Lộ nguyên nhân thật Mỹ không dám công bố ảnh xác BinLaden
Lính đặc nhiệm Mỹ khi đó đã thay nhau nhả đạn vào cơ thể Bin Laden.
Đây chính là lý do mà Nhà Trắng không cho phép công bố bất cứ bức ảnh nào ghi lại hình ảnh thi thể tên trùm khủng bố khét tiếng này.
Trùm khủng bố Bin Laden. Ảnh: Getty.
Matt Bissonnette, một trong những người tham gia vào đội 6 của đặc nhiệm SEAL (Mỹ) đã tiết lộ phần nào lý do của việc này trong cuốn sách “No Easy Day”. Cuốn sách này có đoạn: “Trong cơn đau đớn khi chết, cơ thể Bin Laden vẫn rung và nảy lên.”
Bissonnette viết: “Một chiến đấu viên khác và tôi cùng chỉnh tia laser lên ngực hắn rồi bắn vài phát đạn. Các viên đạn xuyên vào cơ thể y, làm y ngã vật xuống đất rồi bất động”.
Tuy nhiên đây chỉ là cách nói rất lịch sự. Trên thực tế, các lính đặc nhiệm Mỹ khi đó đã thay nhau nhả đạn vào cơ thể Bin Laden. Theo ước tính khiêm nhường nhất, thi thể trùm khủng bố Bin Laden lãnh hơn 100 viên đạn.
Vậy tại sao, Chính phủ Mỹ lại e ngại việc công bố hình ảnh thi thể trùm khủng bố Bin Laden bị bắt nát?
Theo pháp luật nước này, người lính được toàn quyền bắn vào mục tiêu cho tới khi đảm bảo rằng đối phương đã bị hạ gục và không còn nguy hiểm nữa.
Nhưng những gì xảy ra với Bin Laden là hết sức quá đà. Mức độ thái quá cho thấy mục đích không chỉ là bảo đảm Bin Laden đã chết hẳn, mà còn là cho vui.
Một số đơn vị đặc nhiệm Mỹ có xu hướng sa đà vào các hành vi thái quá như này, nhiều khi tới mức phạm tội hình sự. Xu hướng này càng ngày càng tệ hại hơn do không được kiểm tra giám sát.
Vì thế, người ta lo ngại, nếu chính quyền Obama công bố hình ảnh thi thể Bin Laden thì cả thế giới sẽ được thấy những bức ảnh thi thể lỗ chỗ vết đạn – điều này có thể tạo ra một vụ scandal quốc tế và kéo theo các cuộc điều tra về các chiến dịch đặc nhiệm khác của Mỹ.
Osama bin Laden là một người theo đạo Hồi chính thống và thành lập tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda. Giới chức Mỹ cáo buộc y đứng sau vụ khủng bố vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại New York và trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 11/9/2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Kể từ sau vụ việc, bin Laden đứng đầu danh sách 10 nhân vật bị Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) truy lùng trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Chính phủ Mỹ đã trải qua một chiến dịch truy lùng trùm khủng bố này vô cùng vất vả và kéo dài cả thập kỷ. Bin Laden được cho là ẩn náu tại khu vực các bộ tộc hẻo lánh, nằm giữa biên giới hiểm trở Afghanistan và Pakistan và lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã không ít lần bắt hụt.
Hang ổ cuối cùng của bin Laden thực tế là nằm ngay ngoại ô thị trấn Abbottabad phía tây bắc Pakistan, cách thủ đô Islamabad chỉ 100 km.
Toàn bộ khu trú ẩn của bin Laden rộng khoảng 3.000 mét vuông trị giá ước tính một triệu USD nhưng không có đường dây điện thoại hay Internet kết nối với bên ngoài. Bao quanh nó là một hàng rào kiên cố cao 4,5 mét có dây thép gai giăng bên trên và gắn nhiều camera theo dõi. Bên cạnh đó là hệ thống an ninh chặt chẽ với hai chiếc cổng gác và các công trình xây dựng được bố trí như một tổ hợp pháo đài có chủ ý phòng thủ từ bên trong. Trung tâm của khu phức hợp này là tòa nhà 3 tầng khá rộng, nhưng có rất ít cửa sổ và cũng được bao bọc bằng một bức tường nữa cao hơn 2 mét
Ngày 29/4/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh thực hiện vụ tấn công vào tòa nhà và tiêu diệt trùm al-Qaeda mà không thông báo cho chính phủ Pakistan.
Không lâu sau, họ tìm thấy bin Laden trên tầng ba. Theo những thông báo được đưa ra sau chiến dịch tiêu diệt lúc đó y cầm một khẩu súng tự động và bắn về phía họ. Sau khi bắn một viên đạn vào phía trên mắt trái và thổi bay một phần sọ của y, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã bồi thêm một viên nữa vào ngực nhằm đảm bảo trùm al-Qaeda đã chết. Ba kẻ thân tín và người vợ trẻ nhất của bin Laden cũng bị tiêu diệt.
Chỉ khoảng 40 phút sau khi bắt đầu cuộc tấn công, lực lượng Mỹ leo lên trực thăng và rời khỏi ngôi nhà. Họ mang theo mọi tài liệu tình báo tìm thấy cùng với thi thể bin Laden.
Đó là tất cả những thông tin về tên trùm khủng bố được tiết lộ với giới truyền thông. Dù có rất nhiều tranh cãi đòi công bố những hình ảnh để chứng minh Bin Laden thật sự đã bị tiêu diệt, tuy nhiên câu trả lời là sự tảng lờ của giới chức nước này.
