Lỡ nuốt hạt táo đỏ khi ăn yến, cụ bà bị thủng ruột non
Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện E vừa tiếp nữ bệnh nhân (65 tuổi, ở Bắc Giang) bị thủng ruột non do nuốt phải hạt táo đỏ khi ăn yến.
ThS.BS Nguyễn Khắc Điệp, khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện E cho biết, người bệnh nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng quanh rốn, đau tăng nhiều vùng thượng vị, bụng chướng, bí trung đại tiện, kèm sốt… Kết quả chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho thấy hình ảnh dị vật.
Bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật và hình ảnh dị vật là hạt táo đỏ gây thủng ruột non của bệnh nhân. (Ảnh: BVCC).
Video đang HOT
Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn cấp cứu liên chuyên khoa và chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật cho người bệnh. Tuy nhiên, cái khó của ca bệnh này là do người bệnh có tiền sử mổ van hai lá sinh học, tạo hình van ba lá và đang sử dụng thuốc chống đông máu, nên khi tiến hành phẫu thuật cần đặc biệt lưu ý đến sự rối loạn đông máu của người bệnh. Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiêu hóa đã hội chẩn với Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E để nhanh chóng đưa ra phương án điều trị cho người bệnh. Ca phẫu thuật cho người bệnh được các bác sĩ “cân đo, đong đếm” cẩn thận nhằm hạn chế tối đa rủi ro, biến chứng trong và sau mổ cho người bệnh…
BS Nguyễn Khắc Điệp cho biết, khi phẫu thuật lấy dị vật ra khỏi vị trí tổn thương, các bác sĩ phát hiện dị vật đó là hạt táo đỏ cứng sắc nhọn hai đầu, dài 2cm đâm thủng thành của quai ruột non, gây tổn thương ruột. “Trước đó, khoa Phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện E đã phẫu thuật cấp cứu cho nhiều trường hợp nuốt dị vật tương tự như hóc xương cá, xương gà, vỏ thuốc, tăm… Tuy nhiên, nuốt phải hạt táo đỏ, như trường hợp người bệnh này là lần đầu gặp phải”, BS Điệp cho biết thêm.
Sau phẫu thuật, nghe các bác sĩ thông báo về dị vật đâm thủng ruột, bệnh nhân vô cùng ngạc nhiên. Bởi, trước đó bà có ăn phần táo đỏ trong món yến chưng, có thể do nhai không kĩ, nên đã nuốt khối thức ăn có dị vật bên trong không biết.
Theo các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiêu hóa, tình trạng người bệnh bị các dị vật đâm thủng dạ dày, ruột non không phải là tình trạng hiếm gặp. Như trường hợp người bệnh này, hạt táo đỏ có hai đầu rất sắc nhọn, rất nguy hiểm khi đi vào ống tiêu hóa. Đầu tiên có thể chỉ là mắc ở cổ họng, sau có thể bị đâm thủng thành cơ quan tiêu hóa như trường hợp nêu trên, nếu không kịp phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
BS Điệp khuyến cáo, đặc biệt với người già và trẻ nhỏ, phản xạ nhai nuốt kém hơn cần đặc biệt cẩn trọng khi ăn uống, nhất là với thực phẩm động vật có xương nhỏ như gà, cá…. Mọi người cần nhai kỹ, chậm rãi, không nên chủ quan với các xương dù nhỏ. Khi thấy đau bụng âm ỉ kéo dài không giảm, hay bất cứ cơn đau bụng bất thường nào, nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Viêm tụy cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân nam (46 tuổi, trú tại xã Văn Miếu, Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng, mạch nhanh.
Trước đó ở nhà 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau bụng liên tục vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, có tiền sử lạm dụng rượu. Ngay lập tức, bệnh nhân được các bác sĩ thăm khám, chỉ định cận lâm sàng.
Kết quả xét nghiệm công thức máu cho thấy, chỉ số mỡ máu Triglycerid tăng cao 80mmol/L (giới hạn bình thường
Bác sĩ thăm khám, lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân viêm tụy cấp.
Sau 72 giờ điều trị tích cực, người bệnh hết đau, hết chướng bụng; kết quả xét nghiệm chỉ số mỡ máu Triglycerid giảm xuống 2,7mmol/L, các chất chỉ định viêm trong máu giảm, được tập ăn trở lại, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Theo BSCKI. Hà Đức Giang - Phó Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực chống độc (Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ), viêm tụy cấp là tình trạng tổ chức viêm đột ngột, có những trường hợp diễn biến nhanh, nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời sẽ gây các biến chứng như: trụy mạch, tổn thương thận, gan, phổi nặng, rối loạn đông máu, ... rất nguy hiểm tới tính mạng.
Các nguyên nhân dẫn tới viêm tụy cấp bao gồm: uống nhiều rượu bia, sỏi mật, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, chấn thương... Đặc biệt, một người nếu uống nhiều bia rượu sẽ khiến cho các ống nhỏ có nhiệm vụ dẫn lưu dịch trong tuyến tụy bị hẹp, dần dần gây tắc nghẽn và hệ quả là bị viêm tụy cấp.
Nếu thói quen uống rượu bia diễn ra liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn tới viêm tụy mạn tính. Người bệnh có thể gặp hiện tượng viêm tụy cấp sau 1 bữa ăn nhiều chất hoặc một lần uống nhiều bia rượu, điều này khiến không ít người lầm tưởng rằng các triệu chứng của viêm tụy cấp là biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm.
Khi có các triệu chứng điển hình cảnh báo như: đau bụng đột ngột, mức độ từ nhẹ đến nặng, cơn đau bụng cấp vùng thượng vị, hạ sườn trái hoặc phải, đau lan ra sau lưng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc bí trung đại tiện cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, phát hiện, điều trị kịp thời tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Rượu, bia gây viêm tụy cấp là nguyên nhân phổ biến thứ 2 sau sỏi mật. Để phòng, tránh viêm tụy cấp do rượu, bia gây ra, chúng ta cần hạn chế tối đa rượu, bia, thuốc lá... nạp vào cơ thể mỗi ngày, cần hạn chế ăn mặn, có chế độ ăn uống khoa học.
Cần tăng cường chất xơ có trong các loại rau củ quả và ăn ít chất béo; không ăn đồ tái, sống, uống nhiều nước mỗi ngày; nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để được phát hiện những chỉ số bất thường và điều trị bệnh kịp thời.
Dấu hiệu xoắn ruột ở trẻ sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái sơ sinh 9 ngày tuổi bị xoắn ruột non. Rất may được phát hiện kịp thời nên đoạn ruột bị xoắn không bị hoại tử và cắt bỏ. Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng. Xoắn ruột là cấp cứu ngoại khoa Xoắn ruột là...