bộ Y tế, WHO cho rằng Quinvaxem là an toàn, ông thấy WHO trả lời liệu đã thỏa đáng?
- WHO trả lời dựa trên hồ sơ và kỹ thuật của WHO, cho văcxin này là an toàn. Nhưng như tôi đã nói ở trên là VN cũng có quyền của mình, vì sử dụng quyền này Bộ Y tế mới gửi văcxin đi kiểm định độc lập. Bộ Y tế đang tích cực tìm kiếm tài liệu để có những quyết định chính xác liên quan đến Quinvaxem.
Có 3 loại văcxin tương tự
Ngày 20-1, ông Nguyễn Nhật Cảm, phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cho hay ngoài văcxin 5 trong 1 Quinvaxem thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng ngừa năm bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm màng não mủ do Hib, tại VN đang có hai loại văcxin 5 trong 1 và 6 trong 1 lưu hành. Đó là văcxin 5 trong 1 Pentaxim của Hãng Sanofi, Pháp ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib; văcxin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Hãng GSK ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và Hib, giá tiêm phòng từ trên 500.000 đến trên 600.000 đồng/mũi/tùy loại.
Theo thống kê của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tỉ lệ gặp phản ứng nặng sau tiêm văcxin Quinvaxem là 0,69/1 triệu mũi tiêm, trong đó tỉ lệ tử vong là 0,17/1 triệu mũi tiêm. Tuy nhiên, từ tháng 11-2012 đến đầu tháng 1-2013 đã có tổng số bảy trường hợp tử vong sau tiêm, tỉ lệ tử vong (mặc dù chưa tìm thấy bằng chứng liên quan đến chất lượng văcxin Quinvaxem) đã ở mức 1,8/1 triệu mũi tiêm tính trung bình cả năm do VN sử dụng 4,5 triệu mũi tiêm Quinvaxem/năm. Với các loại văcxin khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tỉ lệ tai biến nặng từ 0,5-0,9/1 triệu mũi tiêm.
Một số nước dừng chương trình chích văcxin Quinvaxem
Từ năm 2008-2011, liên tiếp các cuộc điều tra về cái chết của trẻ em ở Sri Lanka, Bhutan, Pakistan, Ấn Độ... sau khi tiêm văcxin Quinvaxem 5 trong 1.
Văcxin này được Bộ Thuốc và thực phẩm Hàn Quốc cấp phép năm 2006. Cũng cùng năm, WHO chọn văcxin Quinvaxem để cung cấp cho các chương trình tiêm chủng trẻ em ở các nước đang phát triển.
Thế nhưng, trong năm 2008, ít nhất năm trẻ em Sri Lanka bị chết sau khi được tiêm chủng loại văcxin Quinvaxem do Công ty Berna Biotech Korea Corporation (Hàn Quốc) sản xuất. Trước đó, tháng 7-2007 cũng ghi nhận một trẻ em đảo quốc Suriname bị chết sau khi tiêm chủng văcxin Quinvaxem. Trước sức ép của dư luận và Chính phủ Sri Lanka, WHO cho tiến hành những cuộc điều tra chất lượng Quinvaxem, song song với những cuộc điều tra của chính quyền nước sở tại. Ngày 16-10-2008, WHO cho công bố trên trang web www.who.int rằng không có bằng chứng cho thấy văcxin Quinvaxem là không an toàn và vẫn nằm trong danh sách sử dụng của WHO.
Đến năm 2009, đến lượt tám trẻ em ở Bhutan và ba trẻ em ở Pakistan cũng chết sau khi tiêm chủng văcxin Quinvaxem. Năm 2010, bốn trẻ em ở bang Nam Kerala của Ấn Độ chết sau khi tiêm chủng Quinvaxem. Lúc này, chương trình tiêm chủng Quinvaxem tạm thời dừng lại, WHO cho mở những cuộc điều tra tiếp theo. Sang năm 2011, WHO tiếp tục khẳng định văcxin Quinvaxem an toàn, và không rút ra khỏi chương trình tiêm chủng hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc cho các nước đang phát triển.
Phát biểu trên tờ Bhutan Times ngày 30-5-2010, tiến sĩ Patrick Zuber của Bộ phận an toàn văcxin toàn cầu tại Geneva (Thụy Sĩ) đưa ra bình luận: "Theo kết quả gửi về từ các chuyên gia điều tra cái chết của những trẻ sơ sinh, chúng tôi không thể nói rằng những cái chết này là do văcxin". Tiến sĩ Jayantha Liyanage của WHO tại Sri Lanka thì cho rằng cái chết của những trẻ em này là do nguyên nhân ngẫu nhiên, bị viêm màng não, co giật, đột tử...
Mặc dù vậy, Sri Lanka, Bhutan đã ngưng chương trình tiêm chủng văcxin Quinvaxem sau khi xảy ra cái chết của các trẻ sơ sinh. Trong một lá thư tường trình về cái chết của ba trẻ Pakistan gửi Tổ chức British Medical Journal, ông S.K.Mittal - thành viên nhóm điều tra về văcxin 5 trong 1 Quinvaxem của Hội đồng cấp cao Delhi (Ấn Độ) - cho biết một trẻ chết nửa giờ sau khi tiêm, hai trẻ còn lại chết khoảng 12-14 giờ sau khi tiêm. Tuy nhiên, kết quả điều tra của các chuyên gia đều đi đến kết luận trẻ chết không rõ nguyên nhân. Hai trẻ sơ sinh bị cho là đột tử, trẻ còn lại thì... không chắc! Trường hợp tám trẻ sơ sinh của Bhutan năm 2009 cũng được WHO cho rằng là do "đột tử, co giật hoặc viêm não".
Theo Lan Anh - Quang Thi (Tuổi trẻ)
Bí thư chi bộ "rủ" vợ đắp đường cho dân đi Ngày ngày chứng kiến cảnh người dân đi lại trên con đường lầy lội, vất vả, anh đã bàn với vợ gác lại công việc gia đình, đi đắp đường cho dân đi. Vềxã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình hỏi nhà Bí thư chi bộ thôn Sen Đông không mấy ai không biết. "Nhà Bí thư Thỉnh "ăn cơm nhà vác...