Lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân chưa ảnh hưởng tới sự an toàn của dân
“Tôi khẳng định trong lịch sử hơn 60 năm vận hành và sử dụng lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân, chưa hề xảy ra một sự cố hạt nhân nghiêm trọng nào đối với con người và môi trường” – TS. Trần Trí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam nói.
Thứ trưởng Phạm Công Tạc chủ trì buổi họp báo.
Tại buổi họp báo thường kỳ quý II.2017 do Bộ Khoa học & Công nghệ (KHCN) tổ chức, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc, một vấn đề nổi bật là lộ trình, quy mô của dự án xây dựng Trung tâm Khoa học & Công nghệ hạt nhân tại tỉnh Đồng Nai.
Trong dự án này, vấn đề được dư luận và báo chí quan tâm chính là việc lựa chọn vị trí để xây dựng trung tâm hạt nhân và nguy cơ mất an toàn từ những lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân được đặt gần khu vực dân cư.
Liên quan tới vấn đề này, TS. Trần Trí Thành – Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ KHCN) cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Liên bang Nga, phía Bộ KHCN đã ký với tập đoàn Rosatom của Nga một biên bản về kế hoạch triển khai dự án Trung tâm Khoa học & Công nghệ hạt nhân. Đây là một biên bản giữa hai bên, khẳng định sẽ hợp tác với nhau để triển khai dự án Trung tâm Khoa học & Công nghệ hạt nhân.
Cũng theo TS. Trần Trí Thành, trước đây, Trung tâm Khoa học & Công nghệ hạt nhân là một dự án đi kèm với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Song việc hai bên ký biên bản vừa rồi đã khẳng định lại, dự án xây dựng Trung tâm Khoa học & Công nghệ hạt nhân là một dự án độc lập, không phụ thuộc vào dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Dự án xây dựng trung tâm nhằm phát triển ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ của đất nước. Hiện tại, Hội đồng thẩm định liên ngành của Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang tiến hành thẩm định báo cáo tiền khả thi của dự án. Sau từ 1 tới 2 tuần tới sẽ có kết quả. Lúc đó, Hội đồng thẩm định liên ngành sẽ gửi báo cáo lên Chính phủ, rồi Thủ tướng Chính phủ mới đưa ra quyết định về dự án này.
Video đang HOT
Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động hơn 50 năm, sẽ dừng hoạt động trong thời gian tới.
Về mức độ an toàn của những lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân, ông Thành nói: “Hiện tại, mới có 2 địa phương đồng ý với một số địa điểm xây dựng do Bộ đề xuất là tỉnh Lâm Đồng (đề xuất xây dựng trung tâm hạt nhân tại xã Đạ Nhim, cách Đà Lạt 40 km) và tỉnh Đồng Nai (đề xuất xây dựng trung tâm hạt nhân tại xã Suối Tre và Hàng Gòn của thị xã Long Khánh).
Công nghệ để xây dựng nhà máy và sản xuất điện đã được chuẩn hóa. Vấn đề ở đây là lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân, lò của chúng ta sau khi xây dựng xong sẽ triển khai được những ứng dụng gì? Quan trọng hơn, chúng ta phải xây dựng, kết cấu ra sao để 50 năm nữa, vẫn có thể sử dụng lò hạt nhân hiệu quả.
Ngoài ra, là nguy cơ về động đất. Nếu xây dựng ở địa điểm có nguy cơ động đất cao, cần thiết kế những lò hạt nhân chắc chắn để đảm bảo an toàn.
Mặc dù công chúng vẫn lo ngại về sự an toàn của lò phản ứng hạt nhân nhưng tôi khẳng định trong lịch sử hơn 60 năm vận hành và sử dụng lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân, chưa hề xảy ra một sự cố hạt nhân nghiêm trọng nào đối với con người và môi trường”.
Bộ KHCN khẳng định lò phản ứng hạt nhân không ảnh hưởng tới sự an toàn của người dân.
Thứ trưởng Phạm Công Tạc bổ sung thêm thông tin: “Khi có dự án xây lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân, rất nhiều người đã hỏi chúng tôi rằng lò phản ứng phạt nhân có an toàn không?. Tôi đã trả lời rằng, ngày trước, khi còn học ở nước ngoài, tôi ở trong ký túc xá của trường đại học mà nhìn xuống sân là lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân. Các phòng học, phòng thí nghiệm của trường cũng nằm xung quanh lò nghiên cứu hạt nhân đó.
Không chỉ vậy, nhiều lò nghiên cứu còn được đặt trong khuôn viên của trường đại học hoặc viện nghiên cứu, giữa các thành phố và trung tâm ở nhiều nước trên thế giới”.
Theo danviet
Các bang của Mỹ "ráo riết" chuẩn bị phương án đối phó Triều Tiên
Hai bang Alaska và Hawaii của Mỹ đang tích cực chuẩn bị kế hoạch phòng thủ để bảo vệ các công dân của mình trước một cuộc tấn công hạt nhân từ Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm 4/7.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên rời bệ phóng trong vụ phóng thử ngày 4/7 (Ảnh: AFP)
Triều Tiên ngày 4/7 tuyên bố đã phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lần đầu tiên. Bình Nhưỡng cho biết tên lửa Hwasong-14 của nước này đã bay được chặng đường 933 km, cao 2.802 km và rơi trúng mục tiêu giả định tại vùng biển Nhật Bản.
Sau khi quan sát đường bay của tên lửa Triều Tiên, một số chuyên gia nhận định đây là tên lửa đạn đạo liên lục địa và có khả năng vươn tới khu vực Alaska hoặc Hawaii của Mỹ.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis xác nhận tầm bắn thực tế của tên lửa Triều Tiên có thể đạt hơn 5.500 km. Điều này có nghĩa là Alaska của Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên. Trong khi đó, Giáo sư, nhà khoa học Mỹ Bruce Bechtol cũng đồng tình với quan điểm này, cho rằng tên lửa Triều Tiên có thể "tấn công toàn bộ khu vực Alaska".
Theo Express, thực tế trên đã khiến giới chức tại hai bang Alaska và Hawaii nhanh chóng lên kế hoạch đối phó với kịch bản tấn công từ tên lửa Triều Tiên.
Nhận định về sự cấp thiết của kế hoạch đối phó với Triều Tiên, Thượng nghị sĩ Dan Sullivan cho biết: "Hôm nay, người Alaska nhận được thông tin đáng lo ngại rằng Triều Tiên đã thử nghiệm một tên lửa mà một số chuyên gia cho là có thể vươn tới Alaska trong tương lai gần. Hơn bao giờ hết, người dân ở Alaska cũng như trên toàn nước Mỹ bắt buộc phải có phương án chuẩn bị".
Phương án đối phó với tên lửa Triều Tiên
Trước đó, một dự luật đã được đưa ra hồi tháng 5 với mục đích tăng cường cả về chất lượng và số lượng của hệ thống phòng thủ tên lửa nội địa Mỹ, từ đó đối phó hiệu quả với chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Theo Thượng nghị sĩ Brian Schatz, dự luật này sẽ giúp cải thiện năng lực của Mỹ trong việc bảo vệ Hawaii, Alaska và lục địa Mỹ trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Lầu Năm Góc đang triển khai tổng cộng 36 hệ thống đánh chặn tên lửa tại các căn cứ quân sự ở Alaska và California. Dự kiến con số này sẽ tăng lên 44 hệ thống vào cuối năm nay.
Như vậy, nếu dự luật trên được thông qua, sẽ có 28 hệ thống đánh chặn tên lửa từ mặt đất được bổ sung thêm, trong đó có 14 hệ thống được đặt ở Alaska.
Theo Thượng nghị sĩ Sullivan, Mỹ cần nhanh chóng chuẩn bị phương án đối phó với Triều Tiên vì tốc độ phát triển tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng đang ngày càng được đẩy mạnh.
"Tôi đã nói từ nhiều tháng trước rằng, vấn đề bây giờ không còn là "liệu" ông Kim Jong-un có thể tấn công các thành phố của Mỹ bằng một quả tên lửa hạt nhân hay không, mà là "khi nào" ông ấy làm vậy", ông Sullivan cho biết.
Trong khi đó, một quan chức khác của bang Hawaii nhấn mạnh rằng kế hoạch đối phó với các cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ từ Triều Tiên là vô cùng "cấp thiết và quan trọng" đối với sự sống còn của 1,4 triệu người dân và du khách đang sống tại khu vực này.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Tên lửa Hwasong-12 Triều Tiên đủ sức hủy diệt lãnh thổ Mỹ? Giới chuyên gia nhận định tên lửa Hwasong-12 Triều Tiên phóng thử hồi tháng 5 đã có thể vươn đến lãnh thổ Mỹ ở Alaska. Việc tên lửa có thể mang đầu đạt nhân Triều Tiên bắn được tới Alaska là thông tin đáng lo ngại đối với Mỹ. Theo Daily Star, trong vụ phóng thử hồi tháng 5, tên lửa Hwasong-12 bay...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Danh tính 4 người tử vong vụ lật xe khách ở Tam Đảo

Thay đổi bất ngờ ở Vạn Hạnh Mall sau vụ thanh niên rơi từ tầng 7 xuống tử vong

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo

Công an thông tin nguyên nhân vụ lật xe khách 3 người chết ở Tam Đảo

Hiện trường vụ lật xe khách khiến 3 người tử vong ở Tam Đảo

'Đinh tặc' lại lộng hành trên cầu Vĩnh Tuy?

Lật xe khách 35 chỗ ở Tam Đảo, 3 người tử vong, 14 người nhập viện cấp cứu

Kiến nghị đánh sập 9 hầm khai thác vàng như địa đạo giữa rừng phòng hộ

Một học sinh ở huyện Ba Tơ bị điện giật tử vong khi tham gia hội diễn văn nghệ
Có thể bạn quan tâm

Lê Phương, người thân đưa tro cốt diễn viên Quý Bình về với biển Cần Giờ
Sao việt
23:13:45 26/04/2025
'28 years later': Màn tái xuất đầy hứa hẹn của thương hiệu phim xác sống kinh điển
Phim âu mỹ
23:09:15 26/04/2025
'Lật mặt 8' bị chê kịch bản cũ, Lý Hải nói 'phải xem phim mới biết'
Hậu trường phim
23:05:30 26/04/2025
10 mỹ nhân "má hồng thơ ngây" đỉnh nhất Hàn Quốc: Càng ngày càng đẹp, visual chuẩn "búp bê sống"
Sao châu á
22:43:04 26/04/2025
Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"
Tv show
22:40:28 26/04/2025
Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Pháp luật
22:21:54 26/04/2025
Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU
Thế giới
21:49:22 26/04/2025
Tố My: Không đặt nặng chuyện giữ tên tuổi, chỉ muốn làm nghề tử tế
Nhạc việt
21:17:12 26/04/2025
Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump
Thế giới số
20:47:10 26/04/2025
Hé lộ những trang bị 'siêu khủng' cho iPhone 17 Air sắp ra mắt
Đồ 2-tek
20:39:53 26/04/2025