Thái An (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Khám phá kinh ngạc tên lửa SA-3 Việt Nam nhận năm 1972
Tên lửa phòng không SA-3 mà Việt Nam nhận từ Liên Xô năm 1972 trang bị bệ phóng khác hoàn toàn với loại SA-3 quân đội ta sử dụng hiện nay.
Hiện nay, ở Bảo tàng Phòng không - Không quân (Hà Nội) đang trưng bày một trong những bộ tên lửa phòng không SA-3 mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam năm 1972 phục vụ việc đánh "pháo đài bay" B-52 của Mỹ (tuy nhiên khí tài đã không kịp chiến đấu). Có một điều kì lạ ở bộ khí tài này là bệ phóng tên lửa SA-3 có những sự khác biệt rõ rệt với bệ phóng tên lửa SA-3 mà quân đội ta đang sử dụng hiện nay.
Sự khác biệt thể hiện rõ nhất là bệ phóng lắp các đạn của tổ hợp tên lửa SA-3. Cụ thể, SA-3 hiện nay quân đội ta sử dụng thiết kế bệ phóng có đến 4 rãnh lắp đạn...
...trong khi đó, bệ phóng SA-3 ta nhận được năm 1972 lại chỉ có hai rãnh lắp đạn. Thực ra, tên lửa SA-3 mà ta nhận được từ Liên Xô năm 1972 thuộc thế hệ đầu tiên của họ tên lửa này - tên chính xác "cha đẻ" Almaz đặt cho nó là S-125 Neva (NATO định danh là SA-3 Goa). Trong khi loại hiện nay quân đội ta đang sử dụng là S-125 Pechora cải tiến nhiều thành phần gồm cả bệ phóng.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Neva sử dụng bệ phóng 5P71 chỉ có hai rãnh lắp đạn tên lửa 5V24 (hoặc gọi là V600) hoặc 5V27 (hoặc V601). Đạn 5V24 và 5V27 cơ bản là giống nhau về ngoại hình, chỉ khác biệt chút ít về kích thước. Ảnh: Bộ đội ta đang bảo dưỡng đạn tên lửa S-125 Neva.
Đạn 5V24 dài 5,88m còn 5V27 dài 5,94m, trọng lượng của 5V24 là 923kg còn 5V27 là 980kg. Đầu của hai loại đạn này đặt ngòi nổ vô tuyến cận tiếp xúc 5E15 Proliv (5V24) và 5E18 (5V27). Về phần chiến đấu, đạn 5V24 trang bị đầu nổ 5B15 chứa 33kg thuốc nổ cùng 3.560-3.570 mảnh đạn nhỏ sơ tốc cao. Còn 5V27 trang bị đầu đạn 5P18 chứa 72kg TNT với 4.500 mảnh đạn nhỏ.
Cả hai loại đạn tên lửa đều trang bị hai tầng động cơ gồm động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn (cháy trong 2-4 giây) và động cơ nhiên liệu lỏng cho hành trình bay (14-20 giây).
Đạn tên lửa 5V24 đạt tầm bắn 15km, độ cao bắn hạ mục tiêu 10.000m, sơ tốc 600m/s trong khi 5V27 đạt tầm bắn 22km, độ cao bắn hạ mục tiêu 14.000m, sơ tốc 730m/s. Tên lửa đều được dẫn đường theo kiểu tín hiệu vô tuyến. Ảnh: Tên lửa S-125 Neva của Trung đoàn 281 rời bệ phóng trong đợt thao diễn bắn đạn thật phía Nam, tháng 12/1979.
So với SA-2 hay S-75 Dvina mà quân đội ta sử dụng năm 1972, tên lửa SA-3 có khả năng cơ động cao, tốc độ bắn rất nhanh, tấn công hiệu quả các mục tiêu bay thấp. Đặc biệt, nó có khả năng chống lại hệ thống gây nhiễu điện tử so với SA-2. Chính vì vậy, nếu như quân đội ta nhận được sớm SA-3 và triển khai kịp thời thì có lẽ số B-52 Mỹ rơi đã nhiều hơn con số 34. Ảnh: Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ đơn vị tên lửa S-125 Neva.
Ảnh: Thủ tướng Phạm Văn Đồng chúc tết, căn dặn cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn tên lửa 236 Sông Đà được trang bị tên lửa S-125 Neva, ngày 5/2/1981 (Mồng 1 Tết Tân Dậu).
Đại tướng Văn Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thăm Tiểu đoàn 183, Trung đoàn 281, Sư 369 ngày 1/2/1985. Đằng xa là đài điều khiển hỏa lực SNR-125 của tổ hợp S-125 Neva.
Đài SNR-125 công suất phát 250kW có nhiệm vụ theo dõi, điều khiển hỏa lực và radar dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu. Tầm theo dõi mục tiêu từ 40-80km tùy chế độ.
Đoàn đại biểu Thủ đô Hà Nội thăm trận địa tên lửa Neva thuộc Trung đoàn 236, năm 1979.
Xe chở đạn kiêm tiếp đạn PR-14A đang cơ động vượt địa hình hiểm trở triển khai trận địa tên lửa Neva bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 6/1980.
Tên lửa S-125 Neva/SA-3 đã góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc nửa sau những năm 1970 rồi tới những năm 1980.
VietBao.vn (Theo_Kiến Thức>>>)
Việt Nam sản xuất đạn chuẩn NATO để làm gì? Nhà máy Z113 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã sản xuất thành công đạn 7,62 x 51mm M80 theo chuẩn NATO để trang bị cho dàn súng M14, M60 và MAG58. Để sản xuất thành công đạn 7,62 x 51 mm M80, Nhà máy Z113 đã gặp rất nhiều khó khăn do loại đạn này chưa được sản xuất ở nước ta....