Lỡ nhổ 1 chiếc răng, bác sĩ mất 2 tỷ đồng
Một cụ bà 72 tuổi đã đã được đền 2 tỷ đồng sau hơn 4 năm đau đớn vì bị nhổ 1 chiếc răng khôn.
Bà Rehana Musa, 72 tuổi, người Anh đã kiện Bác sĩ nha khoa của mình là Piotr Pietrusczak, vì bác sĩ này đã không kiểm tra tiền sử bệnh của bà trước khi nhổ một chiếc răng khôn vào năm 2008.
Bác sĩ đã phải cắt bỏ cả 1 phần xương hàm của bà Musa để giúp Bà hết đau nhưng cũng không hiệu quả
Bà Musa cho biết lý do bà phải đến gặp bác sĩ để yêu cầu nhổ chiếc răng khôn là do chiếc răng đó cọ xát vớimá khiến chảy máu rất nhiều.
Trước khi đi nhổ răng, bà Musa đã cẩn thận tới Bệnh viện Derbyshire Royal để kiểm tra, các bác sĩ ở đây sau khi làm lành vết thương ở má của bà cũng khuyên bà nên nhổ chiếc răng khôn để tránh làm tổn thương cho má. Các bác sĩ đã viết sơ lược về tiền sử bệnh của bà để bác sĩ nha khoa sẽ lưu ý trước khi nhổ răng.
Vài ngày sau khi nhổ răng, bà bắt đầu bị những cơn đau nhức liên tục hành hạ. Vết thương trong chỗ nhổ không thể tự lành được mặc dù bà đã phải dùng rất nhiều phương pháp giúp làm lành, thậm chí cả một phần xương hàm của bà cũng được bỏ đi để giúp bà thoát khỏi sự đau nhức do vết thương nhổ răng để lại.
Video đang HOT
Bà Musa cho biết bà chẳng bao giờ có thể ngủ trọn giấc trong đêm vì bị những cơn đau hành hạ. Ngoài ra bà còn không thể ăn được bất kỳ loại thức ăn cứng nào và những cơn đau, sự bất tiện kể từ sau khi chiếc răng khôn được nhổ đi cứ đeo đẳng bà suốt trong 4 năm.
Mặc dù đã phải dùng tất cả các loại thuốc giảm đau nhưng bà vẫn không thấy đỡ. Hiện tại bà đang phải nhờ một bác sĩ điều trị bệnh tâm thần giúp.
Sau khi khởi kiện sự bất cẩn của bác sĩ nha khoa Pietruszczak, bà Musa đã nhận được gần 2 tỷ đồng tiền bồi thường từ vị bác sĩ này. Tuy nhiên, bà Musa cho biết, tiền không thể giải quyết được vấn đề vì bà vẫn liên tục bị đau nhức trong suốt 4 năm qua cho tới hiện tại.
Theo Dantri
Có dại mới nhổ răng khôn?
Nhiều người mê tín cho rằng chiếc răng khôn mang lại nhiều may mắn nên ngay cả khi chiếc răng ấy gây ra những phiền toái, họ cũng ráng chịu đau, mua thuốc uống cho qua để có thể giữ lại "điềm lành". Đây là quan niệm sai lầm!
Mọc trễ nên... khôn!
Răng nào cũng vậy, có lành mới đáng giữ. Ảnh: NetFall
"Răng khôn" (wisdom tooth) được dùng để chỉ răng cối lớn thứ ba. Chiếc răng này có đặc trưng mọc trễ nhất trên cung răng (vào khoảng 18 - 25 tuổi). Khoảng thời gian này xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, chất lượng xương cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dày chắc, cùng với một số yếu tố toàn thân khác góp phần làm răng khôn dễ bị lệch và ngầm. Theo nghiên cứu thực hiện tại khoa răng hàm mặt đại học Y dược TP.HCM, răng khôn hàm dưới có tỷ lệ lệch và ngầm cao nhất. Răng mọc lệch và ngầm dễ bị nhồi nhét thức ăn, khó vệ sinh nên thường gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân như sưng, đau, nhiễm trùng, há miệng hạn chế... các răng này cũng ít tham gia vào chức năng nhai. Chính vì vậy, can thiệp kịp thời có ý nghĩa quan trọng và nhổ răng khôn là chỉ định thường gặp.
Trục răng khôn có rất nhiều chiều thế khác nhau, điều này góp phần quan trọng đến độ khó và kỹ thuật nhổ răng khôn. Một số dạng có thể gặp: mọc thẳng, lệch ngoài, lệch trong, lệch gần, lệch xa, nằm ngang, nằm ngược và phối hợp các dạng này với nhau.
Biến chứng thường gặp
Khi răng khôn mọc bất thường sẽ gây ra một số biến chứng sau:
Viêm nướu trùm, viêm mô tế bào: các răng mọc lệch gây nhồi nhét thức ăn (vùng này lại rất khó vệ sinh làm sạch) nên lâu ngày gây hiện tượng viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh thân răng, viêm nướu trùm, sau đó tạo túi mủ (ápxe), cứng hàm. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ phá huỷ xương xung quanh răng này và các răng bên cạnh. Trong các trường hợp nặng có thể gây viêm xương hàm, nhiễm trùng huyết...
Sâu răng kế bên: khi răng khôn mọc lệch, kẹt nghiêng tựa vào răng kế bên, vị trí này thường bị nhồi nhét thức ăn, viêm nhiễm, rất khó làm sạch. Kết quả là bản thân các răng này và các răng kế cận bị sâu. Cần chú ý răng kế cận răng khôn là răng cối lớn thứ hai, có vai trò rất quan trọng tham gia quá trình nhai.
Nang thân răng: các răng khôn ngầm trong xương có thể tạo nang thân răng tiến triển âm thầm trong xương hàm. Nếu không được điều trị, xương hàm sẽ bị tiêu xương dần dần, làm tăng nguy cơ gãy xương hàm. Ngoài ra, khi răng khôn mọc lệch, làm xô đẩy có thể gây chen chúc các răng trước.
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Các trường hợp có chỉ định nhổ răng khôn là răng mọc lệch hoặc ngầm đã gây biến chứng: đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng... Răng mọc lệch ra khỏi cung răng, không tham gia vào việc nhai, gây trở ngại cho vệ sinh răng miệng. Nhổ răng theo yêu cầu của chỉnh hình răng mặt, phục hình. Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia, việc nhổ dự phòng răng khôn hàm dưới mọc ngầm hoặc lệch giúp tránh những tai biến đau nhức về sau và công việc hậu phẫu trở nên đơn giản hơn.
Trong 24 giờ sau khi nhổ răng khôn, chảy máu có thể xuất hiện vài giờ đầu. Sưng cũng có thể xuất hiện ở vùng nhổ răng với mức độ tuỳ thuộc độ khó của răng nhổ và cơ địa bệnh nhân. Khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ có phản ứng đau, cường độ đau tuỳ thuộc cơ địa mỗi người.
Theo BS.CK1 Hồng Quốc Khanh
PGĐ BV Răng hàm mặt TPHCM
Sài Gòn tiếp thị
Làm gì khi răng mọc chen chúc? Răng chen chúc làm cho bạn khó ăn nhai và không tự tin khi cười. May mắn là với những tiến bộ của ngành chỉnh nha (niềng răng), việc điều trị ít khi phải nhổ răng, thời gian điều trị rút ngắn chỉ khoảng 12-18 tháng mà kết quả thì cải thiện đáng kể. Thủ phạm Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến...