Lộ nhiều sai phạm tại sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên
Trong khi Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo làm rõ việc bổ nhiệm “thừa” cán bộ tại sở NN&PTNT Thái Nguyên thì kết luận của Thanh tra tỉnh này cũng chỉ ra nhiều sai phạm ở sở LĐ-TB&XH
Bất hợp lý trong hợp đồng lao động tại Sở và các đơn vị trực thuộc
Kết luận Thanh tra số 716/KL-TTR ngày 26/12/2016 của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên đã chỉ ra những tồn tại, sai phạm ở nhiều lĩnh vực của sở Lao động, Thương binh và Xã hội như: Lĩnh vực dạy nghề; công tác đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí; công tác bổ nhiệm và điều động viên chức làm việc tại Sở…
Cụ thể, Thanh tra tỉnh Thái Nguyên qua kiểm tra phát hiện 3/8 hợp đồng xác định thời hạn do sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên ký hoặc phê duyệt cùng một người lao động đã ký quá 02 lần liên tiếp kể từ ngày ký hợp đồng đầu tiên; Có 5/7 hợp đồng thời vụ (dưới 12 tháng) do thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở ký liên tiếp cùng một người lao động để làm một công việc mang tính chất thường xuyên, liên tục.
Hai hợp đồng không xác định thời hạn do sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên ký với người lao động từ năm 2014 là ông Phạm Hoàng Giang và bà Vũ Thu Huyền theo nhu cầu công việc tại phòng Bảo hiểm thất nghiệp thuộc trung tâm Dịch vụ việc làm. Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng, người lao động lại được phân công làm việc khác tại sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên và trung tâm Dịch vụ việc làm (ông Phạm Hoàng Giang được điều về Sở, còn bà Vũ Thu Huyền được phân công làm văn thư phòng).
Kết luận Thanh tra số 716/KL-TTR ngày 26/12/2016 của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên đã chỉ ra những tồn tại, sai phạm ở nhiều lĩnh vực của sở LĐ-TB&XH tỉnh này.
Video đang HOT
Theo đó, việc phân công người lao động như vậy là trái với quy định tại khoản 1, 2, 3, Điều 22 về “loại hợp đồng lao động” và Điều 31 về “chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động” của bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012.
Viên chức chưa đủ điều kiện đã được điều động làm việc tại Sở
Chưa dừng lại ở đó, tại thời điểm kiểm tra, sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên có tới 7 trường hợp là viên chức được điều động tăng cường từ các đơn vị trực thuộc về làm việc tại các phòng thuộc Sở ngay khi có quyết định tiếp nhận và quyết định trúng tuyển tại đơn vị có nhu cầu tuyển dụng.
Trong đó, có 2 trường hợp chuyển từ nơi khác về cho 2 đơn vị trực thuộc Sở do còn thiếu biên chế; có 5 trường hợp qua xét tuyển viên chức của các đơn vị trực thuộc có nhu cầu cần tuyển. Việc Sở điều động các viên chức nêu trên là không có lý do, căn cứ phù hợp với quy định; mặt khác các viên chức này chưa được chuyển ngạch từ viên chức sang công chức theo quy định tại khoản 1, 2, Điều 42, Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ.
Cụ thể, đó là trường hợp bà Trần Thị Thu Dương ngày 23/8/2010 nhận quyết định vào làm việc tại trung tâm Điều dưỡng người có công, thì ngày 1/9/2010 được chuyển về văn phòng Sở. Bà Bùi Thị Dung ngày 7/9/2011 vào làm tại trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tâm thần kinh thì cũng ngay sau đó được điều về làm việc tại phòng Người có công. Ông Nguyễn Ngọc Hưng ngày 17/5/2012 vào làm tại trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tâm thần kinh thì ngày 1/6/2012 có quyết định mới về làm việc tại văn phòng Sở.
Không những thế, khi điều động viên chức, sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên cũng không báo cáo sở Nội vụ theo quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước tại Khoản 3, Điều 4, Quyết định số 3683/2000/QĐ-UBND ngày 09/11/2000 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Bên cạnh đó, còn một số sai phạm khác tại sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên được Thanh tra tỉnh Thái Nguyên chỉ rõ.
BBT sẽ tiếp tục thông tin.
(Theo Pháp Luật)
Phát hiện hàng nghìn hồ sơ giả mạo để hưởng chính sách
Theo Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Bộ đã kiến nghị các cơ quan chức năng, đồng thời yêu cầu ban hành các quyết định để đình chỉ chế độ ưu đãi đối với những trường hợp giả mạo hồ sơ người có công, buộc hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước số tiền hưởng sai quy định là 130 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, đại biểu Quốc hội Trương Thị Yến Linh (Cà Mau) đã hỏi quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề khai man hồ sơ giả để hưởng chính sách với người có công, biện pháp xử lý vấn đề này thế nào.
Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH khẳng định việc khai man hồ sơ, chạy trọt, thậm chí bỏ tiền ra lo lót để hưởng chính sách người có công là có. Ông cho biết, qua rà soát hơn 2 triệu người có công, thấy có 0,09% trong số đó là người hưởng không đúng chính sách.
Bộ LĐTB&XH đã phối hợp với Bộ Quốc phòng đã tiến hành thanh tra xong ở 5 quân khu của Quân đội, 29 địa phương, nơi đang có đơn thư, có nhiều ý kiến có tình trạng giả mạo hồ sơ.
Theo Bộ trưởng, trong hơn 60 nghìn hồ sơ tại các đơn vị, địa phương đã được thanh tra phát hiện có 12 nghìn hồ sơ có sai sót, có trường hợp thương binh hạng 1 nhưng sửa đi lên hạng 2 thì xác định đó là hồ sơ sai sót, trường hợp đó không phải là hồ sơ giả. Có 1,8 nghìn hồ sơ là giả mạo.
"Hôm qua có nhiều đại biểu Quốc hội hỏi tôi là sao trong 60 nghìn hồ sơ có đến 12 nghìn hồ sơ giả, tôi xin khẳng định là không phải, chỉ có 1,8 nghìn hồ sơ không đảm bảo cơ sở pháp lý, không đủ điều kiện để hưởng chính sách ưu đãi, tôi xin báo cáo đầy đủ Quốc hội như vậy" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.
Theo ông, Bộ đã kiến nghị các cơ quan chức năng, đồng thời yêu cầu ban hành các quyết định đình chỉ chế độ ưu đãi buộc hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước số tiền hưởng sai quy định là 130 tỷ đồng. Qua đó, giảm chi cho ngân sách nhà nước hàng năm trên 37 tỷ đồng, bao gồm các nội dung chi sai, chi trùng, cấp sai. Đã xuất toán, thu hồi vào ngân sách nhà nước trong năm 2016 số tiền 13 tỷ đồng.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lý giải, qua công tác thanh tra thấy có 3 loại đối tượng bị giả mạo nhiều để hưởng chế độ chính sách. Thứ nhất giả mạo trong việc xác nhận thương binh, nhất là từ lúc áp dụng cơ chế hai người xác nhận cho nhau; thứ hai là giả mạo hồ sơ chất độc hóa hóa để hưởng chính sách; thứ ba là giả mạo để hưởng chính sách thanh niên xung phong.
Nói về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng cho rằng, về nguyên tắc phải đặt ra vấn đề bám vào các quyết định của Đảng và Nhà nước để làm đúng chính sách.
"Phải đặt vấn đề công khai, minh bạch, lấy nhân dân, lấy Chi bộ Đảng để làm từ cơ sở trở lên, coi trọng các đồng chí lão thành cách mạng là những người hoạt động cùng thời kỳ người xin xác nhận. Đặc biệt là sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc, của các Đoàn đại biểu Quốc hội" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Danviet
Hàng chục khách chơi dương tính với ma tuý ở vũ trường vừa bị rút phép V18 Club bị rút giấy phép hoạt động vũ trường hôm 31/3/2017. Đến ngày 4/4, nơi đây được cấp phép lại là hoạt động quán Bar nhưng cả tuần nay vẫn hoạt động như vũ trường. Rạng sáng ngày 8/4, lực lượng chức năng bất ngờ kiểm tra địa điểm này và phát hiện hàng trăm khách đang nhảy nhót, múa cột. Cụ...